Trong tỷ lệ lạm phát 11,75% năm 2010 của Việt Nam, yếu tố tiền tệ đóng góp tới 4,65% và các yếu tố khác góp 7,1%.
Thông tin này được Tổng cục Thống kê công bố trong buổi họp báo ngày 31/12 tại Hà Nội. Đáng chú ý, trước đó, trong Phiên điều trần do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức sáng 25/12, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu khẳng định lạm phát cao không phải do yếu tố quản lý tiền tệ.
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Đỗ Thức, gốc rễ của lạm phát vẫn là quan hệ tiền và hàng. Dãy số liệu thống kê từ năm 2007 đến nay cho thấy tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán lớn hơn rất nhiều tăng trưởng GDP trong nền kinh tế Việt Nam và khoảng cách này đang có xu hướng dãn rộng thêm.
Đồng quan điểm này, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cũng cho rằng năm 2010, dòng ngoại tệ (đầu tư trực tiếp nước ngoài, kiều hối, đầu tư gián tiếp nước ngoài) đổ vào Việt Nam lớn đã gây sức ép mạnh mẽ buộc Ngân hàng Nhà nước phải mua ngoại tệ vào để đảm bảo tỷ giá USD/VND. Vì vậy, cung tiền ra nền kinh tế cũng tăng lên tương ứng.
Thêm vào đó, tăng trưởng bình quân tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong thời kỳ 2006-2010 là 13,3%; trong khi tăng trưởng GDP bình quân tương ứng chỉ là 7,01%. Với tăng trưởng dựa trên số lượng như giai đoạn vừa qua, sức ép lạm phát lên nền kinh tế là khó tránh khỏi.
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2011, nền kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi nên sản xuất sẽ tăng lên; giá nguyên nhiên vật liệu cũng tăng. Trong khi Việt Nam là nước phải nhập khẩu tới trên 80% nguyên nhiên vật liệu để sản xuất ra hàng hóa, việc tăng giá nguyên nhiên vật liệu trên thế giới chắc chắn sẽ tác động mạnh mẽ đến việc tăng giá tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, áp lực cung tiền ra nền kinh tế rất lớn trong năm 2010 có tác động trễ (ít nhất là trong quý 1/2011) cũng sẽ gây áp lực tăng giá. Ngoài ra, việc mất cân đối “tiền hàng” tiềm ẩn trong nhiều năm cũng là yếu tố bất lợi cho việc kiểm soát tăng giá tiêu dùng.
Năm 2010, tổng sản phẩm trong nước GDP đạt 1.980.914 tỷ đồng, tăng 6,78% so với năm 2009. Trong khi đó, lạm phát cả năm ở mức 11,75%./.
Thông tin này được Tổng cục Thống kê công bố trong buổi họp báo ngày 31/12 tại Hà Nội. Đáng chú ý, trước đó, trong Phiên điều trần do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức sáng 25/12, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu khẳng định lạm phát cao không phải do yếu tố quản lý tiền tệ.
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Đỗ Thức, gốc rễ của lạm phát vẫn là quan hệ tiền và hàng. Dãy số liệu thống kê từ năm 2007 đến nay cho thấy tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán lớn hơn rất nhiều tăng trưởng GDP trong nền kinh tế Việt Nam và khoảng cách này đang có xu hướng dãn rộng thêm.
Đồng quan điểm này, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cũng cho rằng năm 2010, dòng ngoại tệ (đầu tư trực tiếp nước ngoài, kiều hối, đầu tư gián tiếp nước ngoài) đổ vào Việt Nam lớn đã gây sức ép mạnh mẽ buộc Ngân hàng Nhà nước phải mua ngoại tệ vào để đảm bảo tỷ giá USD/VND. Vì vậy, cung tiền ra nền kinh tế cũng tăng lên tương ứng.
Thêm vào đó, tăng trưởng bình quân tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong thời kỳ 2006-2010 là 13,3%; trong khi tăng trưởng GDP bình quân tương ứng chỉ là 7,01%. Với tăng trưởng dựa trên số lượng như giai đoạn vừa qua, sức ép lạm phát lên nền kinh tế là khó tránh khỏi.
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2011, nền kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi nên sản xuất sẽ tăng lên; giá nguyên nhiên vật liệu cũng tăng. Trong khi Việt Nam là nước phải nhập khẩu tới trên 80% nguyên nhiên vật liệu để sản xuất ra hàng hóa, việc tăng giá nguyên nhiên vật liệu trên thế giới chắc chắn sẽ tác động mạnh mẽ đến việc tăng giá tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, áp lực cung tiền ra nền kinh tế rất lớn trong năm 2010 có tác động trễ (ít nhất là trong quý 1/2011) cũng sẽ gây áp lực tăng giá. Ngoài ra, việc mất cân đối “tiền hàng” tiềm ẩn trong nhiều năm cũng là yếu tố bất lợi cho việc kiểm soát tăng giá tiêu dùng.
Năm 2010, tổng sản phẩm trong nước GDP đạt 1.980.914 tỷ đồng, tăng 6,78% so với năm 2009. Trong khi đó, lạm phát cả năm ở mức 11,75%./.
Kim Anh-Thu Hằng (TTXVN/Vietnam+)