Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: Việt Nam cũng như chính phủ nhiều nước trong khối ASEAN đã và đang thực hiện để kế thừa, bảo tồn y dược cổ truyền trong sự phát triền nền y dược học an toàn, bền vững.
Phát biểu tại Hội nghị Y Dược học cổ truyền các nước ASEAN lần thứ hai, khai mạc sáng 31/10, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh Việt Nam xác định y học cổ truyền đã trở thành nội dung chính của nhiều chủ trương, chính sách của Đảng trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Ngay từ hòa bình lập lại, Việt Nam đã đưa y học cổ truyền trở thành một hệ thống thống nhất trong quản lý Nhà nước.
Việt Nam đã có nhiều văn bản chỉ đạo các bộ, ngành và Ủy ban Nhân dân các cấp trong việc kế thừa và ứng dụng để góp phần nâng cao chăm sóc sức khỏe nhân dân, Phó Thủ tướng nói.
Theo ông Nguyễn Thiện Nhân, thời gian qua y học cổ truyền của Việt Nam và các nước trên thế giới ứng dụng nhiều thành tựu quan trọng vào trong công tác nghiên cứu và điều trị trong đó có nhiều bệnh nan y. Việt Nam và các nước trong cộng đồng ASEAN ngày càng có nhiều đóng góp quan trọng về y học cổ truyền trong nền y học thế giới và sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Đặc biệt trong nhiệm kỳ làm Chủ tịch luân phiên ASEAN, Việt Nam đã có nhiều sáng kiến về lĩnh vực y tế, trong đó có lĩnh vực y học cổ truyền.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân hy vọng, tại Hội nghị, các đại biểu sẽ trao đổi và đề ra nhiều giải pháp để các nước ASEAN lồng ghép y học cổ truyền với y học hiện đại một cách đúng đắn và hiệu quả.
Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan cũng nhấn mạnh các quốc gia cần quan tâm đến y học cổ truyền của các thành viên ASEAN và châu Phi nhiều người dân vẫn sống cô lập với thế giới, y học hiện đại.
Nhiều quốc gia châu Á muốn y học cổ truyền phát triển và được sử dụng rộng rãi trong hệ thống y tế quốc gia cần phải giữ gìn và bảo tồn tính cổ truyền nhưng phải xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng để y học cổ truyền phát triển được bền vững hài hòa trong nền y học hiện đại và môi trường thiên nhiên, Tổng thư ký ASEAN cho biết.
Theo Tổng thư ký Surin Pitsuwan, tại hội nghị này các đại biểu cần tạo đươc sự đồng thuận cho việc xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật y học cổ truyền, một lĩnh vực vốn hết hết sức da dạng, rộng lớn và phong phú cho tất cả các thành viên của ASEAN.
Hội nghị sẽ diễn ra từ ngày 31/10-2/11, với bốn phiên thảo luận về các chủ đề: đào tạo nhân lực y dược cổ truyền; hiện đại hóa y học cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại; nuôi trồng và phát triển dược liệu và thuốc y học cổ truyền….
Hội nghị Y Dược học cổ truyền các nước ASEAN lần thứ hai nhằm triển khai nội dung lồng ghép y dược cổ truyền vào hệ thống y tế quốc gia, hướng tới mô hình khả thi trong cộng đồng các nước ASEAN.
Tại Việt Nam, đến nay cả nước có 61 bệnh viện y học cổ truyền, 90% bệnh viện đa khoa y học có khoa hoặc tổ y học cổ truyền; 30% tổng số bệnh nhân được khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, 10% số thuốc lưu hành trên thị trường là y học cổ truyền. Y học cổ truyền Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong nền y học Việt Nam.
Nhân dịp này, các đại biểu sẽ đi thăm một số cơ sở y dược học điều trị của Việt Nam./.
Phát biểu tại Hội nghị Y Dược học cổ truyền các nước ASEAN lần thứ hai, khai mạc sáng 31/10, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh Việt Nam xác định y học cổ truyền đã trở thành nội dung chính của nhiều chủ trương, chính sách của Đảng trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Ngay từ hòa bình lập lại, Việt Nam đã đưa y học cổ truyền trở thành một hệ thống thống nhất trong quản lý Nhà nước.
Việt Nam đã có nhiều văn bản chỉ đạo các bộ, ngành và Ủy ban Nhân dân các cấp trong việc kế thừa và ứng dụng để góp phần nâng cao chăm sóc sức khỏe nhân dân, Phó Thủ tướng nói.
Theo ông Nguyễn Thiện Nhân, thời gian qua y học cổ truyền của Việt Nam và các nước trên thế giới ứng dụng nhiều thành tựu quan trọng vào trong công tác nghiên cứu và điều trị trong đó có nhiều bệnh nan y. Việt Nam và các nước trong cộng đồng ASEAN ngày càng có nhiều đóng góp quan trọng về y học cổ truyền trong nền y học thế giới và sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Đặc biệt trong nhiệm kỳ làm Chủ tịch luân phiên ASEAN, Việt Nam đã có nhiều sáng kiến về lĩnh vực y tế, trong đó có lĩnh vực y học cổ truyền.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân hy vọng, tại Hội nghị, các đại biểu sẽ trao đổi và đề ra nhiều giải pháp để các nước ASEAN lồng ghép y học cổ truyền với y học hiện đại một cách đúng đắn và hiệu quả.
Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan cũng nhấn mạnh các quốc gia cần quan tâm đến y học cổ truyền của các thành viên ASEAN và châu Phi nhiều người dân vẫn sống cô lập với thế giới, y học hiện đại.
Nhiều quốc gia châu Á muốn y học cổ truyền phát triển và được sử dụng rộng rãi trong hệ thống y tế quốc gia cần phải giữ gìn và bảo tồn tính cổ truyền nhưng phải xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng để y học cổ truyền phát triển được bền vững hài hòa trong nền y học hiện đại và môi trường thiên nhiên, Tổng thư ký ASEAN cho biết.
Theo Tổng thư ký Surin Pitsuwan, tại hội nghị này các đại biểu cần tạo đươc sự đồng thuận cho việc xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật y học cổ truyền, một lĩnh vực vốn hết hết sức da dạng, rộng lớn và phong phú cho tất cả các thành viên của ASEAN.
Hội nghị sẽ diễn ra từ ngày 31/10-2/11, với bốn phiên thảo luận về các chủ đề: đào tạo nhân lực y dược cổ truyền; hiện đại hóa y học cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại; nuôi trồng và phát triển dược liệu và thuốc y học cổ truyền….
Hội nghị Y Dược học cổ truyền các nước ASEAN lần thứ hai nhằm triển khai nội dung lồng ghép y dược cổ truyền vào hệ thống y tế quốc gia, hướng tới mô hình khả thi trong cộng đồng các nước ASEAN.
Tại Việt Nam, đến nay cả nước có 61 bệnh viện y học cổ truyền, 90% bệnh viện đa khoa y học có khoa hoặc tổ y học cổ truyền; 30% tổng số bệnh nhân được khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, 10% số thuốc lưu hành trên thị trường là y học cổ truyền. Y học cổ truyền Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong nền y học Việt Nam.
Nhân dịp này, các đại biểu sẽ đi thăm một số cơ sở y dược học điều trị của Việt Nam./.
Nhật Minh (TTXVN/Vietnam+)