Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước trong tháng Bảy đạt khoảng 500 triệu USD, đưa tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu bảy tháng qua lên 3,1 tỷ USD, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu sang các thị trường lớn tăng trưởng mạnh cả về khối lượng và giá trị, điển hình như Hoa Kỳ tăng 48,8%, Trung Quốc 60,5%, Canada 66,2% về giá trị.
Trong nhóm hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, mặt hàng tôm có mức tăng trưởng cao nhất. Đến nay, cả nước đã xuất khẩu trên 115.000 tấn tôm, trị giá trên 1,1 tỷ USD, tăng 15% về khối lượng và 35% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, xuất khẩu tôm sú tăng 15% về khối lượng và 30% về giá trị; xuất khẩu tôm chân trắng tăng 37% về khối lượng và 72% về giá trị so với cùng kỳ.
Giá xuất khẩu trung bình sản phẩm tôm cũng tăng đáng kể trong 6 tháng đầu năm nay và tăng 15,6% so với cùng kỳ năm ngoái với mức 9,53 USD/kg.
Tuy nhiên, mức tăng này còn chưa theo kịp với mức tăng giá tôm nguyên liệu trong nước, bởi giá tôm nguyên liệu đã tăng 60.000-70.000 đồng/kg (tùy loại).
Tôm loại 20 con/kg hiện có giá 250.000 đồng/kg; loại 30 con/kg có giá 200.000 đồng/kg; loại 40 con/kg có giá từ 160.000-170.000 đồng/kg.
Mặc dù giá tôm nguyên liệu đứng ở mức cao nhưng đa phần các nhà máy chế biến mặt hàng tôm xuất khẩu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện vẫn lâm vào tình trạng “đói” nguyên liệu, hoạt động theo kiểu cầm chừng. Nhiều nhà máy chỉ hoạt động khoảng 40-50% công suất.
Cũng do thiếu tôm nguyên liệu, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản tranh nhau tìm mua, đã đẩy giá tôm tăng liên tục.
Nguyên nhân chính là do vùng ngập mặn, ven biển thuộc các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long mới bắt đầu thu hoạch tôm sú nuôi đợt 1; với diện tích, số lượng con giống thả nuôi không nhiều nên sản lượng thu hoạch được không đáng kể.
Riêng số tôm nuôi còn lại phần lớn đang ở trong giai đoạn 2-3 tháng tuổi, còn khoảng 2 tháng nữa mới bắt đầu vào vụ thu hoạch rộ.
Hơn nữa, vụ nuôi tôm năm nay gặp nhiều bất lợi, ngoài các yếu tố về thời tiết, môi trường, chất lượng con giống, bệnh trên tôm năm nay cũng có nhiều diễn biến phức tạp./.
Xuất khẩu sang các thị trường lớn tăng trưởng mạnh cả về khối lượng và giá trị, điển hình như Hoa Kỳ tăng 48,8%, Trung Quốc 60,5%, Canada 66,2% về giá trị.
Trong nhóm hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, mặt hàng tôm có mức tăng trưởng cao nhất. Đến nay, cả nước đã xuất khẩu trên 115.000 tấn tôm, trị giá trên 1,1 tỷ USD, tăng 15% về khối lượng và 35% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, xuất khẩu tôm sú tăng 15% về khối lượng và 30% về giá trị; xuất khẩu tôm chân trắng tăng 37% về khối lượng và 72% về giá trị so với cùng kỳ.
Giá xuất khẩu trung bình sản phẩm tôm cũng tăng đáng kể trong 6 tháng đầu năm nay và tăng 15,6% so với cùng kỳ năm ngoái với mức 9,53 USD/kg.
Tuy nhiên, mức tăng này còn chưa theo kịp với mức tăng giá tôm nguyên liệu trong nước, bởi giá tôm nguyên liệu đã tăng 60.000-70.000 đồng/kg (tùy loại).
Tôm loại 20 con/kg hiện có giá 250.000 đồng/kg; loại 30 con/kg có giá 200.000 đồng/kg; loại 40 con/kg có giá từ 160.000-170.000 đồng/kg.
Mặc dù giá tôm nguyên liệu đứng ở mức cao nhưng đa phần các nhà máy chế biến mặt hàng tôm xuất khẩu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện vẫn lâm vào tình trạng “đói” nguyên liệu, hoạt động theo kiểu cầm chừng. Nhiều nhà máy chỉ hoạt động khoảng 40-50% công suất.
Cũng do thiếu tôm nguyên liệu, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản tranh nhau tìm mua, đã đẩy giá tôm tăng liên tục.
Nguyên nhân chính là do vùng ngập mặn, ven biển thuộc các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long mới bắt đầu thu hoạch tôm sú nuôi đợt 1; với diện tích, số lượng con giống thả nuôi không nhiều nên sản lượng thu hoạch được không đáng kể.
Riêng số tôm nuôi còn lại phần lớn đang ở trong giai đoạn 2-3 tháng tuổi, còn khoảng 2 tháng nữa mới bắt đầu vào vụ thu hoạch rộ.
Hơn nữa, vụ nuôi tôm năm nay gặp nhiều bất lợi, ngoài các yếu tố về thời tiết, môi trường, chất lượng con giống, bệnh trên tôm năm nay cũng có nhiều diễn biến phức tạp./.
Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+)