Ngày 26/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm đã chủ trì giao ban trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố về một số nội dung liên quan đến công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo báo cáo của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, bên cạnh nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ quản lý theo kế hoạch, công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm đã có những bước chuyển khá tích cực.
Lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát môi trường đã góp phần quan trọng trong việc phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm nghiêm trọng như vận chuyển thực phẩm tươi sống, phủ tạng động vật không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn.
Các địa phương đã quan tâm nhiều hơn đến công tác kiểm soát an toàn thực phẩm trong năm 2011 và ba tháng đầu năm 2012.
Tuy nhiên, vẫn còn có 6% số tỉnh, 12% số huyện và 23,4% số xã mặc dù đã có Ban Chỉ đạo liên ngành nhưng không tổ chức họp giao ban nên không có chỉ đạo sát hợp với tình hình tại địa phương.
Bộ trưởng Y tế cũng khuyến cáo tình trạng các doanh nghiệp quảng cáo sai nội dung đã thẩm định, quảng cáo quá mức trong các sản phẩm chức năng, tình trạng sử dụng phụ gia thực phẩm sai quy định, cấm sử dụng đều rất đáng lo ngại.
Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Thị Xuân Thu cho biết đã có 45 tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra đánh giá, phân loại điều kiện vệ sinh thú y cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.
Kết quả phân loại đã có 843/1584 cơ sở kiểm tra giết mổ gia súc gia cầm chưa đáp ứng yêu cầu vệ sinh còn mắc nhiều lỗi nghiêm trọng (xếp loại C). Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã yêu cầu các tỉnh, thành phố công khai danh sách, giám sát việc thực hiện hành động khắc phục của các cơ sở này
Chỉ đạo về vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ năm 2012 cần tập trung vào công tác tuyên truyền và giáo dục vận động bà con nông dân và người dân tham gia những cuộc vận động nói không với trồng rau không an toàn; không bán phụ gia thực phẩm bị cấm; không tổ chức giết mổ gia súc, gia cầm nếu chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, tổ chức kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm ở bếp ăn tập thể chặt chẽ hơn, có hướng dẫn và có lộ trình kiểm tra bếp ăn tại các khu công nghiệp, từ đó kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm thực phẩm đầu vào, tránh ngộ độc tập thể.
Phó Thủ tướng đề nghị trong năm 2012 cần khẩn trương xếp hạng chỉ số về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các địa phương, từ đó so sánh chỉ số này giữa các tỉnh, thành phố. Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khẩn trương ban hành danh mục những chất cấm không được sử dụng trong thực phẩm và chăn nuôi.
Phó Thủ tướng cũng đề cập đến vấn đề thời gian gần đây, một số báo chí đưa tin không đúng sự thật, đưa tin thất thiệt, không có kiểm chứng của cơ quan chức năng gây hoang mang và thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng đối với người nông dân như thông tin chất tạo nạc trong thịt lợn, chất cấm trong nuôi cá, gạo giả, trứng gà giả...
Theo đó, Phó Thủ tướng giao Bộ Thông tin và Truyền thông soạn thảo Thông tư liên tịch giữa các bộ trong đó Bộ Y tế chủ trì là cơ quan phát ngôn, trong tháng Sáu tới ban hành hướng dẫn chi tiết, từ đó áp dụng chế tài nghiêm khắc đối với phóng viên và cơ quan báo chí gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho người nông dân cũng như tạo điều kiện để cho các cơ quan báo chí và các phóng viên được quyền tiếp cận thông tin nhanh và chính xác nhất./.
Theo báo cáo của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, bên cạnh nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ quản lý theo kế hoạch, công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm đã có những bước chuyển khá tích cực.
Lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát môi trường đã góp phần quan trọng trong việc phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm nghiêm trọng như vận chuyển thực phẩm tươi sống, phủ tạng động vật không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn.
Các địa phương đã quan tâm nhiều hơn đến công tác kiểm soát an toàn thực phẩm trong năm 2011 và ba tháng đầu năm 2012.
Tuy nhiên, vẫn còn có 6% số tỉnh, 12% số huyện và 23,4% số xã mặc dù đã có Ban Chỉ đạo liên ngành nhưng không tổ chức họp giao ban nên không có chỉ đạo sát hợp với tình hình tại địa phương.
Bộ trưởng Y tế cũng khuyến cáo tình trạng các doanh nghiệp quảng cáo sai nội dung đã thẩm định, quảng cáo quá mức trong các sản phẩm chức năng, tình trạng sử dụng phụ gia thực phẩm sai quy định, cấm sử dụng đều rất đáng lo ngại.
Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Thị Xuân Thu cho biết đã có 45 tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra đánh giá, phân loại điều kiện vệ sinh thú y cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.
Kết quả phân loại đã có 843/1584 cơ sở kiểm tra giết mổ gia súc gia cầm chưa đáp ứng yêu cầu vệ sinh còn mắc nhiều lỗi nghiêm trọng (xếp loại C). Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã yêu cầu các tỉnh, thành phố công khai danh sách, giám sát việc thực hiện hành động khắc phục của các cơ sở này
Chỉ đạo về vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ năm 2012 cần tập trung vào công tác tuyên truyền và giáo dục vận động bà con nông dân và người dân tham gia những cuộc vận động nói không với trồng rau không an toàn; không bán phụ gia thực phẩm bị cấm; không tổ chức giết mổ gia súc, gia cầm nếu chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, tổ chức kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm ở bếp ăn tập thể chặt chẽ hơn, có hướng dẫn và có lộ trình kiểm tra bếp ăn tại các khu công nghiệp, từ đó kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm thực phẩm đầu vào, tránh ngộ độc tập thể.
Phó Thủ tướng đề nghị trong năm 2012 cần khẩn trương xếp hạng chỉ số về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các địa phương, từ đó so sánh chỉ số này giữa các tỉnh, thành phố. Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khẩn trương ban hành danh mục những chất cấm không được sử dụng trong thực phẩm và chăn nuôi.
Phó Thủ tướng cũng đề cập đến vấn đề thời gian gần đây, một số báo chí đưa tin không đúng sự thật, đưa tin thất thiệt, không có kiểm chứng của cơ quan chức năng gây hoang mang và thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng đối với người nông dân như thông tin chất tạo nạc trong thịt lợn, chất cấm trong nuôi cá, gạo giả, trứng gà giả...
Theo đó, Phó Thủ tướng giao Bộ Thông tin và Truyền thông soạn thảo Thông tư liên tịch giữa các bộ trong đó Bộ Y tế chủ trì là cơ quan phát ngôn, trong tháng Sáu tới ban hành hướng dẫn chi tiết, từ đó áp dụng chế tài nghiêm khắc đối với phóng viên và cơ quan báo chí gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho người nông dân cũng như tạo điều kiện để cho các cơ quan báo chí và các phóng viên được quyền tiếp cận thông tin nhanh và chính xác nhất./.
Nhật Minh (TTXVN)