Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh đã cáo buộc Israel và Mỹ xúi bẩy các cuộc nổi dậy chống chính phủ đang diễn ra tại một số nước Arập.
Đây là chỉ trích công khai gay gắt nhất mà ông Saleh nhằm vào Mỹ, một đồng minh quan trọng của Yemen.
Trong bài diễn văn tại trường Đại học Sanaa ngày 1/3, Tổng thống Saleh cho rằng: "Tel Aviv đang lên kế hoạch nhằm gây bất ổn thế giới Arập và kế hoạch này là do Nhà Trắng chỉ đạo."
Người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney đã bác bỏ cáo buộc này.
Cùng ngày 1/3, Bộ Quốc phòng Yemen thông báo Tổng thống Saleh đã quyết định hoãn việc thành lập chính phủ đoàn kết cho tới khi đạt được một thỏa thuận hòa giải với phe đối lập. Trước đó, ông Saleh ngày 28/2 đã đề nghị phe đối lập trong vòng 24 giờ đưa ra danh sách những người mà họ muốn đề cử cho các chức vụ bộ trưởng trong một chính phủ đoàn kết. Tuy nhiên, phe đối lập đã bác đề nghị của ông Saleh và đòi ông phải từ chức.
Trước tình hình này, ngày 1/3, đảng cầm quyền đã phát động một cuộc biểu tình với sự tham gia của hàng nghìn người tại trung tâm thủ đô Sanaa để bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổng thống Saleh. Những người ủng hộ chính phủ kêu gọi phe đối lập nối lại đối thoại với đảng cầm quyền để tránh nguy cơ gia tăng bạo lực.
Tuy nhiên, cách điểm biểu tình của những người ủng hộ tổng thống khoảng 4km, phe đối lập đã huy động hàng chục nghìn người tham gia "Ngày thịnh nộ" mới (1/3) nhằm đòi tổng thống từ chức.
Cũng trong ngày 1/3, Tổng thống Saleh đã cách chức các tỉnh trưởng của năm tỉnh - nơi diễn ra các cuộc biểu tình phản đối chính phủ trong hơn một tháng qua.
Tại thị trấn Al Habilain thuộc tỉnh Lahi, miền Nam Yemen, đụng độ giữa các phần tử ly khai và lực lượng chính phủ đã làm ít nhất ba người thiệt mạng, trong đó có một binh sĩ chính phủ. Theo một sĩ quan địa phương, các phần tử ly khai đã nổ súng vào quân đội và vụ đụng độ này được cho là không liên quan đến làn sóng biểu tình chống chính phủ đang xảy ra ở Yemen.
Trong khi đó, tại Washington, nhiều nhà phân tích chính trị hàng đầu đã bày tỏ lo ngại về nguy cơ cuộc khủng hoảng Yemen sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động chống khủng bố tại Yemen.
Nguyên Cố vấn An ninh quốc gia Nhà Trắng James Jones đã cảnh báo rằng khủng hoảng sẽ tạo cơ hội cho chi nhánh tại Yemen của mạng lưới khủng bố quốc tế al-Qaeda lớn mạnh hơn.
Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về các hoạt động đặc biệt và Chống khủng bố Garry Reid bày tỏ hy vọng chính phủ của ông Saleh sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay vì ông cho rằng đây là "đối tác tốt nhất" của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố. Ông bày tỏ lo ngại nếu Chính phủ Saleh sụp đổ, Washington sẽ phải xây dựng lại từ đầu những gì mà họ đã rất khó khăn mới thiết lập được tại quốc gia này nhằm phục vụ cho cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ./.
Đây là chỉ trích công khai gay gắt nhất mà ông Saleh nhằm vào Mỹ, một đồng minh quan trọng của Yemen.
Trong bài diễn văn tại trường Đại học Sanaa ngày 1/3, Tổng thống Saleh cho rằng: "Tel Aviv đang lên kế hoạch nhằm gây bất ổn thế giới Arập và kế hoạch này là do Nhà Trắng chỉ đạo."
Người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney đã bác bỏ cáo buộc này.
Cùng ngày 1/3, Bộ Quốc phòng Yemen thông báo Tổng thống Saleh đã quyết định hoãn việc thành lập chính phủ đoàn kết cho tới khi đạt được một thỏa thuận hòa giải với phe đối lập. Trước đó, ông Saleh ngày 28/2 đã đề nghị phe đối lập trong vòng 24 giờ đưa ra danh sách những người mà họ muốn đề cử cho các chức vụ bộ trưởng trong một chính phủ đoàn kết. Tuy nhiên, phe đối lập đã bác đề nghị của ông Saleh và đòi ông phải từ chức.
Trước tình hình này, ngày 1/3, đảng cầm quyền đã phát động một cuộc biểu tình với sự tham gia của hàng nghìn người tại trung tâm thủ đô Sanaa để bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổng thống Saleh. Những người ủng hộ chính phủ kêu gọi phe đối lập nối lại đối thoại với đảng cầm quyền để tránh nguy cơ gia tăng bạo lực.
Tuy nhiên, cách điểm biểu tình của những người ủng hộ tổng thống khoảng 4km, phe đối lập đã huy động hàng chục nghìn người tham gia "Ngày thịnh nộ" mới (1/3) nhằm đòi tổng thống từ chức.
Cũng trong ngày 1/3, Tổng thống Saleh đã cách chức các tỉnh trưởng của năm tỉnh - nơi diễn ra các cuộc biểu tình phản đối chính phủ trong hơn một tháng qua.
Tại thị trấn Al Habilain thuộc tỉnh Lahi, miền Nam Yemen, đụng độ giữa các phần tử ly khai và lực lượng chính phủ đã làm ít nhất ba người thiệt mạng, trong đó có một binh sĩ chính phủ. Theo một sĩ quan địa phương, các phần tử ly khai đã nổ súng vào quân đội và vụ đụng độ này được cho là không liên quan đến làn sóng biểu tình chống chính phủ đang xảy ra ở Yemen.
Trong khi đó, tại Washington, nhiều nhà phân tích chính trị hàng đầu đã bày tỏ lo ngại về nguy cơ cuộc khủng hoảng Yemen sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động chống khủng bố tại Yemen.
Nguyên Cố vấn An ninh quốc gia Nhà Trắng James Jones đã cảnh báo rằng khủng hoảng sẽ tạo cơ hội cho chi nhánh tại Yemen của mạng lưới khủng bố quốc tế al-Qaeda lớn mạnh hơn.
Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về các hoạt động đặc biệt và Chống khủng bố Garry Reid bày tỏ hy vọng chính phủ của ông Saleh sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay vì ông cho rằng đây là "đối tác tốt nhất" của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố. Ông bày tỏ lo ngại nếu Chính phủ Saleh sụp đổ, Washington sẽ phải xây dựng lại từ đầu những gì mà họ đã rất khó khăn mới thiết lập được tại quốc gia này nhằm phục vụ cho cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ./.
(TTXVN/Vietnam+)