Trước thực trạng xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông trên đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương thời gian qua, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có văn bản số 5416/VPCP-KTN về việc hạn chế tai nạn giao thông trên tuyến cao tốc này.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị chức năng rà soát hệ thống biển báo hiệu đường bộ, điều chỉnh hợp lý.
Bộ Công an được yêu cầu tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát các phương tiện giao thông không bảo đảm an toàn kỹ thuật theo quy định tham gia trên đường cao tốc và có biện pháp xử lý, giải tỏa ách tắc giao thông khi xảy ra tai nạn.
Sau khi được thông xe, đưa vào khai thác tạm thời từ ngày 3/2/2010, đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương đã trở thành "điểm đen” với nhiều vụ tai nạn giao thông thảm khốc, là nỗi ám ảnh kinh hoàng cho những ai lưu thông qua đây.
Theo số liệu của Ban quản lý đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương, mỗi ngày có hơn 61.000 lượt ôtô lưu thông.
Từ ngày đưa vào khai thác, trên đoạn đường cao tốc này đã xảy ra 2.528 vụ nổ vỏ xe, 4.303 vụ xe chết máy trên đường, hơn 200 vụ xe lấn tuyến va chạm và 18 vụ tai nạn giao thông làm 20 người chết, 25 người bị thương.
Ngoài ra, có 165 vụ ôtô tự va vào dải phân cách, thanh chắn ở hai bên đường, làm hư hỏng đường trị giá 2,8 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, do tuyến đường đang khai thác tạm thời, nhiều đoạn đường tiếp tục bị lún, ổ gà, lái xe chạy thiếu quan sát hệ thống biển báo trên đường, mặt đường lại ma sát lớn, rất nhiều xe nổ lốp nên dễ gây tai nạn.
Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương là tuyến đường bộ cao tốc đầu tiên của Việt Nam dành cho xe cơ giới, xe chạy hai chiều riêng biệt, với tổng chiều dài toàn tuyến gần 60km, gồm 4 làn xe ôtô.
Điểm đầu tuyến cao tốc là nút giao Chợ Đệm, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh và điểm cuối tuyến là nút giao xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình này là 9.884 tỷ đồng./.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị chức năng rà soát hệ thống biển báo hiệu đường bộ, điều chỉnh hợp lý.
Bộ Công an được yêu cầu tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát các phương tiện giao thông không bảo đảm an toàn kỹ thuật theo quy định tham gia trên đường cao tốc và có biện pháp xử lý, giải tỏa ách tắc giao thông khi xảy ra tai nạn.
Sau khi được thông xe, đưa vào khai thác tạm thời từ ngày 3/2/2010, đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương đã trở thành "điểm đen” với nhiều vụ tai nạn giao thông thảm khốc, là nỗi ám ảnh kinh hoàng cho những ai lưu thông qua đây.
Theo số liệu của Ban quản lý đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương, mỗi ngày có hơn 61.000 lượt ôtô lưu thông.
Từ ngày đưa vào khai thác, trên đoạn đường cao tốc này đã xảy ra 2.528 vụ nổ vỏ xe, 4.303 vụ xe chết máy trên đường, hơn 200 vụ xe lấn tuyến va chạm và 18 vụ tai nạn giao thông làm 20 người chết, 25 người bị thương.
Ngoài ra, có 165 vụ ôtô tự va vào dải phân cách, thanh chắn ở hai bên đường, làm hư hỏng đường trị giá 2,8 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, do tuyến đường đang khai thác tạm thời, nhiều đoạn đường tiếp tục bị lún, ổ gà, lái xe chạy thiếu quan sát hệ thống biển báo trên đường, mặt đường lại ma sát lớn, rất nhiều xe nổ lốp nên dễ gây tai nạn.
Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương là tuyến đường bộ cao tốc đầu tiên của Việt Nam dành cho xe cơ giới, xe chạy hai chiều riêng biệt, với tổng chiều dài toàn tuyến gần 60km, gồm 4 làn xe ôtô.
Điểm đầu tuyến cao tốc là nút giao Chợ Đệm, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh và điểm cuối tuyến là nút giao xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình này là 9.884 tỷ đồng./.
Việt Hùng (Vietnam+)