Xuất khẩu phân bón, nhất là phân đạm sang thị trường Myanmar sẽ tăng cao trong thời gian tới khi các doanh nghiệp xuất khẩu có thể trực tiếp thực hiện các thanh toán quốc tế thay vì phải đi đường vòng như hiện nay.
Theo Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần và Phân bón Hóa chất Dầu khí (Đạm Phú Mỹ-DPM) Cao Hoài Dương, Myanmar là nước có diện tích đất nông-lâm nghiệp lớn, với nhu cầu nhập khẩu phân đạm khoảng 1,5 triệu tấn/năm.
Dự báo, nhu cầu phân đạm phục vụ sản xuất nông nghiệp sẽ tiếp tục tăng khi Chính phủ Myanmar đang đặt mục tiêu tăng sản lượng nông nghiệp. Vì vậy, Myanmar được đánh giá là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu phân bón của Việt Nam.
Tuy nhiên, việc xuất khẩu vào thị trường này cũng gặp những trở ngại, nhất là mọi thanh toán quốc tế vẫn phải đi đường vòng hoặc qua Hong Kong, hoặc qua Singapore. Vì vậy, có nhiều doanh nghiệp phải chấp nhận hình thức hàng đổi hàng khi xuất khẩu vào Myanmar.
Theo dự báo, từ năm 2013 trở đi, công suất sản xuất phân đạm trong nước sẽ đạt khoảng 2,3 triệu tấn/năm, vượt so với nhu cầu khoảng 300.000n tấn. Vì vậy, để chủ động đầu ra cho sản xuất phân bón, ngay từ năm 2012, DPM đã có các hoạt động xúc tiến, tìm kiếm thị trường.
Bên cạnh các thị trường như Campuchia, Indonesia, Malaysia và Philippines, DPM đã đẩy mạnh xuất khẩu phân bón vào Myanmar.
Hiện Cục Quản lý Doanh nghiệp và Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Phát triển kinh tế quốc gia Myanmar đã chính thức cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện DPM tại Myanmar.
Văn phòng sẽ thực hiện quảng bá hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm, hỗ trợ công tác xuất khẩu sản phẩm sang Myanmar, cũng như tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại giữa hai nước.
DPM cũng cho biết trong sáu đầu năm 2013, cùng với nhập khẩu và kinh doanh phân bón, DPM đã sản xuất được khoảng 438.000 tấn phân đạm đưa ra thị trường, đảm bảo nguồn cung phân bón ổn định cho sản xuất vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu 2013./.
Theo Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần và Phân bón Hóa chất Dầu khí (Đạm Phú Mỹ-DPM) Cao Hoài Dương, Myanmar là nước có diện tích đất nông-lâm nghiệp lớn, với nhu cầu nhập khẩu phân đạm khoảng 1,5 triệu tấn/năm.
Dự báo, nhu cầu phân đạm phục vụ sản xuất nông nghiệp sẽ tiếp tục tăng khi Chính phủ Myanmar đang đặt mục tiêu tăng sản lượng nông nghiệp. Vì vậy, Myanmar được đánh giá là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu phân bón của Việt Nam.
Tuy nhiên, việc xuất khẩu vào thị trường này cũng gặp những trở ngại, nhất là mọi thanh toán quốc tế vẫn phải đi đường vòng hoặc qua Hong Kong, hoặc qua Singapore. Vì vậy, có nhiều doanh nghiệp phải chấp nhận hình thức hàng đổi hàng khi xuất khẩu vào Myanmar.
Theo dự báo, từ năm 2013 trở đi, công suất sản xuất phân đạm trong nước sẽ đạt khoảng 2,3 triệu tấn/năm, vượt so với nhu cầu khoảng 300.000n tấn. Vì vậy, để chủ động đầu ra cho sản xuất phân bón, ngay từ năm 2012, DPM đã có các hoạt động xúc tiến, tìm kiếm thị trường.
Bên cạnh các thị trường như Campuchia, Indonesia, Malaysia và Philippines, DPM đã đẩy mạnh xuất khẩu phân bón vào Myanmar.
Hiện Cục Quản lý Doanh nghiệp và Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Phát triển kinh tế quốc gia Myanmar đã chính thức cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện DPM tại Myanmar.
Văn phòng sẽ thực hiện quảng bá hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm, hỗ trợ công tác xuất khẩu sản phẩm sang Myanmar, cũng như tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại giữa hai nước.
DPM cũng cho biết trong sáu đầu năm 2013, cùng với nhập khẩu và kinh doanh phân bón, DPM đã sản xuất được khoảng 438.000 tấn phân đạm đưa ra thị trường, đảm bảo nguồn cung phân bón ổn định cho sản xuất vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu 2013./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN)