Đến nay, ít người được biết rằng, tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, có lưu trữ hai hiện vật quý là đá tự nhiên mang hình Bác Hồ. Đó là tác phẩm “Bác Hồ ở Pắc Bó” và “Chân dung Bác Hồ” được kỹ sư Lê Mạnh Tuấn, nhà nghiên cứu, sưu tầm kỳ thạch, Hội di sản Văn hóa Việt Nam sưu tầm và hiến tặng.
Thông điệp từ thiên nhiên
Những nhà nghiên cứu và chơi đá cho biết, mỗi khối đá tự nhiên mang một thông điệp và ngôn ngữ riêng, có thể đọc được.
Tác phẩm “Bác Hồ ở Pắc Bó” có chất liệu là gỗ hóa thạch trên nền casedon. Khối đá được gắn trên gỗ sồi, mang hình bia, tam cấp, trong đó cấp cuối cùng là thạch anh màu hồng.
Trong đó, khối đá thạch anh hồng đỏ tượng trưng cho dòng máu cách mạng của toàn Đảng, toàn dân Việt Nam và gỗ sồi, một loại cây sống được hàng nghìn năm, biểu trưng cho sự trường tồn của dân tộc.
Còn ở khối gỗ hóa thạch, điều đặc biệt là các họa tiết, hoa văn trên đá khiến người xem liên tưởng tới hình ảnh Bác Hồ đang làm việc tại hang Pắc Bó, Việt Bắc.
Bác Hồ ngồi ở giữa với áo chàm quen thuộc, Người say sưa trước bàn làm việc, vạch kế hoạch cho con đường cách mạng Việt Nam. Xung quanh là các đồng chí lãnh đạo đang chăm chú lắng nghe kế hoạch của Người.
Một tác phẩm về Hồ Chí Minh từ khối đá tự nhiên khác là bức chân dung Người bằng ngọc mã não. Khối đá được gắn trên tam cấp, cấp trên là gỗ sồi, cấp dưới là casedon mang màu xanh hy vọng.
Hình dạng khối đá cùng những hoa văn qua nền ngọc mã não làm cho người xem hình dung được chân dung Bác Hồ. Đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh với vầng trán rộng và chòm râu dài. Bác ngồi đó trầm ngâm vừa có vẻ ung dung tự tại lại vừa đau đáu nỗi niềm cứu nước cứu dân.
Ông Bùi Kim Hồng, Giám đốc Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, cho biết, hiện nay, hai tác phẩm này được để ở phòng của khu di tích, nơi trước kia Bác Hồ đã dùng để tiếp cán bộ. Căn phòng này đang trong thời gian khôi phục trưng bày, sau khi hoàn tất việc khôi phục, có thể hai tác phẩm này sẽ được trưng bày tại đó.
“Không gì mua được tình yêu dành cho Bác”
Phóng viên Vietnam+ tìm gặp kỹ sư Lê Mạnh Tuấn, người đã dâng tặng hai tác phẩm đá tự nhiên có hình Bác tại nơi làm việc của ông.
Ông Tuấn cho biết, việc ông tìm được hai tác phẩm này như một cái duyên. Vào dịp festival Thành phố Hồ Chí Minh lần 1 về sinh vật cảnh năm 2006, trong lúc đi giao lưu với các nhà sưu tầm kỳ thạch ông đã phát hiện ra hai khối đá lạ. Khi ông mài đá thì các lớp vật chất hiện ra hình ảnh Bác Hồ. Lúc đó, ông đã rất xúc động và cho hai khối kỳ thạch này nằm trong bộ sưu tầm thất kỳ (bẩy khối đá kỳ lạ) nhất ông sưu tầm được.
Qua quá trình nghiên cứu, ông được biết một khối có xuất xứ từ Hồ Trị An, Đồng Nai, còn khối kia là ở Tây Nguyên.
“Tiếng lành đồn xa,” biết được ông có hai khối đá hiếm lạ này, nhiều người chơi đá đã tìm đến và hỏi mua ông với giá cao nhưng ông đều từ chối.
“Mặc dù lúc đó chẳng có tiền nhưng mình mà bán thì khác nào bán đi hình ảnh của Bác Hồ ở trong mình. Không gì có thể mua được tình yêu tôi dành cho Bác! Vậy nên tôi quyết định tặng lại hai tác phẩm này cho Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch,” ông Tuấn tâm sự.
Ở Việt Nam không ít những khối đá có hình đã mang truyền thuyết, huyền thoại có tính giáo dục cao như Nàng Tô Thị (Lạng Sơn), Hòn Vọng phu (Thanh Hóa), Hòn Trống mái (Hạ Long)… Ông Tuấn hy vọng rằng, khối đá có hình Bác này sẽ được lưu giữ lâu dài, giới thiệu với đồng bào trong nước và quốc tế để mọi người hiểu hơn về tiềm năng đá Việt cũng như tấm lòng của người dân đối với vị Cha già kính yêu của dân tộc./.
Thông điệp từ thiên nhiên
Những nhà nghiên cứu và chơi đá cho biết, mỗi khối đá tự nhiên mang một thông điệp và ngôn ngữ riêng, có thể đọc được.
Tác phẩm “Bác Hồ ở Pắc Bó” có chất liệu là gỗ hóa thạch trên nền casedon. Khối đá được gắn trên gỗ sồi, mang hình bia, tam cấp, trong đó cấp cuối cùng là thạch anh màu hồng.
Trong đó, khối đá thạch anh hồng đỏ tượng trưng cho dòng máu cách mạng của toàn Đảng, toàn dân Việt Nam và gỗ sồi, một loại cây sống được hàng nghìn năm, biểu trưng cho sự trường tồn của dân tộc.
Còn ở khối gỗ hóa thạch, điều đặc biệt là các họa tiết, hoa văn trên đá khiến người xem liên tưởng tới hình ảnh Bác Hồ đang làm việc tại hang Pắc Bó, Việt Bắc.
Bác Hồ ngồi ở giữa với áo chàm quen thuộc, Người say sưa trước bàn làm việc, vạch kế hoạch cho con đường cách mạng Việt Nam. Xung quanh là các đồng chí lãnh đạo đang chăm chú lắng nghe kế hoạch của Người.
Một tác phẩm về Hồ Chí Minh từ khối đá tự nhiên khác là bức chân dung Người bằng ngọc mã não. Khối đá được gắn trên tam cấp, cấp trên là gỗ sồi, cấp dưới là casedon mang màu xanh hy vọng.
Hình dạng khối đá cùng những hoa văn qua nền ngọc mã não làm cho người xem hình dung được chân dung Bác Hồ. Đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh với vầng trán rộng và chòm râu dài. Bác ngồi đó trầm ngâm vừa có vẻ ung dung tự tại lại vừa đau đáu nỗi niềm cứu nước cứu dân.
Ông Bùi Kim Hồng, Giám đốc Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, cho biết, hiện nay, hai tác phẩm này được để ở phòng của khu di tích, nơi trước kia Bác Hồ đã dùng để tiếp cán bộ. Căn phòng này đang trong thời gian khôi phục trưng bày, sau khi hoàn tất việc khôi phục, có thể hai tác phẩm này sẽ được trưng bày tại đó.
“Không gì mua được tình yêu dành cho Bác”
Phóng viên Vietnam+ tìm gặp kỹ sư Lê Mạnh Tuấn, người đã dâng tặng hai tác phẩm đá tự nhiên có hình Bác tại nơi làm việc của ông.
Ông Tuấn cho biết, việc ông tìm được hai tác phẩm này như một cái duyên. Vào dịp festival Thành phố Hồ Chí Minh lần 1 về sinh vật cảnh năm 2006, trong lúc đi giao lưu với các nhà sưu tầm kỳ thạch ông đã phát hiện ra hai khối đá lạ. Khi ông mài đá thì các lớp vật chất hiện ra hình ảnh Bác Hồ. Lúc đó, ông đã rất xúc động và cho hai khối kỳ thạch này nằm trong bộ sưu tầm thất kỳ (bẩy khối đá kỳ lạ) nhất ông sưu tầm được.
Qua quá trình nghiên cứu, ông được biết một khối có xuất xứ từ Hồ Trị An, Đồng Nai, còn khối kia là ở Tây Nguyên.
“Tiếng lành đồn xa,” biết được ông có hai khối đá hiếm lạ này, nhiều người chơi đá đã tìm đến và hỏi mua ông với giá cao nhưng ông đều từ chối.
“Mặc dù lúc đó chẳng có tiền nhưng mình mà bán thì khác nào bán đi hình ảnh của Bác Hồ ở trong mình. Không gì có thể mua được tình yêu tôi dành cho Bác! Vậy nên tôi quyết định tặng lại hai tác phẩm này cho Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch,” ông Tuấn tâm sự.
Ở Việt Nam không ít những khối đá có hình đã mang truyền thuyết, huyền thoại có tính giáo dục cao như Nàng Tô Thị (Lạng Sơn), Hòn Vọng phu (Thanh Hóa), Hòn Trống mái (Hạ Long)… Ông Tuấn hy vọng rằng, khối đá có hình Bác này sẽ được lưu giữ lâu dài, giới thiệu với đồng bào trong nước và quốc tế để mọi người hiểu hơn về tiềm năng đá Việt cũng như tấm lòng của người dân đối với vị Cha già kính yêu của dân tộc./.
Thiên Linh (Vietnam+)