Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), dự báo giá trị xuất khẩu thủy sản quý 1/2013 sẽ đạt khoảng 1,15 tỷ USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguyên nhân chính được các chuyên gia ngành thủy sản đưa ra là những khó khăn của năm cũ chưa thể khắc phục được, hoạt động sản xuất nguyên liệu và ổn định đầu ra cho các mặt hàng cá tra, tôm, mực bạch tuộc, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ... sẽ là những trở ngại cho xuất khẩu thủy sản quý I đầu năm nay.
Mặc dù, sau nhiều tuần biến động, hiện nay giá cá tra tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long ở quanh mức 19.000 - 22.500 đồng/kg.
Trước tình hình đó, nhiều hộ nuôi tại đồng bằng sông Cửu Long đang có xu hướng "treo ao" hoặc chuyển nghề. Cộng với khó khăn về vốn chưa được tháo gỡ nên sản lượng cá nuôi quý I/2013 có thể chỉ đạt khoảng 100.000-150.000 tấn, giảm 30-50% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy cả người nuôi và doanh nghiệp khó có thể có được nguồn nguyên liệu như những năm trước.
Trong tháng 1, giá trị xuất khẩu cá tra của cả nước ước đạt 120 triệu USD, giảm khoảng 20% so với cùng kỳ năm 2012.
Hầu hết sản phẩm xuất khẩu sang các thị trường lớn như EU, Mỹ, ASEAN, Mexico, Brazil... đều giảm mạnh. Thêm vào đó, do trùng với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài và nhu cầu tiêu thụ chững lại, dự báo xuất khẩu cá tra quý 1/2013 chỉ đạt khoảng 230 - 250 triệu USD, giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Không chỉ mặt hàng cá tra, mặt hàng tôm cũng đang gặp khó khăn. Theo đánh giá, sản lượng tôm nuôi quý I/2013 có thể giảm từ 20 - 30% so với cùng kỳ năm ngoái nên ảnh hưởng lớn đến nguồn tôm nguyên liệu.
Cộng với rào cản Ethoxyquin tại thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc, việc khởi kiện chống trợ cấp cho tôm nuôi tại Mỹ, nhu cầu tiêu thụ tại EU chững và sản lượng tôm toàn cầu giảm có thể khiến giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam quý 1/2013 chỉ ở mức 360 triệu USD, giảm khoảng 18 - 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, trong số các sản phẩm thủy sản xuất khẩu, mặt hàng cá ngừ có mức tăng trưởng khả quan. Tháng 1/2013, xuất khẩu cá ngừ tiếp tục tăng mạnh 41% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo dự báo của Tổng cục Thủy sản, quý 1/2013, thời tiết biển khá thuận lợi cho hoạt động khai thác nhưng thời gian đi biển lại ít hơn do có những ngày nghỉ Tết nguyên đán.
Các chuyên gia ngành thủy sản cho biết, cùng với việc duy trì các thị trường EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ... để tiếp tục tăng 10-15% giá trị xuất khẩu hải sản của Việt Nam, nhóm hàng hải sản tiếp tục là niềm mong đợi bù đắp cho xuất khẩu thủy sản nói chung trong quý đầu năm 2013.
Ngoài cá ngừ, mặt hàng cá biển, cua ghẹ, giáp xác khác và chả cá surimi dự báo tiếp tục tăng khá ngay từ đầu năm. Do vậy, với mức tăng trưởng ổn định từ 15-20%, giá trị xuất khẩu nhóm hàng hải sản quý I/2013 có thể đạt khoảng 520 triệu USD./.
Nguyên nhân chính được các chuyên gia ngành thủy sản đưa ra là những khó khăn của năm cũ chưa thể khắc phục được, hoạt động sản xuất nguyên liệu và ổn định đầu ra cho các mặt hàng cá tra, tôm, mực bạch tuộc, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ... sẽ là những trở ngại cho xuất khẩu thủy sản quý I đầu năm nay.
Mặc dù, sau nhiều tuần biến động, hiện nay giá cá tra tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long ở quanh mức 19.000 - 22.500 đồng/kg.
Trước tình hình đó, nhiều hộ nuôi tại đồng bằng sông Cửu Long đang có xu hướng "treo ao" hoặc chuyển nghề. Cộng với khó khăn về vốn chưa được tháo gỡ nên sản lượng cá nuôi quý I/2013 có thể chỉ đạt khoảng 100.000-150.000 tấn, giảm 30-50% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy cả người nuôi và doanh nghiệp khó có thể có được nguồn nguyên liệu như những năm trước.
Trong tháng 1, giá trị xuất khẩu cá tra của cả nước ước đạt 120 triệu USD, giảm khoảng 20% so với cùng kỳ năm 2012.
Hầu hết sản phẩm xuất khẩu sang các thị trường lớn như EU, Mỹ, ASEAN, Mexico, Brazil... đều giảm mạnh. Thêm vào đó, do trùng với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài và nhu cầu tiêu thụ chững lại, dự báo xuất khẩu cá tra quý 1/2013 chỉ đạt khoảng 230 - 250 triệu USD, giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Không chỉ mặt hàng cá tra, mặt hàng tôm cũng đang gặp khó khăn. Theo đánh giá, sản lượng tôm nuôi quý I/2013 có thể giảm từ 20 - 30% so với cùng kỳ năm ngoái nên ảnh hưởng lớn đến nguồn tôm nguyên liệu.
Cộng với rào cản Ethoxyquin tại thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc, việc khởi kiện chống trợ cấp cho tôm nuôi tại Mỹ, nhu cầu tiêu thụ tại EU chững và sản lượng tôm toàn cầu giảm có thể khiến giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam quý 1/2013 chỉ ở mức 360 triệu USD, giảm khoảng 18 - 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, trong số các sản phẩm thủy sản xuất khẩu, mặt hàng cá ngừ có mức tăng trưởng khả quan. Tháng 1/2013, xuất khẩu cá ngừ tiếp tục tăng mạnh 41% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo dự báo của Tổng cục Thủy sản, quý 1/2013, thời tiết biển khá thuận lợi cho hoạt động khai thác nhưng thời gian đi biển lại ít hơn do có những ngày nghỉ Tết nguyên đán.
Các chuyên gia ngành thủy sản cho biết, cùng với việc duy trì các thị trường EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ... để tiếp tục tăng 10-15% giá trị xuất khẩu hải sản của Việt Nam, nhóm hàng hải sản tiếp tục là niềm mong đợi bù đắp cho xuất khẩu thủy sản nói chung trong quý đầu năm 2013.
Ngoài cá ngừ, mặt hàng cá biển, cua ghẹ, giáp xác khác và chả cá surimi dự báo tiếp tục tăng khá ngay từ đầu năm. Do vậy, với mức tăng trưởng ổn định từ 15-20%, giá trị xuất khẩu nhóm hàng hải sản quý I/2013 có thể đạt khoảng 520 triệu USD./.
Thúy Hiền (TTXVN)