Ngày 11/5, Tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên xét xử phúc thẩm vụ án “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” đối với Trần Huỳnh Duy Thức, 44 tuổi, Lê Thăng Long, 43 tuổi, và Lê Công Định, 42 tuổi, do có đơn kháng cáo kêu oan của bị cáo Thức và Long, kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của Lê Công Định.
Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên y án 16 năm tù đối với Trần Huỳnh Duy Thức và y án 5 năm tù đối với Lê Công Định, giảm mức án 5 năm tù xuống còn 3 năm 6 tháng cho Lê Thăng Long.
Riêng bị cáo Nguyễn Tiến Trung, do không có kháng cáo nên phải chấp nhận mức án 7 năm tù.
Ngoài hình phạt tù, các bị cáo còn phải chấp nhận thời gian quản chế 3-5 năm.
Thẩm phán Trương Vĩnh Thủy chủ tọa phiên tòa. Bào chữa cho bị cáo Thức là luật sư Triệu Quốc Mạnh, bào chữa cho bị cáo Long là luật sư Nguyễn Minh Tâm.
Sau khi hội ý, Hội đồng xét xử chấp thuận yêu cầu của Định là không nhận luật sư Võ Đức Trung bào chữa. Lê Công Định tự bào chữa cho mình tại phiên tòa.
Hoàn cảnh gia đình khó khăn, mẹ đã già, bị bệnh và có thành tích cách mạng là các tình tiết được Lê Công Định đưa ra để xin hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt.
Cũng như ở phiên sơ thẩm, Định đã thừa nhận, tỏ ra ăn năn, hối hận về hành vi phạm tội của mình.
Bị cáo nói: “Kính mong Hội đồng xét xử khoan hồng, giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo để bị cáo sớm trở về với gia đình và làm lại từ đầu, cống hiến cho xã hội.”
Theo Hội đồng xét xử, cấp sơ thẩm đã áp dụng các tình tiết giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo, mức án mà cấp sơ thẩm đã tuyên thấp hơn mức án đề nghị nên không thể giảm nhẹ thêm được nữa.
Trong khi đó, Trần Huỳnh Duy Thức vẫn tiếp tục quanh co chối tội, chỉ thừa nhận sai lầm trong nhận thức, chứ không thừa nhận hành vi của mình phạm tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” như tòa sơ thẩm đã tuyên.
Bào chữa cho Thức, luật sư Triệu Quốc Mạnh cho rằng Thức không phạm tội. Tuy nhiên, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao cho rằng với những tài liệu đã làm ra, phát tán trên mạng (blog, email), trong đó có cuốn “Con đường Việt Nam” và “Tuyên ngôn Lạc Hồng,” Thức đã dùng những lời lẽ bôi nhọ Đảng, Nhà nước, kêu gọi, tập hợp lực lượng, thể hiện âm mưu lật đổ chính quyền.
Bị cáo Lê Thăng Long lúc đầu quanh co chối tội, cho rằng bản án sơ thẩm đã quy kết bị cáo phạm tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.”
Tuy nhiên, trong phần tranh luận, Long đã thừa nhận và tỏ ra ăn năn về hành vi phạm tội của mình.
“Tôi biết ơn Đảng và Nhà nước đã nuôi dưỡng, giúp đỡ tôi trưởng thành. Tôi không bao giờ muốn xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tôi mong Hội đồng xét xử khoan hồng cho tôi sớm được sớm trở về về với gia đình,” Long nói.
Hội đồng xét xử kết luận đây là vụ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, hoạt động phạm tội của các bị cáo có tổ chức chặt chẽ, có sự phân công nhiệm vụ cụ thể, có sự móc nối cấu kết với các tổ chức phản động người Việt Nam lưu vong và các thế lực thù địch để tập hợp lực lượng hình thành các tổ chức chính trị phản động, có sự lôi kéo tập hợp lực lượng để hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân bằng phương thức “bất bạo động,” thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam. Trong đó, Thức giữ vai trò cầm đầu, chủ mưu; Định giữ vai trò là người tham gia đắc lực còn Long giữ vai trò đồng phạm giúp sức./.
Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên y án 16 năm tù đối với Trần Huỳnh Duy Thức và y án 5 năm tù đối với Lê Công Định, giảm mức án 5 năm tù xuống còn 3 năm 6 tháng cho Lê Thăng Long.
Riêng bị cáo Nguyễn Tiến Trung, do không có kháng cáo nên phải chấp nhận mức án 7 năm tù.
Ngoài hình phạt tù, các bị cáo còn phải chấp nhận thời gian quản chế 3-5 năm.
Thẩm phán Trương Vĩnh Thủy chủ tọa phiên tòa. Bào chữa cho bị cáo Thức là luật sư Triệu Quốc Mạnh, bào chữa cho bị cáo Long là luật sư Nguyễn Minh Tâm.
Sau khi hội ý, Hội đồng xét xử chấp thuận yêu cầu của Định là không nhận luật sư Võ Đức Trung bào chữa. Lê Công Định tự bào chữa cho mình tại phiên tòa.
Hoàn cảnh gia đình khó khăn, mẹ đã già, bị bệnh và có thành tích cách mạng là các tình tiết được Lê Công Định đưa ra để xin hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt.
Cũng như ở phiên sơ thẩm, Định đã thừa nhận, tỏ ra ăn năn, hối hận về hành vi phạm tội của mình.
Bị cáo nói: “Kính mong Hội đồng xét xử khoan hồng, giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo để bị cáo sớm trở về với gia đình và làm lại từ đầu, cống hiến cho xã hội.”
Theo Hội đồng xét xử, cấp sơ thẩm đã áp dụng các tình tiết giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo, mức án mà cấp sơ thẩm đã tuyên thấp hơn mức án đề nghị nên không thể giảm nhẹ thêm được nữa.
Trong khi đó, Trần Huỳnh Duy Thức vẫn tiếp tục quanh co chối tội, chỉ thừa nhận sai lầm trong nhận thức, chứ không thừa nhận hành vi của mình phạm tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” như tòa sơ thẩm đã tuyên.
Bào chữa cho Thức, luật sư Triệu Quốc Mạnh cho rằng Thức không phạm tội. Tuy nhiên, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao cho rằng với những tài liệu đã làm ra, phát tán trên mạng (blog, email), trong đó có cuốn “Con đường Việt Nam” và “Tuyên ngôn Lạc Hồng,” Thức đã dùng những lời lẽ bôi nhọ Đảng, Nhà nước, kêu gọi, tập hợp lực lượng, thể hiện âm mưu lật đổ chính quyền.
Bị cáo Lê Thăng Long lúc đầu quanh co chối tội, cho rằng bản án sơ thẩm đã quy kết bị cáo phạm tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.”
Tuy nhiên, trong phần tranh luận, Long đã thừa nhận và tỏ ra ăn năn về hành vi phạm tội của mình.
“Tôi biết ơn Đảng và Nhà nước đã nuôi dưỡng, giúp đỡ tôi trưởng thành. Tôi không bao giờ muốn xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tôi mong Hội đồng xét xử khoan hồng cho tôi sớm được sớm trở về về với gia đình,” Long nói.
Hội đồng xét xử kết luận đây là vụ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, hoạt động phạm tội của các bị cáo có tổ chức chặt chẽ, có sự phân công nhiệm vụ cụ thể, có sự móc nối cấu kết với các tổ chức phản động người Việt Nam lưu vong và các thế lực thù địch để tập hợp lực lượng hình thành các tổ chức chính trị phản động, có sự lôi kéo tập hợp lực lượng để hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân bằng phương thức “bất bạo động,” thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam. Trong đó, Thức giữ vai trò cầm đầu, chủ mưu; Định giữ vai trò là người tham gia đắc lực còn Long giữ vai trò đồng phạm giúp sức./.
Trần Xuân Tình (Vietnam+)