Ý kiến trái chiều của người Pháp về chế độ hưu trí

Cải cách chế độ hưu trí ở Pháp, với việc nâng độ tuổi về hưu từ 60 lên 62 tuổi, tiếp tục trở thành một đề tài tranh luận sôi nổi.
Cuộc cải cách chế độ hưu trí ở Pháp,với việc nâng độ tuổi bắt đầu về hưu theo luật định từ 60 lên 62 tuổi, tiếp tụctrở thành một đề tài tranh luận sôi nổi ở Pháp.

Trong một cuộc thăm dò dư luận mới đây của Viện thăm dò dư luận Pháp(Ifop) về các biện pháp khác nhau nhằm đảm bảo tính ổn định lâu dài của hệ thốnghưu trí và mức độ lương hưu, đa số người Pháp được hỏi tỏ thái độ chống mọi nỗlực cải cách bổ sung.

60% người dân Pháp được hỏi không ủng hộ việc tăng độ tuổi bắt đầu về hưutrên 62 tuổi. 57% người dân không ủng hộ việc kéo dài thời hạn đóng bảo hiểm xãhội trên 42 năm thâm niên đã được dự kiến bắt đầu từ năm 2020 (theo luật cảicách hưu trí năm 2003). Khoảng 48% ủng hộ và 52% phản đối đề xuất tăng phần đónggóp bảo hiểm xã hội của chủ sử dụng lao động và người lao động.

Tuy nhiên, các số liệu này cũng chứng tỏ một điều rằng cần phải gắn việccải cách hệ thống hưu trí ở Pháp với cơ sở thực tế và ý kiến của công luận Pháp.

Vào tháng 4/2003, trước khi luật cải cách hưu trí lần thứ nhất được áp dụng, chỉ30% người dân Pháp được hỏi đồng ý với việc lùi độ tuổi về hưu sau 60 tuổi.

Đếntháng 5/2010, trước cuộc cải cách lần thứ hai, tỷ lệ ủng hộ này tăng lên 43%, vàhiện nay, khi chế độ cải cách hưu trí được thông qua năm 2010 nâng độ tuổi vềhưu từ 60 lên 62 tuổi, thì có khoảng 40% người dân ủng hộ việc tăng độ tuổi về hưu thêm một lần nữa.

Liên quan đến việc kéo dài thời hạn đóng bảo hiểm xã hội trên 42 năm thâmniên được dự kiến bắt đầu từ năm 2020, tỷ lệ ủng hộ điều này ở mức ổn định 43%,tăng so với thời điểm tháng 4/2003 là 36%.

Qua kết quả thăm dò của Ifop, phần lớn số người đã về hưuthường thiên về ủng hộ các giải pháp mà sẽ không áp dụng đối với họ, trong khithế hệ đang trong độ tuổi lao động phần lớn sẽ chống lại các biện pháp này.

Khoảng58% người Pháp trên 65 tuổi ủng hộ việc tăng độ tuổi về hưu trên 62 tuổi. Tỷ lệủng hộ này trung bình chỉ khoảng 35% ở các nhóm tuổi khác, vốn được xem là trựctiếp liên quan.

Tương tự, trung bình có trên 60% người được hỏi trong nhóm tuổitừ 18-64 phản đối việc kéo dài thời gian đóng góp bảo hiểm xã hội, trong khi cótới 61% số người cao tuổi đã về hưu ủng hộ giải pháp này./.

Trung Dũng/Paris (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Năm Thánh 2025 được bắt đầu với việc Giáo hoàng Francis mở cánh cửa khổng lồ bằng đồng mang tên Cửa Thánh tại Vương cung thánh đường Thánh Peter ở Vatican. (Ảnh: AA/TTXVN)

Chính thức bắt đầu Năm Thánh 2025

Năm Thánh 2025 được bắt đầu với việc Giáo hoàng Francis mở cánh cửa khổng lồ bằng đồng mang tên Cửa Thánh tại Vương cung thánh đường Thánh Peter ở Vatican. (Ảnh: AA/TTXVN)

Hàng nghìn người tập trung tại Nhà thờ St. Mary tận hưởng không khí lễ hội Giáng sinh với các tiết mục ánh sáng và những câu chuyện cổ tích. (Ảnh: Lê Đạt/TTXVN)

Rộn ràng không khí đón Giáng sinh 2024 ở Australia

Chiều Giáng sinh 2024, người dân thành phố Sydney nhộn nhịp tập trung tại các khu phố, trung tâm thương mại, nhà thờ lớn để tận hưởng một bầu không khí Giáng sinh ấm áp, đầy sắc màu và âm nhạc.

Theo thước đo của Liên hợp quốc, các quốc gia có hơn 7% dân số từ 65 tuổi trở lên được coi là xã hội già hóa, trên 14% là “xã hội già,” trong khi trên 20% là “xã hội siêu già." (Nguồn: The Korea Times)

Hàn Quốc chính thức trở thành xã hội "siêu già"

Tính đến ngày 23/12, Hàn Quốc có 10,24 triệu người từ 65 tuổi trở lên, chiếm 20% tổng dân số 51,22 triệu người của cả nước, chính thức trở thành xã hội "siêu già theo thước đo của Liên hợp quốc.