Nhờ tập trung vào thị phần có phân khúc giá rẻ mà nhiều doanh nghiệp vốn đầu tư trong nước của tỉnh Bình Dương có được nhiều đơn hàng xuất khẩu trong năm 2013.
Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như sản phẩm gỗ, dệt may, giày da, hàng thủ công mỹ nghệ... đạt kim ngạch tăng khá nhờ áp dụng phân khúc thị trường đã tạo “cú hích” đi lên của ngành xuất khẩu Bình Dương, cho dù nền kinh tế còn nhiều khó khăn.
Đây là nhận định chung của 156 doanh nghiệp thuộc Hội xuất nhập khẩu tỉnh Bình Dương.
Xuất khẩu “khỏe”
Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, kim ngạch xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm 2013 của tỉnh đạt xấp xỉ 5 tỉ USD, tăng hơn 16% so với cùng kỳ; trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt gần 820 triệu USD (tăng 5,2% so với cùng kỳ), khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hơn 4 tỉ USD (tăng 18,6%). Kim ngạch nhập khẩu của tỉnh khoảng hơn 4 tỉ USD, tăng 17,8%. Như vậy, cán cân thương mại xuất nhập khẩu của Bình Dương đã được duy trì đúng định hướng với tỷ lệ xuất siêu đạt trên 812 triệu USD trong 5 tháng qua.
Điểm mới của xuất khẩu năm nay là các mặt hàng chủ lực truyền thống có thế mạnh của Bình Dương tiếp tục tăng trưởng nhờ khâu đột phá về phân khúc thị trường giá rẻ.
Theo ông Phan Văn Xô - Chủ tịch Hội xuất nhập khẩu Bình Dương, hiện nay trong Hội có 156 doanh nghiệp xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn ở Bình Dương đã ký hợp đồng sản xuất các đơn hàng cho đối tác thực hiện cả năm 2013. Một số mặt hàng có đơn hàng lớn nhất là dệt may và giày da đang phát triển ở mức cao.
Điểm mạnh của ngành xuất khẩu năm nay chủ yếu tập trung vào sản xuất các mặt hàng bình dân giá rẻ nhưng đảm bảo mẫu mã, chất lượng. Đây là xu hướng đang được quốc tế quan tâm để cạnh tranh và tìm giải pháp đầu ra cho thị trường toàn cầu. Vì thế, nhờ tập trung vào thị phần có phân khúc giá rẻ này mà nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước của Bình Dương tiếp cận được nhiều đơn hàng hơn trong năm 2013 cho dù khó khăn về suy thoái kinh tế.
Ông Xô cho biết thêm, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch lớn đang tăng mạnh trong những tháng đầu năm 2013 như sản phẩm gỗ, dệt may, giày da, điện tử tăng rất khá, là một tín hiệu rất khả quan tiếp thêm “cú hích” tạo đà cho các ngành hàng còn phát triển kéo khá dài trong 10-15 năm tới.
Hầu hết các doanh nghiệp đang kinh doanh các mặt hàng này đều có đủ đơn hàng đáp ứng nhu cầu sản xuất ít nhất là hết quý 3, có doanh nghiệp có hàng xuất khẩu đủ cả năm. Hiện nay, mặt hàng “dễ ăn” nhất trong xuất khẩu là hai ngành hàng thế mạnh của Bình Dương, gồm dệt may và da giày luôn có đơn hàng xuất khẩu đủ cả năm 2013 vì đáp ứng đúng thị phần xuất khẩu, giá rẻ hơn, mẫu mã tốt. Vấn đề là các doanh nghiệp phải biết phát huy nội lực để tăng lợi nhuận bằng cách giảm các chi phí hoạt động, làm chủ về công nghệ, thiết bị hiện đại và sử dụng nguồn nhân lực hợp lý hơn.
Mặc dù suy thoái kinh tế ảnh hưởng lớn đến “túi tiền” của người tiêu dùng nhưng ngành da giày được xem là 1 trong 15 mặt hàng chủ lực của tỉnh Bình Dương đang “chống chọi” tốt với thị trường. Điển hình tại Tập đoàn Thái Bình Shoes với mục tiêu đề ra năm 2013 là từ 14-16 triệu đôi giày.
Trong năm 5 tháng qua, Tập đoàn đã sản xuất và xuất khẩu hơn 5 triệu đôi giày, tạo việc làm cho gần 17.000 lao động, mức thu nhập bình quân từ 4,5-5 triệu đồng/tháng. Đơn hàng đã và đang nhận sẽ đảm bảo cho kế hoạch cả năm 2013 là rất khả thi.
Còn nhiều “rảo cản”
Có thể nói, các doanh nghiệp nằm trong Hội xuất nhập khẩu Bình Dương có những đột phá về thế mạnh. Có những mặt hàng đang “hot” đầu ra được nhiều doang nghiệp Bình Dương đầu tư đi đúng hướng. Điển hình như các doanh nghiệp ngành giày năm nay đã chủ động về thiết kế, mẫu mã, làm chủ được công nghệ cũng như đầu tư vào cả phần cứng và phần mềm trong quá trình sản xuất và quản trị đã cải thiện để ứng phó những rủi ro.
Đánh giá về vấn đề này, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Bình Dương Lê Hồng Phoa cho hay: Chỉ tính riêng 5 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu đạt xấp xỉ 600 triệu USD, tăng 7,3% so với năm trước. Bình Dương được xem là tỉnh có tốc độ phát triển ngành dệt may hàng đầu của Việt Nam hiện nay. Đóng góp của ngành dệt may chiếm hơn 10% các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh.
Mặt hàng dệt may của Bình Dương phát triển là nhờ quần, áo bình dân xuất khẩu. Tuy nhiên hiện nay thách thức cho các doanh nghiệp dệt may cũng không ít, nhất là do các ngân hàng chỉ nhắm đến các doanh nghiệp có đơn hàng mới “rót vốn”. Do vậy, ngành dệt may còn bị động và chịu hàng loạt thách thức như lệ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu, nặng vốn, nặng nhân công…Vì quá lệ thuộc về nguồn nguyên liệu phụ trợ, các đơn hàng chủ yếu gia công nên các doanh nghiệp đạt giá trị thặng dư xuất khẩu chỉ ở mức “lấy công làm lãi.”
Theo Chủ tịch Hội xuất khẩu Bình Dương Phan Văn Xô: Còn rất nhiều rào cản mà doanh nghiệp đang ái ngại nhất trong xuất khẩu là một phần do tác động xấu của nền kinh tế. Tuy nhiên nhìn khách quan hơn còn nhiều “rảo cản” sau khi tham gia WTO, nhất là về “rào cản” kỹ thuật như: chống bán phá giá, truy xuất nguồn gốc xuất xứ.
Các nguyên nhân tác động thì rất nhiều, trong đó có 2 nguyên nhân chính: Một là, hành lang pháp lý chưa chặt chẽ và chưa theo kịp đời sống thực tiễn. Hai là, doanh nghiệp chưa đủ lớn về quy mô và chưa đủ mạnh về tài chính, chưa làm chủ về công nghệ và thích nghi nhanh với sự đổi thay của thị trường, chưa chú trọng về nhân quyền, môi trường và việc lưu giữ hồ sơ giấy tờ để phục vụ điều tra khi xảy ra các vụ kiện nhằm hạn chế sản lượng xuất khẩu.
Bằng chứng thấy rõ, giá trị xuất khẩu giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước chênh lệch quá lớn. Theo ông Xô, “sân chơi này” bị chênh lệch bởi các doanh nghiệp FDI rộng lớn về quy mô, khỏe về nguồn tài chính, làm chủ công nghệ và khách hàng. Để cân bằng thì các doanh nghiệp trong nước phải đầu tư về hạ tầng cơ sở, Nhà nước tạo thuân lợi hơn cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Bình Dương đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu năm 2013 đạt trên 20%, trị giá khoảng 15-16 tỉ USD. Những ngành hàng xuất khẩu có tín hiệu lạc quan từ nay đến cuối năm là sản phẩm gỗ, dệt may, giày dép, mủ cao su và hàng thủ công mỹ nghệ. Đây là những ngành hàng phần lớn do doanh nghiệp trong nước làm chủ đầu tư, sản xuất và thúc đẩy xuất khẩu mang lại kim ngạch lớn cho Bình Dương, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động./.
Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như sản phẩm gỗ, dệt may, giày da, hàng thủ công mỹ nghệ... đạt kim ngạch tăng khá nhờ áp dụng phân khúc thị trường đã tạo “cú hích” đi lên của ngành xuất khẩu Bình Dương, cho dù nền kinh tế còn nhiều khó khăn.
Đây là nhận định chung của 156 doanh nghiệp thuộc Hội xuất nhập khẩu tỉnh Bình Dương.
Xuất khẩu “khỏe”
Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, kim ngạch xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm 2013 của tỉnh đạt xấp xỉ 5 tỉ USD, tăng hơn 16% so với cùng kỳ; trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt gần 820 triệu USD (tăng 5,2% so với cùng kỳ), khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hơn 4 tỉ USD (tăng 18,6%). Kim ngạch nhập khẩu của tỉnh khoảng hơn 4 tỉ USD, tăng 17,8%. Như vậy, cán cân thương mại xuất nhập khẩu của Bình Dương đã được duy trì đúng định hướng với tỷ lệ xuất siêu đạt trên 812 triệu USD trong 5 tháng qua.
Điểm mới của xuất khẩu năm nay là các mặt hàng chủ lực truyền thống có thế mạnh của Bình Dương tiếp tục tăng trưởng nhờ khâu đột phá về phân khúc thị trường giá rẻ.
Theo ông Phan Văn Xô - Chủ tịch Hội xuất nhập khẩu Bình Dương, hiện nay trong Hội có 156 doanh nghiệp xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn ở Bình Dương đã ký hợp đồng sản xuất các đơn hàng cho đối tác thực hiện cả năm 2013. Một số mặt hàng có đơn hàng lớn nhất là dệt may và giày da đang phát triển ở mức cao.
Điểm mạnh của ngành xuất khẩu năm nay chủ yếu tập trung vào sản xuất các mặt hàng bình dân giá rẻ nhưng đảm bảo mẫu mã, chất lượng. Đây là xu hướng đang được quốc tế quan tâm để cạnh tranh và tìm giải pháp đầu ra cho thị trường toàn cầu. Vì thế, nhờ tập trung vào thị phần có phân khúc giá rẻ này mà nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước của Bình Dương tiếp cận được nhiều đơn hàng hơn trong năm 2013 cho dù khó khăn về suy thoái kinh tế.
Ông Xô cho biết thêm, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch lớn đang tăng mạnh trong những tháng đầu năm 2013 như sản phẩm gỗ, dệt may, giày da, điện tử tăng rất khá, là một tín hiệu rất khả quan tiếp thêm “cú hích” tạo đà cho các ngành hàng còn phát triển kéo khá dài trong 10-15 năm tới.
Hầu hết các doanh nghiệp đang kinh doanh các mặt hàng này đều có đủ đơn hàng đáp ứng nhu cầu sản xuất ít nhất là hết quý 3, có doanh nghiệp có hàng xuất khẩu đủ cả năm. Hiện nay, mặt hàng “dễ ăn” nhất trong xuất khẩu là hai ngành hàng thế mạnh của Bình Dương, gồm dệt may và da giày luôn có đơn hàng xuất khẩu đủ cả năm 2013 vì đáp ứng đúng thị phần xuất khẩu, giá rẻ hơn, mẫu mã tốt. Vấn đề là các doanh nghiệp phải biết phát huy nội lực để tăng lợi nhuận bằng cách giảm các chi phí hoạt động, làm chủ về công nghệ, thiết bị hiện đại và sử dụng nguồn nhân lực hợp lý hơn.
Mặc dù suy thoái kinh tế ảnh hưởng lớn đến “túi tiền” của người tiêu dùng nhưng ngành da giày được xem là 1 trong 15 mặt hàng chủ lực của tỉnh Bình Dương đang “chống chọi” tốt với thị trường. Điển hình tại Tập đoàn Thái Bình Shoes với mục tiêu đề ra năm 2013 là từ 14-16 triệu đôi giày.
Trong năm 5 tháng qua, Tập đoàn đã sản xuất và xuất khẩu hơn 5 triệu đôi giày, tạo việc làm cho gần 17.000 lao động, mức thu nhập bình quân từ 4,5-5 triệu đồng/tháng. Đơn hàng đã và đang nhận sẽ đảm bảo cho kế hoạch cả năm 2013 là rất khả thi.
Còn nhiều “rảo cản”
Có thể nói, các doanh nghiệp nằm trong Hội xuất nhập khẩu Bình Dương có những đột phá về thế mạnh. Có những mặt hàng đang “hot” đầu ra được nhiều doang nghiệp Bình Dương đầu tư đi đúng hướng. Điển hình như các doanh nghiệp ngành giày năm nay đã chủ động về thiết kế, mẫu mã, làm chủ được công nghệ cũng như đầu tư vào cả phần cứng và phần mềm trong quá trình sản xuất và quản trị đã cải thiện để ứng phó những rủi ro.
Đánh giá về vấn đề này, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Bình Dương Lê Hồng Phoa cho hay: Chỉ tính riêng 5 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu đạt xấp xỉ 600 triệu USD, tăng 7,3% so với năm trước. Bình Dương được xem là tỉnh có tốc độ phát triển ngành dệt may hàng đầu của Việt Nam hiện nay. Đóng góp của ngành dệt may chiếm hơn 10% các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh.
Mặt hàng dệt may của Bình Dương phát triển là nhờ quần, áo bình dân xuất khẩu. Tuy nhiên hiện nay thách thức cho các doanh nghiệp dệt may cũng không ít, nhất là do các ngân hàng chỉ nhắm đến các doanh nghiệp có đơn hàng mới “rót vốn”. Do vậy, ngành dệt may còn bị động và chịu hàng loạt thách thức như lệ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu, nặng vốn, nặng nhân công…Vì quá lệ thuộc về nguồn nguyên liệu phụ trợ, các đơn hàng chủ yếu gia công nên các doanh nghiệp đạt giá trị thặng dư xuất khẩu chỉ ở mức “lấy công làm lãi.”
Theo Chủ tịch Hội xuất khẩu Bình Dương Phan Văn Xô: Còn rất nhiều rào cản mà doanh nghiệp đang ái ngại nhất trong xuất khẩu là một phần do tác động xấu của nền kinh tế. Tuy nhiên nhìn khách quan hơn còn nhiều “rảo cản” sau khi tham gia WTO, nhất là về “rào cản” kỹ thuật như: chống bán phá giá, truy xuất nguồn gốc xuất xứ.
Các nguyên nhân tác động thì rất nhiều, trong đó có 2 nguyên nhân chính: Một là, hành lang pháp lý chưa chặt chẽ và chưa theo kịp đời sống thực tiễn. Hai là, doanh nghiệp chưa đủ lớn về quy mô và chưa đủ mạnh về tài chính, chưa làm chủ về công nghệ và thích nghi nhanh với sự đổi thay của thị trường, chưa chú trọng về nhân quyền, môi trường và việc lưu giữ hồ sơ giấy tờ để phục vụ điều tra khi xảy ra các vụ kiện nhằm hạn chế sản lượng xuất khẩu.
Bằng chứng thấy rõ, giá trị xuất khẩu giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước chênh lệch quá lớn. Theo ông Xô, “sân chơi này” bị chênh lệch bởi các doanh nghiệp FDI rộng lớn về quy mô, khỏe về nguồn tài chính, làm chủ công nghệ và khách hàng. Để cân bằng thì các doanh nghiệp trong nước phải đầu tư về hạ tầng cơ sở, Nhà nước tạo thuân lợi hơn cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Bình Dương đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu năm 2013 đạt trên 20%, trị giá khoảng 15-16 tỉ USD. Những ngành hàng xuất khẩu có tín hiệu lạc quan từ nay đến cuối năm là sản phẩm gỗ, dệt may, giày dép, mủ cao su và hàng thủ công mỹ nghệ. Đây là những ngành hàng phần lớn do doanh nghiệp trong nước làm chủ đầu tư, sản xuất và thúc đẩy xuất khẩu mang lại kim ngạch lớn cho Bình Dương, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động./.
Dương Chí Tưởng (TTXVN)