Yên Bái: Mùa thu hoạch sơn tra ở huyện vùng cao Mù Cang Chải
Cây sơn tra, còn gọi là táo mèo, bắt đầu ra hoa từ tháng Ba và đến đầu tháng Chín cho thu hoạch quả, mang lại giá trị kinh tế cho bà con vùng cao huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
Táo mèo, còn được gọi là quả sơn tra, giúp nhiều hộ dân vùng cao thoát nghèo. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Táo mèo chín sẽ ngả màu đỏ nên bà con gọi là táo má hồng. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Trước đây, cây táo mèo hay còn gọi là cây sơn tra mọc tự nhiên trên núi cao, người H'Mông ở vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) thường hái quả về ăn và làm thuốc. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Anh Giàng A Ký, bản Dào Cu Nha, xã Lao Chải, thu hoạch táo mèo. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Táo mèo vừa là một vị thuốc quý, vừa dùng để giải khát trong mùa Hè. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Cây táo mèo chỉ sinh trưởng tốt và cho nhiều quả khi mọc ở khu vực đồi núi cao, thời tiết mát mẻ. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Những quả táo đạt chất lượng được người dân lựa chọn để mang ra chợ bán. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Người dân đang đóng bao để vận chuyển táo mèo đi tiêu thụ. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Một phụ nữ người Mông tại xã Lao Chải thu hoạch sơn tra. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Cách đây hơn 20 năm, cây táo mèo bén duyên trên đất Tỏa Tình nằm trên đỉnh đèo Pha Đin (Tuần Giáo, Điện Biên) và đến nay toàn xã đã có hơn 140ha táo mèo cho thu hoạch hằng năm.
Những ngày này, bản vùng cao Nậm Nghiệp, Ngọc Chiến (Mường La, Sơn La) ngập tràn trong sắc trắng tinh khôi của hoa sơn tra thu hút du khách đến trải nghiệm, khám phá.
Đối với cộng đồng dân tộc Mông ở Sơn La nói riêng và Tây Bắc nói chung, từ lâu, cây Táo Sơn tra đã trở thành biểu tượng và được gọi với cái tên thân thuộc là Táo mèo.
Những ngày tháng Ba này là thời điểm thích hợp để những người ưa khám phá, trải nghiệm tìm đến chiêm ngưỡng hoa sơn tra - loài hoa gần gũi, thân thiết với cộng đồng dân tộc Mông trên những rẻo cao.