Cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) đã quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với đối tượng đánh đập phóng viên Trần Thế Dũng (báo Người Lao động). Điều này đã gây nhiều bức xúc từ dư luận khi cho rằng cơ quan công an đã không xem xét đến nhiều góc cạnh của vụ án. Anh Dũng cho hay, sẽ khiếu nại đến cùng để đòi công lý.
HTML clipboard Chiều 26/3, ông Nguyễn Quang Thống, Ủy viên Thường vụ, Thường trực, Trưởng Ban Kiểm tra Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định với báo Người Lao Động rằng cùng với báo giới, Hội Nhà báo Việt Nam bày tỏ sự bất bình, phẫn nộ trước vụ hành hung có tổ chức đối với nhà báo Trần Thế Dũng và sẽ theo đuổi đến cùng sự việc.
Nhận lỗi cho cả… hội
Như Vietnam+ đã đưa tin, ngày 6/1, phóng viên Trần Thế Dũng đã bị một nhóm côn đồ hành hung dã man. Sau đó, chúng còn bạo gan chở anh đến thẳng tới trụ sở công an thị trấn Đồng Đăng với lời thách đố “xem mày làm gì được tao!”
Sau hơn 2 tháng kể từ khi bị hành hung, ngày 25/3, anh Dũng nhận được bản thông báo kết quả điều tra của Công an huyện Cao Lộc (ký ngày 22/3) cho hay, đã làm rõ đối tượng Phan Bình An, sinh năm 1975 trú tại số 12, ngõ 13, đường Bắc Sơn (phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn) chính là người đánh anh Dũng.
Cũng theo bản thông báo này, đối tượng An chỉ bị xử lý vi phạm hành chính, chứ không bị khởi tố như nhiều người phỏng đoán.
Cầm trên tay thông báo kết quả điều tra của công an huyện Cao Lộc, anh Dũng không kìm nổi nỗi bức xúc. Tờ giấy thì nhẹ, mà anh như nặng trĩu cả bầu tâm sự: “Họ xử thế này thì công lý ở đâu?”
Anh Dũng cho hay, anh bị đánh bởi nhiều người. Hơn nữa, “trong buổi đối chất giữa tôi và Phan Bình An vào ngày 4/3 tại công an huyện Cao Lộc, chính An đã thừa nhận có nhiều người tham gia vụ tấn công.” Thế nhưng, theo thông báo của Công an Cao Lộc, chỉ có một mình Phan Bình An là người “chịu trận.”
Ngoài ra, anh Dũng và gia đình cảm thấy rất khó hiểu bởi khi anh bị hành hung là ngày 6/1, song đến ngày 8/2, Công an huyện Cao Lộc mới tiến hành đưa anh đi giám định thương tật tại Trung tâm Pháp y tỉnh Lạng Sơn. Kết luận của đơn vị này cho thấy, anh Dũng chỉ bị tổn hại 2% sức khỏe.
Anh Dũng đưa ra cho phóng viên Vietnam+ xem một văn bản trích sao bệnh án từ Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) ngày 8/1. Theo đó, anh Dũng được bác sĩ chẩn đoán chấn thương sọ não kín, tụ máu quanh hốc mắt 2 bên, tụ máu xung huyết 2 mắt. Ngoài ra, trên thân thể vẫn còn nhiều vết bầm tím, trầy xước…
Quyết đòi công lý
Trước thông báo của Cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Cao Lộc, anh Dũng cho biết, sẽ đấu tranh đến cùng. Hiện, anh đã làm đơn khiếu nại và sẽ gửi lên Công an huyện Cao Lộc, Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Cao Lộc để đòi công bằng cho mình.
“Nếu không nhận được câu trả lời thỏa đáng, tôi sẽ khiếu nại lên cấp cao hơn,” anh Dũng quả quyết.
Vụ việc của anh Dũng đã khiến dư luận rất quan tâm. Chưa biết Cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Cao Lộc làm như vậy là đúng hay sai, song điều này đã làm dấy lên luồng dư luận cho rằng, các nhà báo đã không được bảo vệ khi thực thi nhiệm vụ của mình.
Luật sư Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì dân cho hay, việc hành hung có tổ chức nhà báo đang tác nghiệp đã đủ yếu tố để khởi tố vụ án mà không cần phải xét đến tỷ lệ thương tật.
Ngoài ra, nhóm người tấn công anh Dũng đã lấy xe máy mà phóng viên này thuê. Sau đó, chiếc xe được Bộ đội Biên phòng tìm thấy sau sự việc hai ngày. Về điều này, Luật sư Phan Trung Hoài (Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, vụ án có dấu hiệu của hành vi “cướp tài sản.”
Hội Nhà báo: Sự việc đã quá rõ ràng
HTML clipboard Theo lời ông ông Nguyễn Quang Thống, Trưởng Ban Kiểm tra Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam, ngay sau khi nhà báo Trần Thế Dũng bị hành hung dã man, Hội Nhà báo Việt Nam đã có văn bản gửi Công an tỉnh Lạng Sơn, Công an huyện Cao Lộc đẩy nhanh việc xúc tiến điều tra vụ việc. Tuy nhiên, sau hơn 2 tháng rưỡi, Công an huyện Cao Lộc mới có kết quả điều tra là quá chậm trong khi đây là vụ hành hung có tổ chức, đánh đòn tập thể đối với nhà báo Trần Thế Dũng và sự việc đã quá rõ ràng.
"Vụ việc hành hung nhà báo Trần Thế Dũng trong khi đang tác nghiệp còn gây phẫn nộ trong dư luận cả nước," ông Thống nói. "Nhưng kết quả điều tra mà Công an Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn trả lời Báo Người lao động là hết sức phi lý. Quan điểm của Hội Nhà báo Việt Nam là đề nghị cơ quan chức năng thực hiện nghiêm minh, đúng sự thật. Hội Nhà báo Việt Nam sẽ tiếp tục có văn bản gửi cấp ủy, chính quyền và Công an tỉnh Lạng Sơn để làm đúng theo pháp luật.”
Ông Lê Quốc Trung, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cũng nhấn mạnh: “Sau khi nhận được văn bản kết quả điều tra của Công an huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, Hội Nhà báo Việt Nam sẽ có văn bản phản đối kết quả điều tra của Công an huyện.”
Đông đảo công luận chờ đợi những biện pháp răn đe mạnh từ vụ việc của phóng viên Trần Thế Dũng để làm gương cho những kẻ côn đồ. Bởi, nếu đánh người đến mức phải nhập viện, sau đó chỉ xử phạt hành chính thì có lẽ sẽ khó tránh khỏi việc ngày càng có nhiều du côn hơn nữa./.
Nhận lỗi cho cả… hội
Như Vietnam+ đã đưa tin, ngày 6/1, phóng viên Trần Thế Dũng đã bị một nhóm côn đồ hành hung dã man. Sau đó, chúng còn bạo gan chở anh đến thẳng tới trụ sở công an thị trấn Đồng Đăng với lời thách đố “xem mày làm gì được tao!”
Sau hơn 2 tháng kể từ khi bị hành hung, ngày 25/3, anh Dũng nhận được bản thông báo kết quả điều tra của Công an huyện Cao Lộc (ký ngày 22/3) cho hay, đã làm rõ đối tượng Phan Bình An, sinh năm 1975 trú tại số 12, ngõ 13, đường Bắc Sơn (phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn) chính là người đánh anh Dũng.
Cũng theo bản thông báo này, đối tượng An chỉ bị xử lý vi phạm hành chính, chứ không bị khởi tố như nhiều người phỏng đoán.
Cầm trên tay thông báo kết quả điều tra của công an huyện Cao Lộc, anh Dũng không kìm nổi nỗi bức xúc. Tờ giấy thì nhẹ, mà anh như nặng trĩu cả bầu tâm sự: “Họ xử thế này thì công lý ở đâu?”
Anh Dũng cho hay, anh bị đánh bởi nhiều người. Hơn nữa, “trong buổi đối chất giữa tôi và Phan Bình An vào ngày 4/3 tại công an huyện Cao Lộc, chính An đã thừa nhận có nhiều người tham gia vụ tấn công.” Thế nhưng, theo thông báo của Công an Cao Lộc, chỉ có một mình Phan Bình An là người “chịu trận.”
Ngoài ra, anh Dũng và gia đình cảm thấy rất khó hiểu bởi khi anh bị hành hung là ngày 6/1, song đến ngày 8/2, Công an huyện Cao Lộc mới tiến hành đưa anh đi giám định thương tật tại Trung tâm Pháp y tỉnh Lạng Sơn. Kết luận của đơn vị này cho thấy, anh Dũng chỉ bị tổn hại 2% sức khỏe.
Anh Dũng đưa ra cho phóng viên Vietnam+ xem một văn bản trích sao bệnh án từ Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) ngày 8/1. Theo đó, anh Dũng được bác sĩ chẩn đoán chấn thương sọ não kín, tụ máu quanh hốc mắt 2 bên, tụ máu xung huyết 2 mắt. Ngoài ra, trên thân thể vẫn còn nhiều vết bầm tím, trầy xước…
Quyết đòi công lý
Trước thông báo của Cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Cao Lộc, anh Dũng cho biết, sẽ đấu tranh đến cùng. Hiện, anh đã làm đơn khiếu nại và sẽ gửi lên Công an huyện Cao Lộc, Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Cao Lộc để đòi công bằng cho mình.
“Nếu không nhận được câu trả lời thỏa đáng, tôi sẽ khiếu nại lên cấp cao hơn,” anh Dũng quả quyết.
Vụ việc của anh Dũng đã khiến dư luận rất quan tâm. Chưa biết Cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Cao Lộc làm như vậy là đúng hay sai, song điều này đã làm dấy lên luồng dư luận cho rằng, các nhà báo đã không được bảo vệ khi thực thi nhiệm vụ của mình.
Luật sư Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì dân cho hay, việc hành hung có tổ chức nhà báo đang tác nghiệp đã đủ yếu tố để khởi tố vụ án mà không cần phải xét đến tỷ lệ thương tật.
Ngoài ra, nhóm người tấn công anh Dũng đã lấy xe máy mà phóng viên này thuê. Sau đó, chiếc xe được Bộ đội Biên phòng tìm thấy sau sự việc hai ngày. Về điều này, Luật sư Phan Trung Hoài (Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, vụ án có dấu hiệu của hành vi “cướp tài sản.”
Hội Nhà báo: Sự việc đã quá rõ ràng
"Vụ việc hành hung nhà báo Trần Thế Dũng trong khi đang tác nghiệp còn gây phẫn nộ trong dư luận cả nước," ông Thống nói. "Nhưng kết quả điều tra mà Công an Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn trả lời Báo Người lao động là hết sức phi lý. Quan điểm của Hội Nhà báo Việt Nam là đề nghị cơ quan chức năng thực hiện nghiêm minh, đúng sự thật. Hội Nhà báo Việt Nam sẽ tiếp tục có văn bản gửi cấp ủy, chính quyền và Công an tỉnh Lạng Sơn để làm đúng theo pháp luật.”
Ông Lê Quốc Trung, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cũng nhấn mạnh: “Sau khi nhận được văn bản kết quả điều tra của Công an huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, Hội Nhà báo Việt Nam sẽ có văn bản phản đối kết quả điều tra của Công an huyện.”
Đông đảo công luận chờ đợi những biện pháp răn đe mạnh từ vụ việc của phóng viên Trần Thế Dũng để làm gương cho những kẻ côn đồ. Bởi, nếu đánh người đến mức phải nhập viện, sau đó chỉ xử phạt hành chính thì có lẽ sẽ khó tránh khỏi việc ngày càng có nhiều du côn hơn nữa./.
Kỳ Dương (Vietnam+)