Ngày 7/3 tại Hà Nội, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo góp ý vào Đề án xây dựng Bảo tàng khoa học Đồng Nai với sự tham dự của đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học, quản lý đến từ các bảo tàng, trường đại học, viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh đồng chủ trì hội thảo.
Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Nguyễn Quân đánh giá cao ý tưởng xây dựng Bảo tàng khoa học Đồng Nai và cũng là bảo tàng khoa học đầu tiên tại Việt Nam và cho đây là Đề án quan trọng bởi hiện nay, Việt Nam chưa có bảo tàng quốc gia về khoa học và công nghệ.
Bộ trưởng Nguyễn Quân cho rằng không chỉ giúp người dân Việt Nam ôn lại lịch sử phát triển của khoa học và công nghệ, Bảo tàng khoa học Đồng Nai sẽ là nơi tạo ra sự đam mê, nuôi dưỡng tình yêu khoa học của thế hệ tương lai, vì đối tượng của bảo tàng là thế hệ trẻ.
Bảo tàng khoa học Đồng Nai phải đáp ứng được nhu cầu của tỉnh, thực sự là bảo tàng khoa học thu hút thế hệ trẻ và người dân đến tham quan, học tập và đặc biệt là tạo ra môi trường tốt hỗ trợ thế hệ trẻ phát huy năng lực, sở trường đóng góp, cống hiến cho nền khoa học Việt Nam.
Với sự nỗ lực của tỉnh Đồng Nai, Bộ Khoa học và Công nghệ và sự ủng hộ của xã hội, bảo tàng khoa học đầu tiên của tỉnh Đồng Nai và của đất nước sẽ sớm trở thành hiện thực.
Theo các đại biểu, bảo tàng khoa học là nơi nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày, bảo quản, giới thiệu những đối tượng khoa học liên quan đến nhiều lĩnh vực như lịch sử tự nhiên, địa chất, công nghiệp, môi trường, khí hậu, khoa học tự nhiên (toán học, vật lý, hóa học, sinh học...). Bảo tàng khoa học hiện đại có xu hướng mở rộng phạm vi giới thiệu bằng các công nghệ mang tính tương tác cao, nhằm giúp cho việc tiếp thu các kiến thức khoa học trở nên trực quan, dễ hiểu. Khác với bảo tàng thông thường, bảo tàng khoa học thể hiện trình độ khoa học và công nghệ của một quốc gia.
Đóng góp ý kiến vào nội dung Đề án xây dựng Bảo tàng khoa học Đồng Nai, các chuyên gia, nhà khoa học, quản lý đều khẳng định sự cần thiết phải xây dựng bảo tàng khoa học và đóng góp nhiều ý kiến vào nội dung đề án như quy mô xây dựng, chủ đề trưng bày, phương thức xây dựng và cơ cấu tổ chức..., trong đó đề nghị khẳng định rõ vai trò, chức năng của bảo tàng, trên nền tảng đó xây dựng nhiệm vụ của bảo tàng trong lưu giữ, sưu tầm và gắn với hoạt động nghiên cứu, đào tạo và hợp tác quốc tế.
Cơ cấu tổ chức của bảo tàng cần được đề cập đến một cách cụ thể, rõ ràng để thực hiện tốt các nhiệm vụ đặt ra.
Theo các đại biểu, để các bảo tàng thực sự phát huy hiệu quả, rất cần sự quan tâm của các nhà quản lý, cơ quan chức năng. Bảo tàng phải được xây dựng để phục vụ thiết thực cho nhân dân, đặc biệt là cho giới trẻ và phải được xây dựng ở vị trí thuận lợi, không được xa trung tâm thành phố, nếu không sẽ lãng phí tiền của, công sức xây dựng…
Ngoài ra, cần chú trọng công tác sưu tầm hiện vật cho bảo tàng, cũng như vấn đề kinh phí xây dựng, sưu tầm, duy tu, bảo dưỡng cho bảo tàng. Bảo tàng khoa học Đồng Nai cần thể hiện rõ đặc điểm thiên nhiên, con người và ngành công nghệ Việt Nam, có như vậy mới thu hút được đông đảo sự quan tâm của chính người Việt Nam cũng như khách quốc tế.
Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai Phạm Văn Sáng cho biết bảo tàng sẽ được xây dựng tại xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, gần Khu Công nghệ cao chuyên ngành công nghệ sinh học và nằm trong khu định hướng xây dựng đô thị khoa học trong tương lai, diện tích khuôn viên khoảng 250.000m2 với 5 khu vực trưng bày triển lãm.
Nội dung trưng bày của bảo tàng gồm 3 phần chính là hệ thống trưng bày cố định, trưng bày chuyên đề, trưng bày ngoài trời trong đó, phần trưng bày cố định gồm 7 chủ đề: lịch sử khoa học, khoa học cơ bản và môi trường, khoa học tự nhiên, khoa học tương lai, khoa học và cuộc sống, khoa học thiên nhiên, khoa học Việt Nam và Đồng Nai.
Dự kiến, Bảo tàng Khoa học Đồng Nai sẽ khởi công vào năm 2015 và sẽ cơ bản hoàn thành vào năm 2018./.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh đồng chủ trì hội thảo.
Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Nguyễn Quân đánh giá cao ý tưởng xây dựng Bảo tàng khoa học Đồng Nai và cũng là bảo tàng khoa học đầu tiên tại Việt Nam và cho đây là Đề án quan trọng bởi hiện nay, Việt Nam chưa có bảo tàng quốc gia về khoa học và công nghệ.
Bộ trưởng Nguyễn Quân cho rằng không chỉ giúp người dân Việt Nam ôn lại lịch sử phát triển của khoa học và công nghệ, Bảo tàng khoa học Đồng Nai sẽ là nơi tạo ra sự đam mê, nuôi dưỡng tình yêu khoa học của thế hệ tương lai, vì đối tượng của bảo tàng là thế hệ trẻ.
Bảo tàng khoa học Đồng Nai phải đáp ứng được nhu cầu của tỉnh, thực sự là bảo tàng khoa học thu hút thế hệ trẻ và người dân đến tham quan, học tập và đặc biệt là tạo ra môi trường tốt hỗ trợ thế hệ trẻ phát huy năng lực, sở trường đóng góp, cống hiến cho nền khoa học Việt Nam.
Với sự nỗ lực của tỉnh Đồng Nai, Bộ Khoa học và Công nghệ và sự ủng hộ của xã hội, bảo tàng khoa học đầu tiên của tỉnh Đồng Nai và của đất nước sẽ sớm trở thành hiện thực.
Theo các đại biểu, bảo tàng khoa học là nơi nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày, bảo quản, giới thiệu những đối tượng khoa học liên quan đến nhiều lĩnh vực như lịch sử tự nhiên, địa chất, công nghiệp, môi trường, khí hậu, khoa học tự nhiên (toán học, vật lý, hóa học, sinh học...). Bảo tàng khoa học hiện đại có xu hướng mở rộng phạm vi giới thiệu bằng các công nghệ mang tính tương tác cao, nhằm giúp cho việc tiếp thu các kiến thức khoa học trở nên trực quan, dễ hiểu. Khác với bảo tàng thông thường, bảo tàng khoa học thể hiện trình độ khoa học và công nghệ của một quốc gia.
Đóng góp ý kiến vào nội dung Đề án xây dựng Bảo tàng khoa học Đồng Nai, các chuyên gia, nhà khoa học, quản lý đều khẳng định sự cần thiết phải xây dựng bảo tàng khoa học và đóng góp nhiều ý kiến vào nội dung đề án như quy mô xây dựng, chủ đề trưng bày, phương thức xây dựng và cơ cấu tổ chức..., trong đó đề nghị khẳng định rõ vai trò, chức năng của bảo tàng, trên nền tảng đó xây dựng nhiệm vụ của bảo tàng trong lưu giữ, sưu tầm và gắn với hoạt động nghiên cứu, đào tạo và hợp tác quốc tế.
Cơ cấu tổ chức của bảo tàng cần được đề cập đến một cách cụ thể, rõ ràng để thực hiện tốt các nhiệm vụ đặt ra.
Theo các đại biểu, để các bảo tàng thực sự phát huy hiệu quả, rất cần sự quan tâm của các nhà quản lý, cơ quan chức năng. Bảo tàng phải được xây dựng để phục vụ thiết thực cho nhân dân, đặc biệt là cho giới trẻ và phải được xây dựng ở vị trí thuận lợi, không được xa trung tâm thành phố, nếu không sẽ lãng phí tiền của, công sức xây dựng…
Ngoài ra, cần chú trọng công tác sưu tầm hiện vật cho bảo tàng, cũng như vấn đề kinh phí xây dựng, sưu tầm, duy tu, bảo dưỡng cho bảo tàng. Bảo tàng khoa học Đồng Nai cần thể hiện rõ đặc điểm thiên nhiên, con người và ngành công nghệ Việt Nam, có như vậy mới thu hút được đông đảo sự quan tâm của chính người Việt Nam cũng như khách quốc tế.
Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai Phạm Văn Sáng cho biết bảo tàng sẽ được xây dựng tại xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, gần Khu Công nghệ cao chuyên ngành công nghệ sinh học và nằm trong khu định hướng xây dựng đô thị khoa học trong tương lai, diện tích khuôn viên khoảng 250.000m2 với 5 khu vực trưng bày triển lãm.
Nội dung trưng bày của bảo tàng gồm 3 phần chính là hệ thống trưng bày cố định, trưng bày chuyên đề, trưng bày ngoài trời trong đó, phần trưng bày cố định gồm 7 chủ đề: lịch sử khoa học, khoa học cơ bản và môi trường, khoa học tự nhiên, khoa học tương lai, khoa học và cuộc sống, khoa học thiên nhiên, khoa học Việt Nam và Đồng Nai.
Dự kiến, Bảo tàng Khoa học Đồng Nai sẽ khởi công vào năm 2015 và sẽ cơ bản hoàn thành vào năm 2018./.
Nguyễn Bích Thủy (TTXVN)