Sáng nay 4/10, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Báo Hà Nội Mới đã tổ chức trao giải cuộc thi tìm hiểu “Thăng Long–Hà Nội nghìn năm Văn hiến và Anh hùng.”
Nhiều tác phẩm trong cuộc thi được thể hiện rất kỳ công, sáng tạo và gây xúc động cho người xem về những tấm lòng dành cho Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Tác phẩm 1.000 trang từ những đêm không ngủ
Hai Giải đặc biệt đã được trao cho Ban tổ chức cuộc thi thành phố Hà Nội và Đoàn cơ sở Trung đoàn BB38, Sư đoàn BB2 – Quân khu V đóng quân tại Gia Lai.
Giải đặc biệt dành cho tập thể thuộc về Hà Nội, là đơn vị có số bài dự thi cao nhất với hơn 700 nghìn bài dự thi, trong đó có nhiều bài dự thi đạt giải cao.
Giải đặc biệt cá nhân được trao cho Đoàn cơ sở Trung đoàn BB38 với tác phẩm dự thi dày 1.000 trang in trên khổ giấy A0, cuối bài dự thi là chữ ký của 1.000 chiến sĩ Trung đoàn BB38, những người đã ngày đêm thực hiện tác phẩm.
Do đơn vị đóng quân trên địa bàn huyện An Khê (Gia Lai) cách xa Hà Nội nên việc tìm kiếm những tài liệu cổ của những chiến sỹ trong đơn vị để trả lời 12 câu hỏi dự thi rất vất vả.
Anh Võ Văn Cương, đại diện cho Đoàn cơ sở Trung đoàn BB38, cho biết: “Trong thời gian thực hiện bài dự thi, các chiến sĩ đã gặp rất nhiều khó khăn khi tìm hiểu các tài liệu cổ về Hà Nội. Nhưng khó khăn lớn nhất là thời gian trong quân đội rất chặt chẽ, để thực hiện bài dự thi này các chiến sĩ đã phải thức đêm để tranh thủ tìm hiểu tài liệu trên Internet, qua sách báo..."
Sau hơn 10 tháng ròng rã thức đêm để thực hiện, bài thi đã hoàn thành và "Giải thưởng đặc biệt phần thưởng xứng đáng, là sự động viên rất lớn đối với các chiến sỹ Đoàn viên trong đơn vị," anh Cương khẳng định.
Những câu chuyện kể viết nên tác phẩm
Trong 8 giải cá nhân được trao giải ấn tượng tại cuộc thi này, người xem thực sự xúc động với tác phẩm dự thi bằng chữ nổi của em Nguyễn Khánh Duy, 9 tuổi, học sinh khiếm thị trường Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội.
Hàng ngày, cứ sau khi làm xong bài tập tối, Duy lại cặm cụi ngồi đọc tài liệu về Hà Nội do bố xin được từ Trung ương Đoàn. Hơn hai tháng, vừa đảm bảo lịch học trên lớp, hoàn thành tốt các bài được giao, vừa đọc tài liệu vừa dập chữ, cuối cùng bài thi của Duy cũng hoàn thành.
Ông Nguyễn Văn Cương, bố em Duy cho biết: “Bố mẹ, thầy cô, bạn bè đã động viên Duy rất nhiều để hoàn thành bài dự thi. Vì Duy không nhìn thấy nên trên đường đưa con đi học, đi chơi qua các địa danh như Văn Miếu, Hồ Gươm…, tôi thường miêu tả và kể cho con nghe về các địa danh, để con hiểu về các tài liệu con đã đọc và thực hiện tốt bài dự thi. Sau khi Duy hoàn thành bằng chữ nổi, tôi phải biên tập và viết lại thành văn bản thông thường."
Duy cho biết, những câu chuyện kể của bố đã đem lại những hình ảnh sống động về Hà Nội và nhờ đó, em thêm hiểu hơn, yêu hơn về lịch sử của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Nếu như tác phẩm của Duy được viết nên từ những câu chuyện kể của bố thì tác phẩm của Steven Tait, người Canada lại được hoàn thành nhờ một phần đóng góp quan trọng từ những câu chuyện của... người phiên dịch.
Steven Tait cho biết, để trả lời được 12 câu hỏi của cuộc thi, Steven phải tìm mọi nguồn thông tin qua Internet, thư viện, mua sách về đọc, qua bạn bè… Nhiều chỗ Steven đã phải nhờ phiên dịch giảng giải những câu chuyện cổ, những tài liệu khó để hiểu hơn về lịch sử Hà Nội.
Và tác phẩm của Steven sau khi hoàn thành đã thực sự gây ấn tượng với người xem: bài thi được viết trên 5 chiếc nón lá và một cuốn tiểu luận, tất cả đều bằng tiếng Việt. Steven chia sẻ: “Nón lá là nét đặc trưng của người Việt Nam. Nhìn thấy nón lá là như thấy con gái Việt Nam, thấy một cái gì đó rất Việt, vì thế tôi chọn nón lá để viết lên bài dự thi”.
Cuộc thi tìm hiểu “Thăng Long – Hà Nội nghìn năm Văn hiến và Anh hùng” được phát động vào tháng 10/2009 trên phạm vi toàn quốc. Sau 10 tháng phát động, cuộc thi đã quy tụ được hơn 3 triệu bài dự thi từ các tỉnh, thành phố. Nhiều bài thi được trình bày công phu, sáng tạo và phần nội dung có đầu tư sâu về trí tuệ. Toàn bộ các tác phẩm là món quà ý nghĩa mà những người yêu Hà Nội trong và ngoài nước dành tặng Đại lễ nghìn năm./.
Nhiều tác phẩm trong cuộc thi được thể hiện rất kỳ công, sáng tạo và gây xúc động cho người xem về những tấm lòng dành cho Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Tác phẩm 1.000 trang từ những đêm không ngủ
Hai Giải đặc biệt đã được trao cho Ban tổ chức cuộc thi thành phố Hà Nội và Đoàn cơ sở Trung đoàn BB38, Sư đoàn BB2 – Quân khu V đóng quân tại Gia Lai.
Giải đặc biệt dành cho tập thể thuộc về Hà Nội, là đơn vị có số bài dự thi cao nhất với hơn 700 nghìn bài dự thi, trong đó có nhiều bài dự thi đạt giải cao.
Giải đặc biệt cá nhân được trao cho Đoàn cơ sở Trung đoàn BB38 với tác phẩm dự thi dày 1.000 trang in trên khổ giấy A0, cuối bài dự thi là chữ ký của 1.000 chiến sĩ Trung đoàn BB38, những người đã ngày đêm thực hiện tác phẩm.
Do đơn vị đóng quân trên địa bàn huyện An Khê (Gia Lai) cách xa Hà Nội nên việc tìm kiếm những tài liệu cổ của những chiến sỹ trong đơn vị để trả lời 12 câu hỏi dự thi rất vất vả.
Anh Võ Văn Cương, đại diện cho Đoàn cơ sở Trung đoàn BB38, cho biết: “Trong thời gian thực hiện bài dự thi, các chiến sĩ đã gặp rất nhiều khó khăn khi tìm hiểu các tài liệu cổ về Hà Nội. Nhưng khó khăn lớn nhất là thời gian trong quân đội rất chặt chẽ, để thực hiện bài dự thi này các chiến sĩ đã phải thức đêm để tranh thủ tìm hiểu tài liệu trên Internet, qua sách báo..."
Sau hơn 10 tháng ròng rã thức đêm để thực hiện, bài thi đã hoàn thành và "Giải thưởng đặc biệt phần thưởng xứng đáng, là sự động viên rất lớn đối với các chiến sỹ Đoàn viên trong đơn vị," anh Cương khẳng định.
Những câu chuyện kể viết nên tác phẩm
Trong 8 giải cá nhân được trao giải ấn tượng tại cuộc thi này, người xem thực sự xúc động với tác phẩm dự thi bằng chữ nổi của em Nguyễn Khánh Duy, 9 tuổi, học sinh khiếm thị trường Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội.
Hàng ngày, cứ sau khi làm xong bài tập tối, Duy lại cặm cụi ngồi đọc tài liệu về Hà Nội do bố xin được từ Trung ương Đoàn. Hơn hai tháng, vừa đảm bảo lịch học trên lớp, hoàn thành tốt các bài được giao, vừa đọc tài liệu vừa dập chữ, cuối cùng bài thi của Duy cũng hoàn thành.
Ông Nguyễn Văn Cương, bố em Duy cho biết: “Bố mẹ, thầy cô, bạn bè đã động viên Duy rất nhiều để hoàn thành bài dự thi. Vì Duy không nhìn thấy nên trên đường đưa con đi học, đi chơi qua các địa danh như Văn Miếu, Hồ Gươm…, tôi thường miêu tả và kể cho con nghe về các địa danh, để con hiểu về các tài liệu con đã đọc và thực hiện tốt bài dự thi. Sau khi Duy hoàn thành bằng chữ nổi, tôi phải biên tập và viết lại thành văn bản thông thường."
Duy cho biết, những câu chuyện kể của bố đã đem lại những hình ảnh sống động về Hà Nội và nhờ đó, em thêm hiểu hơn, yêu hơn về lịch sử của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Nếu như tác phẩm của Duy được viết nên từ những câu chuyện kể của bố thì tác phẩm của Steven Tait, người Canada lại được hoàn thành nhờ một phần đóng góp quan trọng từ những câu chuyện của... người phiên dịch.
Steven Tait cho biết, để trả lời được 12 câu hỏi của cuộc thi, Steven phải tìm mọi nguồn thông tin qua Internet, thư viện, mua sách về đọc, qua bạn bè… Nhiều chỗ Steven đã phải nhờ phiên dịch giảng giải những câu chuyện cổ, những tài liệu khó để hiểu hơn về lịch sử Hà Nội.
Và tác phẩm của Steven sau khi hoàn thành đã thực sự gây ấn tượng với người xem: bài thi được viết trên 5 chiếc nón lá và một cuốn tiểu luận, tất cả đều bằng tiếng Việt. Steven chia sẻ: “Nón lá là nét đặc trưng của người Việt Nam. Nhìn thấy nón lá là như thấy con gái Việt Nam, thấy một cái gì đó rất Việt, vì thế tôi chọn nón lá để viết lên bài dự thi”.
Cuộc thi tìm hiểu “Thăng Long – Hà Nội nghìn năm Văn hiến và Anh hùng” được phát động vào tháng 10/2009 trên phạm vi toàn quốc. Sau 10 tháng phát động, cuộc thi đã quy tụ được hơn 3 triệu bài dự thi từ các tỉnh, thành phố. Nhiều bài thi được trình bày công phu, sáng tạo và phần nội dung có đầu tư sâu về trí tuệ. Toàn bộ các tác phẩm là món quà ý nghĩa mà những người yêu Hà Nội trong và ngoài nước dành tặng Đại lễ nghìn năm./.
Hồng Kiều (Vietnam+)