Chính phủ Serbia ngày 16/2 đã kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (UN) mở cuộc điều tra độc lập đối với cáo buộc Thủ hiến Kosovo Hashim Thaci cùng các thuộc cấp của ông này đứng đằng sau các vụ buôn nội tạng người và một số hoạt động phạm tội khác trong khoảng thời gian xảy ra cuộc xung đột tại Kosovo năm 1999.
Tuyên bố trên được Ngoại trưởng Serbia Vuk Jeremic đưa ra tại cuộc thảo luận của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về vấn đề Kosovo và Phái bộ lâm thời của Liên hợp quốc tại Kosovo (UNMIK).
Phát biểu tại cuộc thảo luận, Ngoại trưởng Jeremic cho biết, bản cáo trạng, được Hội đồng Nghị viện châu Âu thông qua ngày 25/1 vừa qua, nêu rõ các thành viên thuộc nhóm vũ trang được gọi là Quân đội giải phóng Kosovo (KLA) bị buộc tội vì tham gia hoạt động buôn nội tạng người.
Theo bản cáo trạng, nhóm vũ trang trên đã bắt cóc nhiều người Serbia rồi giam giữ họ. Sau đó, phần lớn những người độc thân trong số này đã bị phẫu thuật lấy nội tạng trước khi bị giết. Các nội tạng sau đó được đem bán ngoài thị trường chợ đen quốc tế.
Tuy nhiên, đại sứ các nước phương Tây tại Liên hợp quốc ngay lập tức bác bỏ yêu cầu trên khi cho biết cảnh sát các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) và các nhân viên hành pháp ở Kosovo có thể điều tra và xử lý vấn đề này./.
Tuyên bố trên được Ngoại trưởng Serbia Vuk Jeremic đưa ra tại cuộc thảo luận của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về vấn đề Kosovo và Phái bộ lâm thời của Liên hợp quốc tại Kosovo (UNMIK).
Phát biểu tại cuộc thảo luận, Ngoại trưởng Jeremic cho biết, bản cáo trạng, được Hội đồng Nghị viện châu Âu thông qua ngày 25/1 vừa qua, nêu rõ các thành viên thuộc nhóm vũ trang được gọi là Quân đội giải phóng Kosovo (KLA) bị buộc tội vì tham gia hoạt động buôn nội tạng người.
Theo bản cáo trạng, nhóm vũ trang trên đã bắt cóc nhiều người Serbia rồi giam giữ họ. Sau đó, phần lớn những người độc thân trong số này đã bị phẫu thuật lấy nội tạng trước khi bị giết. Các nội tạng sau đó được đem bán ngoài thị trường chợ đen quốc tế.
Tuy nhiên, đại sứ các nước phương Tây tại Liên hợp quốc ngay lập tức bác bỏ yêu cầu trên khi cho biết cảnh sát các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) và các nhân viên hành pháp ở Kosovo có thể điều tra và xử lý vấn đề này./.
(TTXVN/Vietnam+)