Theo Bộ Công Thương, liên tục từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa luôn đạt trên 80 triệu USD/tháng và đang có xu hướng tăng, đưa giá trị xuất khẩu sản phẩm nhựa chín tháng qua lên khoảng 700 triệu USD, xuất khẩu tới gần 70 thị trường trên thế giới.
Trong số các thị trường xuất khẩu của Việt Nam, 10 thị trường lớn nhất là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Campuchia, Đức, Anh, Hà Lan, Pháp, Đài Loan, Malaysia và Philippines. Dự báo kim ngạch ngành nhựa sẽ đạt kỷ lục 1 tỷ USD trong năm 2010.
Hiện nay, ngành nhựa sản xuất rất nhiều chủng loại như sản phẩm đóng gói, đồ gia dụng, vật liệu xây dựng, thiết bị điện và điện tử, linh kiện xe máy và ôtô và các linh kiện phục vụ cho ngành viễn thông và giao thông vận tải.
Các sản phẩm dùng trong vận chuyển đóng gói vẫn là chủng loại sản phẩm được xuất khẩu nhiều nhất. Nhóm ngành bao bì nhựa đạt mức tăng trưởng cao nhất so với mức tăng của các dòng sản phẩm khác với tốc độ tăng trưởng dự báo khoảng 20% vào năm nay.
Sản phẩm nhựa Việt Nam có vị thế khá cạnh tranh trên trường quốc tế nhờ vào việc áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, có khả năng thâm nhập thị trường tốt.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhựa cho biết, sự phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào nhập khẩu luôn là thách thức lớn, mặc dù trong năm 2010 sản xuất nguyên liệu trong nước có những bước phát triển đáng kể.
Các nhà máy sản xuất bột nhựa PVC đã đầu tư tăng năng lực sản xuất như Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhựa và Hóa chất TPC Vina nâng công suất thêm 90.000 tấn/năm đưa sản lượng bột nhựa PVC sản xuất ở Việt Nam lên 300.000 tấn/năm.
Nhà máy sản xuất nguyên liệu nhựa PP ở khu kinh tế Dung Quất đã bắt đầu có sản phẩm đưa ra thị trường. Song theo Hiệp hội nhựa Việt Nam, nguyên liệu nhựa sản xuất tại Việt Nam còn rất hạn chế về chủng loại và sản lượng.
Tính đến nay, nguyên liệu nhựa trong nước mới sản xuất được khoảng 450.000 tấn/năm, đáp ứng chưa đến 20% nhu cầu nguyên liệu nhựa trong nước
Bởi vậy, theo Hiệp hội nhựa Việt Nam, ngành nhựa cần có chiến lược đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu nhựa, phát triển, chế biến các chất thải từ sản phẩm nhựa và nhựa nguyên liệu; nâng cấp công nghệ sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để duy trì và tăng khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước.
Hiện nay, ngành nhựa Việt Nam đang tập trung vào một số dự án sản xuất nguyên liệu nhựa như nhà máy sản xuất PP1, PP2, nhà máy sản xuất PE, dự kiến đến hết năm nay đi vào hoạt động./.
Trong số các thị trường xuất khẩu của Việt Nam, 10 thị trường lớn nhất là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Campuchia, Đức, Anh, Hà Lan, Pháp, Đài Loan, Malaysia và Philippines. Dự báo kim ngạch ngành nhựa sẽ đạt kỷ lục 1 tỷ USD trong năm 2010.
Hiện nay, ngành nhựa sản xuất rất nhiều chủng loại như sản phẩm đóng gói, đồ gia dụng, vật liệu xây dựng, thiết bị điện và điện tử, linh kiện xe máy và ôtô và các linh kiện phục vụ cho ngành viễn thông và giao thông vận tải.
Các sản phẩm dùng trong vận chuyển đóng gói vẫn là chủng loại sản phẩm được xuất khẩu nhiều nhất. Nhóm ngành bao bì nhựa đạt mức tăng trưởng cao nhất so với mức tăng của các dòng sản phẩm khác với tốc độ tăng trưởng dự báo khoảng 20% vào năm nay.
Sản phẩm nhựa Việt Nam có vị thế khá cạnh tranh trên trường quốc tế nhờ vào việc áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, có khả năng thâm nhập thị trường tốt.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhựa cho biết, sự phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào nhập khẩu luôn là thách thức lớn, mặc dù trong năm 2010 sản xuất nguyên liệu trong nước có những bước phát triển đáng kể.
Các nhà máy sản xuất bột nhựa PVC đã đầu tư tăng năng lực sản xuất như Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhựa và Hóa chất TPC Vina nâng công suất thêm 90.000 tấn/năm đưa sản lượng bột nhựa PVC sản xuất ở Việt Nam lên 300.000 tấn/năm.
Nhà máy sản xuất nguyên liệu nhựa PP ở khu kinh tế Dung Quất đã bắt đầu có sản phẩm đưa ra thị trường. Song theo Hiệp hội nhựa Việt Nam, nguyên liệu nhựa sản xuất tại Việt Nam còn rất hạn chế về chủng loại và sản lượng.
Tính đến nay, nguyên liệu nhựa trong nước mới sản xuất được khoảng 450.000 tấn/năm, đáp ứng chưa đến 20% nhu cầu nguyên liệu nhựa trong nước
Bởi vậy, theo Hiệp hội nhựa Việt Nam, ngành nhựa cần có chiến lược đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu nhựa, phát triển, chế biến các chất thải từ sản phẩm nhựa và nhựa nguyên liệu; nâng cấp công nghệ sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để duy trì và tăng khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước.
Hiện nay, ngành nhựa Việt Nam đang tập trung vào một số dự án sản xuất nguyên liệu nhựa như nhà máy sản xuất PP1, PP2, nhà máy sản xuất PE, dự kiến đến hết năm nay đi vào hoạt động./.
Trần Thúy Hằng (TTXVN/Vietnam+)