Ngày 12/7, tại thành phố Đà Nẵng đã diễn ra hội thảo Các ý tưởng xây dựng thành phố Đà Nẵng lần thứ hai với chủ đề "Phát triển Đà Nẵng trở thành thành phố mang tầm vóc khu vực ASEAN và châu Á: từ ý tưởng đến giải pháp" do Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức.
Hội thảo đã thu hút sự hàng trăm chuyên gia đầu ngành, doanh nhân, nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
Mục đích của Hội thảo nhằm tiếp tục tìm kiếm và hoàn thiện các ý tưởng mới sáng tạo, có giá trị hiện thực cao, tầm nhìn dài hạn để hình thành được các nhóm giải pháp hữu hiệu góp phần vào quá trình điều hành, xây dựng cơ chế chính sách của thành phố.
Tại hội thảo, các chuyên gia và doanh nhân trong và ngoài nước đã giới thiệu những giải pháp để thực hiện ý tưởng để phát triển thành phố và đề xuất những giải pháp phát triển giao thông, đô thị và môi trường; các giải pháp phát triển dịch vụ như du lịch, thương mại, công nghệ cao, công nghệ sáng tạo, công nghệ thông tin, tư vấn và logistics...
Tại hội thảo, các ý tưởng tập trung vào giải pháp xây dựng Đà Nẵng từng bước trở thành một đô thị ngang tầm với các đô thị hiện đại trong khu vực và nhấn mạnh đến đặc trưng của một "đô thị đáng sống" hay "thành phố sống tốt."
Tiến sỹ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, đánh giá: Để sớm đưa Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm dịch vụ lớn của cả nước, vừa là trung tâm giao thương trong nước, vừa là cửa ngõ giao thương với nước ngoài, thành phố cần ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ chất lượng cao như du lịch, thương mại, tài chính - ngân hàng, logistics, giáo dục, đào tạo, y tế... Trong đó phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố với các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, có thương hiệu riêng, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Ngoài ra cần hoàn thiện hệ thống hạ tầng thương mại, nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu để Đà Nẵng trở thành điểm đến của các dòng hàng hoá bán buôn trong và ngoài nước, ưu tiên phát triển các ngành công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ cao....
Tiến sỹ Hoàng Vĩnh Hưng - Phó Chủ nhiệm Khoa Quản lý đô thị - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đưa ra một số đề xuất mang tính thực tiễn bao hàm cả khía cạnh kinh tế, xã hội và phát triển đô thị, trong đó tập trung vào việc tìm cách tiếp cận mới cho công tác quy hoạch, quản lý đô thị để tạo sự đột phá trong phát triển đô thị, đưa Đà Nẵng trở thành thành phố có sức cạnh tranh trong khu vực ASEAN.
Tiến sỹ Hoàng Vĩnh Hưng nhấn mạnh phải xác định được các mục tiêu khả thi cho chiến lược phát triển Đà Nẵng trong từng giai đoạn cụ thể, để trong 20 năm tới, xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố có chất lượng cuộc sống tốt cho người dân địa phương, có sức hấp dẫn và có khả năng thu hút được các cư dân chất lượng cao trong và ngoài nước đến sống và làm việc; thu hút các công ty quốc tế có tên tuổi đến đầu tư sản xuất hay đặt trụ sở; thu hút các khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan. Để đạt được mục tiêu trên, Đà Nẵng có thể phát triển đô thị theo 5 định hướng hình thành cấu trúc "đô thị nén" (tập trung); phát triển hệ thống giao thông công cộng phù hợp với cấu trúc "đô thị nén"; hình thành các cảnh quan hấp dẫn, tạo bản sắc đô thị; tăng cường chức năng đô thị nhằm nâng cao sức sống đô thị và giảm thiểu rủi ro môi trường.
Về các giải pháp thực hiện ý tưởng phát triển cấu trúc, tổ chức không gian đô thị Đà Nẵng- Đô thị nước cửa ngõ hướng biển quan trọng của Việt Nam, ngang tầm khu vực và quốc tế, theo Tiến sĩ, Kiến trúc sư Trương Văn Quảng, Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị & Nông thôn thì nhất thiết phải xác định được các chiến lược phát triển không gian gắn với tầm nhìn. Ưu tiên dành quỹ đất để phát triển các khu chức năng, các đầu mối hạ tầng kỹ thuật mang tính vùng, quốc gia, quốc tế; các khu chức năng đô thị đặc sắc, sinh động, hấp dẫn; các trung tâm tài chính, ngân hàng, dịch vụ thương mại, du lịch...; Xác định khả năng dung nạp, ngưỡng phát triển tối ưu, phù hợp với tầm nhìn của đô thị Đà Nẵng; không nhất thiết phải có quy mô dân số quá lớn, khai thác hết quỹ đất mà điều quan trọng là chất lượng của cư dân sống trong đô thị và phải dự trữ nguồn tài nguyên đất đai dành để phát triển trong tương lai...
Từ các ý tưởng đề xuất và qua trao đổi, thảo luận của các chuyên gia đầu ngành, doanh nhân, nhà đầu tư trong nước và quốc tế Hội thảo cho rằng phải tuân thủ nghiêm ngặt triết lý phát triển đô thị "đáng sống" như Hội thảo lần thứ nhất đặt ra, trong đó phải hình thành cho được bộ tiêu chí về đô thị, mà thế giới đã đánh giá và thừa nhận xếp hạng đô thị sống tốt. Đây là chuẩn mực để định hướng đầu tư, quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch, xây dựng chính sách và giải pháp cho từng giai đoạn phát triển. Phải xác định nguồn lực tài chính nào để bảo đảm xây dựng thành phố theo ý tưởng đề ra.
Trong thời gian qua, Đà Nẵng biết khai thác quý đất đô thị như "con gà đẻ trứng vàng" để xây dựng kết cấu hạ tầng một cách có hiệu quả. Vậy trong tương lai, nguồn vốn này còn có vị thế nào, trong khi pháp luật Việt Nam chưa cho phép thu thuế bất động sản (các nước trên thế giới nguồn thu từ thuế bất động sản đóng vai trò quan trọng của ngân sách đô thị); Do đó, bài toán tài chính đô thị là vấn đề lớn đang đặt ra cho các đô thị Việt Nam, trong đó có Đà Nẵng. Đà Nẵng có đủ điều kiện, cơ hội để trở thành một đô thị nước cửa ngõ hướng biển quan trọng, có đẳng cấp của Việt Nam, ngang tầm khu vực và quốc tế.
Hội thảo lần thứ nhất về chủ đề này đã được tổ chức vào tháng 3/2011 và mang ý nghĩa khai thông cho cho những đóng góp trí tuệ cho sự phát triển của thành phố, nhiều ý tưởng đã được lồng ghép vào chương trình hành động chung của thành phố và được triển khai trong thực tiễn, mang lại những thành công bước đầu./.
Hội thảo đã thu hút sự hàng trăm chuyên gia đầu ngành, doanh nhân, nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
Mục đích của Hội thảo nhằm tiếp tục tìm kiếm và hoàn thiện các ý tưởng mới sáng tạo, có giá trị hiện thực cao, tầm nhìn dài hạn để hình thành được các nhóm giải pháp hữu hiệu góp phần vào quá trình điều hành, xây dựng cơ chế chính sách của thành phố.
Tại hội thảo, các chuyên gia và doanh nhân trong và ngoài nước đã giới thiệu những giải pháp để thực hiện ý tưởng để phát triển thành phố và đề xuất những giải pháp phát triển giao thông, đô thị và môi trường; các giải pháp phát triển dịch vụ như du lịch, thương mại, công nghệ cao, công nghệ sáng tạo, công nghệ thông tin, tư vấn và logistics...
Tại hội thảo, các ý tưởng tập trung vào giải pháp xây dựng Đà Nẵng từng bước trở thành một đô thị ngang tầm với các đô thị hiện đại trong khu vực và nhấn mạnh đến đặc trưng của một "đô thị đáng sống" hay "thành phố sống tốt."
Tiến sỹ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, đánh giá: Để sớm đưa Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm dịch vụ lớn của cả nước, vừa là trung tâm giao thương trong nước, vừa là cửa ngõ giao thương với nước ngoài, thành phố cần ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ chất lượng cao như du lịch, thương mại, tài chính - ngân hàng, logistics, giáo dục, đào tạo, y tế... Trong đó phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố với các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, có thương hiệu riêng, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Ngoài ra cần hoàn thiện hệ thống hạ tầng thương mại, nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu để Đà Nẵng trở thành điểm đến của các dòng hàng hoá bán buôn trong và ngoài nước, ưu tiên phát triển các ngành công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ cao....
Tiến sỹ Hoàng Vĩnh Hưng - Phó Chủ nhiệm Khoa Quản lý đô thị - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đưa ra một số đề xuất mang tính thực tiễn bao hàm cả khía cạnh kinh tế, xã hội và phát triển đô thị, trong đó tập trung vào việc tìm cách tiếp cận mới cho công tác quy hoạch, quản lý đô thị để tạo sự đột phá trong phát triển đô thị, đưa Đà Nẵng trở thành thành phố có sức cạnh tranh trong khu vực ASEAN.
Tiến sỹ Hoàng Vĩnh Hưng nhấn mạnh phải xác định được các mục tiêu khả thi cho chiến lược phát triển Đà Nẵng trong từng giai đoạn cụ thể, để trong 20 năm tới, xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố có chất lượng cuộc sống tốt cho người dân địa phương, có sức hấp dẫn và có khả năng thu hút được các cư dân chất lượng cao trong và ngoài nước đến sống và làm việc; thu hút các công ty quốc tế có tên tuổi đến đầu tư sản xuất hay đặt trụ sở; thu hút các khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan. Để đạt được mục tiêu trên, Đà Nẵng có thể phát triển đô thị theo 5 định hướng hình thành cấu trúc "đô thị nén" (tập trung); phát triển hệ thống giao thông công cộng phù hợp với cấu trúc "đô thị nén"; hình thành các cảnh quan hấp dẫn, tạo bản sắc đô thị; tăng cường chức năng đô thị nhằm nâng cao sức sống đô thị và giảm thiểu rủi ro môi trường.
Về các giải pháp thực hiện ý tưởng phát triển cấu trúc, tổ chức không gian đô thị Đà Nẵng- Đô thị nước cửa ngõ hướng biển quan trọng của Việt Nam, ngang tầm khu vực và quốc tế, theo Tiến sĩ, Kiến trúc sư Trương Văn Quảng, Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị & Nông thôn thì nhất thiết phải xác định được các chiến lược phát triển không gian gắn với tầm nhìn. Ưu tiên dành quỹ đất để phát triển các khu chức năng, các đầu mối hạ tầng kỹ thuật mang tính vùng, quốc gia, quốc tế; các khu chức năng đô thị đặc sắc, sinh động, hấp dẫn; các trung tâm tài chính, ngân hàng, dịch vụ thương mại, du lịch...; Xác định khả năng dung nạp, ngưỡng phát triển tối ưu, phù hợp với tầm nhìn của đô thị Đà Nẵng; không nhất thiết phải có quy mô dân số quá lớn, khai thác hết quỹ đất mà điều quan trọng là chất lượng của cư dân sống trong đô thị và phải dự trữ nguồn tài nguyên đất đai dành để phát triển trong tương lai...
Từ các ý tưởng đề xuất và qua trao đổi, thảo luận của các chuyên gia đầu ngành, doanh nhân, nhà đầu tư trong nước và quốc tế Hội thảo cho rằng phải tuân thủ nghiêm ngặt triết lý phát triển đô thị "đáng sống" như Hội thảo lần thứ nhất đặt ra, trong đó phải hình thành cho được bộ tiêu chí về đô thị, mà thế giới đã đánh giá và thừa nhận xếp hạng đô thị sống tốt. Đây là chuẩn mực để định hướng đầu tư, quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch, xây dựng chính sách và giải pháp cho từng giai đoạn phát triển. Phải xác định nguồn lực tài chính nào để bảo đảm xây dựng thành phố theo ý tưởng đề ra.
Trong thời gian qua, Đà Nẵng biết khai thác quý đất đô thị như "con gà đẻ trứng vàng" để xây dựng kết cấu hạ tầng một cách có hiệu quả. Vậy trong tương lai, nguồn vốn này còn có vị thế nào, trong khi pháp luật Việt Nam chưa cho phép thu thuế bất động sản (các nước trên thế giới nguồn thu từ thuế bất động sản đóng vai trò quan trọng của ngân sách đô thị); Do đó, bài toán tài chính đô thị là vấn đề lớn đang đặt ra cho các đô thị Việt Nam, trong đó có Đà Nẵng. Đà Nẵng có đủ điều kiện, cơ hội để trở thành một đô thị nước cửa ngõ hướng biển quan trọng, có đẳng cấp của Việt Nam, ngang tầm khu vực và quốc tế.
Hội thảo lần thứ nhất về chủ đề này đã được tổ chức vào tháng 3/2011 và mang ý nghĩa khai thông cho cho những đóng góp trí tuệ cho sự phát triển của thành phố, nhiều ý tưởng đã được lồng ghép vào chương trình hành động chung của thành phố và được triển khai trong thực tiễn, mang lại những thành công bước đầu./.
Văn Sơn (TTXVN)