Trong hai ngày 13 và 14/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Trương Tấn Sang đã tới thăm và làm việc tại tỉnh Yên Bái.
Phát biểu tại buổi làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh, ông Trương Tấn Sang ghi nhận và đánh giá cao kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đạt được trong thời qua, với tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh luôn đạt ở mức cao; văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, quốc phòng-an ninh được ổn định và giữ vững...
Tuy nhiên quy mô nền kinh tế của tỉnh còn nhỏ lẻ, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch và thu ngân sách còn nhiều hạn chế, đời sống kinh tế của một bộ phận nhân dân, nhất là đối với đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn.
Ông nhấn mạnh và chỉ ra những định hướng đối với Đảng bộ, chính quyền tỉnh Yên Bái cần tập trung thực hiện tốt trong thời gian tới là xác định khâu đột phá trong phát triển kinh tế cần tránh đầu tư dàn trải mà đầu tư phải có trọng tâm, trọng điểm, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thực hiện tốt chủ trương mà Đảng bộ tỉnh đã đề ra, đặc biệt là trong công tác đào tạo cán bộ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thực tế tại địa phương.
Yên Bái cần tiếp tục thực hiện tốt chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới; chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi, đưa giống cây con mới, năng suất cao vào sản xuất, quan tâm đầu tư đưa chế biến sâu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản đối với vùng nông thôn, tạo cơ chế chính sách môi trường thuận lợi nhằm thu hút các nhà đầu tư vào các dự án lớn để khai thác tiềm năng lợi thế về phát triển công nghiệp khai khoáng, nông lâm nghiệp, thủy sản, phát triển kinh tế đồi rừng và du lịch thương mại, dịch vụ, góp phần thúc đẩy tăng thu nguồn ngân sách ở địa phương, quan tâm giữ vững ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Đặc biệt, tới đây tuyến đường cao tốc Nội Bài qua Yên Bái đi Lào Cai hoàn thành và đi vào sử dụng sẽ là cơ hội rất tốt cho Yên Bái thực hiện mục tiêu này; vì vậy tỉnh chú trọng tập trung vào các lĩnh vực có lợi thế để thu hút đầu tư vào những lĩnh vực trọng điểm như sản xuất ximăng cần tập trung thu hút đầu tư các dự án lớn để xây dựng các nhà máy có công suất lớn vì đây là lợi thế của tỉnh.
Trong phát triển du lịch, Yên Bái có hồ Thác Bà rất đẹp nhưng thiếu nhà đầu tư vì vậy tỉnh cần hết sức chú ý tạo môi trường đầu tư thuận lợi và kêu gọi đầu tư. Về công nghiệp nhẹ hiện Yên Bái là tỉnh nghèo nên nhân công giá rẻ là lợi thế lớn để thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp may mặc...
Bảy tháng qua kinh tế của tỉnh Yên Bái tiếp tục phát triển ổn định và đạt mức tăng trưởng 10,86%; trong đó nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 3,7%; công nghiệp-xây dựng đạt 14,59%, dịch vụ đạt 12,23%.
Cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp chiếm 30,28%; công nghiệp xây dựng chiếm 30,18%; dịch vụ chiếm 39,54%. Công tác xây dựng Đảng được quan tâm trên cả ba mặt chính trị tư tưởng và tổ chức, triển khai thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cụ thể hóa bằng đợt sinh hoạt chính trị “Yên Bái làm theo lời Bác” bước đầu đạt được kết quả tích cực...
Trong thời gian ở thăm và làm việc tại Yên Bái, ông Trương Tấn Sang đã đi thăm một số cơ sở sản xuất và dự lễ khánh thành Nhà máy tuyển quặng sắt Chấn Thịnh; ghi nhận và biểu dương những cố gắng của Công ty Phát triển số 1 đã đến đầu tư vào vùng đất còn nhiều khó khăn, xa xôi cách trở của đồng bào các dân tộc nơi đây.
Đồng thời, ông mong muốn chủ đầu tư thực hiện tốt những cam kết về đầu tư khai thác, chế biến, bảo vệ môi trường, sử dụng nguồn nhân lực là lao động của địa phương... như đã cam kết trong dự án.
Đặc biệt, ông đã có ý kiến gợi mở để nhà đầu tư chú trọng đầu tư nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh xây dựng đơn vị trở thành hình mẫu trong sản xuất, chế biến, không chỉ sản xuất ra các sản phẩm thô từ quặng sắt mà từng bước tinh chế ra phôi thép và phải chế biến ra sắt, thép các loại để cung cấp cho nền kinh tế trong nước và thậm chí là xuất khẩu.
Ông đề nghị doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn cần có mối quan hệ tốt để tranh thủ sự ủng hộ của lãnh đạo và nhân dân địa phương, đồng thời phải hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế, hỗ trợ giúp đỡ những đồng bào các dân tộc thiểu số nghèo khó ở nơi này...
Dự án nhà máy tuyển quặng sắt Chấn Thịnh được xây dựng trên vùng giàu tài nguyên là làng Mỵ. Tại Quyết định số 124/2006/QĐ-TTg ngày 30/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thăm dò khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; tổng trữ lượng của mỏ sắt làng Mỵ là 78 triệu tấn gồm 47 thân quặng trên diện tích 72km2.
Nhà máy tuyển quặng sắt Chấn Thịnh có công suất tuyển 1,4 triệu tấn/năm với tổng đầu tư 800 tỷ đồng. Công ty Phát triển số 1, Liên Minh hợp tác xã Việt Nam đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép, khai thác sáu thân quặng đã được chuyển đổi, số còn lại công ty đã tổ chức thăm dò khai thác giai đoạn I và đang hoàn tất làm thủ tục thăm dò giai đoạn II và III của toàn bộ khu vực mỏ làng Mỵ./.
Phát biểu tại buổi làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh, ông Trương Tấn Sang ghi nhận và đánh giá cao kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đạt được trong thời qua, với tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh luôn đạt ở mức cao; văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, quốc phòng-an ninh được ổn định và giữ vững...
Tuy nhiên quy mô nền kinh tế của tỉnh còn nhỏ lẻ, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch và thu ngân sách còn nhiều hạn chế, đời sống kinh tế của một bộ phận nhân dân, nhất là đối với đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn.
Ông nhấn mạnh và chỉ ra những định hướng đối với Đảng bộ, chính quyền tỉnh Yên Bái cần tập trung thực hiện tốt trong thời gian tới là xác định khâu đột phá trong phát triển kinh tế cần tránh đầu tư dàn trải mà đầu tư phải có trọng tâm, trọng điểm, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thực hiện tốt chủ trương mà Đảng bộ tỉnh đã đề ra, đặc biệt là trong công tác đào tạo cán bộ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thực tế tại địa phương.
Yên Bái cần tiếp tục thực hiện tốt chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới; chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi, đưa giống cây con mới, năng suất cao vào sản xuất, quan tâm đầu tư đưa chế biến sâu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản đối với vùng nông thôn, tạo cơ chế chính sách môi trường thuận lợi nhằm thu hút các nhà đầu tư vào các dự án lớn để khai thác tiềm năng lợi thế về phát triển công nghiệp khai khoáng, nông lâm nghiệp, thủy sản, phát triển kinh tế đồi rừng và du lịch thương mại, dịch vụ, góp phần thúc đẩy tăng thu nguồn ngân sách ở địa phương, quan tâm giữ vững ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Đặc biệt, tới đây tuyến đường cao tốc Nội Bài qua Yên Bái đi Lào Cai hoàn thành và đi vào sử dụng sẽ là cơ hội rất tốt cho Yên Bái thực hiện mục tiêu này; vì vậy tỉnh chú trọng tập trung vào các lĩnh vực có lợi thế để thu hút đầu tư vào những lĩnh vực trọng điểm như sản xuất ximăng cần tập trung thu hút đầu tư các dự án lớn để xây dựng các nhà máy có công suất lớn vì đây là lợi thế của tỉnh.
Trong phát triển du lịch, Yên Bái có hồ Thác Bà rất đẹp nhưng thiếu nhà đầu tư vì vậy tỉnh cần hết sức chú ý tạo môi trường đầu tư thuận lợi và kêu gọi đầu tư. Về công nghiệp nhẹ hiện Yên Bái là tỉnh nghèo nên nhân công giá rẻ là lợi thế lớn để thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp may mặc...
Bảy tháng qua kinh tế của tỉnh Yên Bái tiếp tục phát triển ổn định và đạt mức tăng trưởng 10,86%; trong đó nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 3,7%; công nghiệp-xây dựng đạt 14,59%, dịch vụ đạt 12,23%.
Cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp chiếm 30,28%; công nghiệp xây dựng chiếm 30,18%; dịch vụ chiếm 39,54%. Công tác xây dựng Đảng được quan tâm trên cả ba mặt chính trị tư tưởng và tổ chức, triển khai thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cụ thể hóa bằng đợt sinh hoạt chính trị “Yên Bái làm theo lời Bác” bước đầu đạt được kết quả tích cực...
Trong thời gian ở thăm và làm việc tại Yên Bái, ông Trương Tấn Sang đã đi thăm một số cơ sở sản xuất và dự lễ khánh thành Nhà máy tuyển quặng sắt Chấn Thịnh; ghi nhận và biểu dương những cố gắng của Công ty Phát triển số 1 đã đến đầu tư vào vùng đất còn nhiều khó khăn, xa xôi cách trở của đồng bào các dân tộc nơi đây.
Đồng thời, ông mong muốn chủ đầu tư thực hiện tốt những cam kết về đầu tư khai thác, chế biến, bảo vệ môi trường, sử dụng nguồn nhân lực là lao động của địa phương... như đã cam kết trong dự án.
Đặc biệt, ông đã có ý kiến gợi mở để nhà đầu tư chú trọng đầu tư nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh xây dựng đơn vị trở thành hình mẫu trong sản xuất, chế biến, không chỉ sản xuất ra các sản phẩm thô từ quặng sắt mà từng bước tinh chế ra phôi thép và phải chế biến ra sắt, thép các loại để cung cấp cho nền kinh tế trong nước và thậm chí là xuất khẩu.
Ông đề nghị doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn cần có mối quan hệ tốt để tranh thủ sự ủng hộ của lãnh đạo và nhân dân địa phương, đồng thời phải hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế, hỗ trợ giúp đỡ những đồng bào các dân tộc thiểu số nghèo khó ở nơi này...
Dự án nhà máy tuyển quặng sắt Chấn Thịnh được xây dựng trên vùng giàu tài nguyên là làng Mỵ. Tại Quyết định số 124/2006/QĐ-TTg ngày 30/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thăm dò khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; tổng trữ lượng của mỏ sắt làng Mỵ là 78 triệu tấn gồm 47 thân quặng trên diện tích 72km2.
Nhà máy tuyển quặng sắt Chấn Thịnh có công suất tuyển 1,4 triệu tấn/năm với tổng đầu tư 800 tỷ đồng. Công ty Phát triển số 1, Liên Minh hợp tác xã Việt Nam đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép, khai thác sáu thân quặng đã được chuyển đổi, số còn lại công ty đã tổ chức thăm dò khai thác giai đoạn I và đang hoàn tất làm thủ tục thăm dò giai đoạn II và III của toàn bộ khu vực mỏ làng Mỵ./.
Đức Tưởng (TTXVN/Vietnam+)