Ngày 25/6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 6 ước đạt 2,5 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sáu tháng đầu năm ước đạt 13,67 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước.
Với kết quả này, thặng dư thương mại của ngành trong sáu tháng ước đạt từ 5,6-5,7 tỷ USD, góp phần giảm nhập siêu cho cả nước.
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngoại trừ mặt hàng gạo và caosu, đối với một số mặt hàng chủ yếu đều có sự tăng trưởng khả quan.
Cụ thể, trong sáu tháng, xuất khẩu gạo ước đạt 3,7 triệu tấn, với giá trị 1,7 tỷ USD, giảm 8,8% về lượng và 13,5% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Giá gạo tiếp tục có xu hướng giảm so với đầu năm. Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu gạo năm nay có nhiều thay đổi, trong đó thị trường Trung Quốc tăng mạnh, gấp 4,6 lần về lượng và 3,8 lần về giá trị so với cùng kỳ năm trước và trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam.
Thị trường Malaysia cũng duy trì vị trí là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng tích cực tìm kiếm các thị trường mới thay thế cho các thị trường truyền thống.
Châu Phi là nhóm thị trường có tăng trưởng vượt bậc trong đó có Cote d'Ivoire, Ghana và Senegal giúp tiêu thụ gạo phẩm cấp trung bình của Việt Nam.
Đáng chú ý, xuất khẩu càphê sáu tháng đạt xấp xỉ 1,1 triệu tấn, với kim ngạch 2,3 tỷ USD, so cùng kỳ năm trước tăng về cả lượng (26,5%) và giá trị (20,4%).
Hai thị trường tiêu thụ càphê lớn nhất của Việt Nam là Đức và Hoa Kỳ tiếp tục tăng trưởng khá cả về lượng và giá trị. Đặc biệt, thị trường Indonesia có sự tăng trưởng đột biến, gấp hơn 8 lần so với cùng kỳ năm 2011.
Tuy nhiên cũng có một số thị trường lớn khác thì có sự thụt lùi đáng kể, ví như Bỉ (là thị trường lớn nhất của Việt Nam năm 2011), chỉ bằng khoảng 1/3 lượng và giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Đối với caosu, mặc dù tiêu thụ vẫn khá tốt nhưng do giá caosu đang xuống thấp nhất từ đầu năm đến nay nên gây ảnh hưởng đáng kể tới kim ngạch xuất khẩu.
Lượng caosu xuất khẩu sáu tháng khoảng 412.000 tấn, thu về 1,3 triệu USD. Giá xuất khẩu bình quân đạt 3.037 USD/tấn, giảm 30,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Một số mặt hàng khác như chè, hạt điều, tiêu cũng vẫn duy trì được mức tăng trưởng ổn định cả về lượng và giá trị.
Lượng chè xuất khẩu sáu tháng đầu năm ước đạt 61.000 tấn, với kim ngạch 86 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 13,7% về lượng và 9,9% về giá trị.
Hạt điều xuất khẩu ước đạt 97.000 tấn, kim ngạch 666 triệu USD, tăng 41,2% về lượng và 26,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2011.
Việt Nam tiếp tục giữ vững là nước xuất khẩu hạt điều nhân đứng đầu thế giới. Tất cả các thị trường tiêu thụ lớn đều có sự tăng trưởng khá mạnh. Các thị trường tiêu thụ hạt điều lớn của Việt Nam vẫn là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hà Lan. Lượng tiêu xuất khẩu đạt 73.000 tấn, kim ngạch 494 triệu USD, so cùng kỳ năm trước lượng tăng 4,3% và giá trị tăng tới 31,7%...
Với gỗ và sản phẩm gỗ, ước kim ngạch xuất khẩu sáu tháng đạt khoảng 2,2 tỷ USD, tăng so với cùng kỳ năm trước 23,8%.
Tất cả các thị trường tiêu thụ lớn đều tăng trưởng mạnh, Hoa Kỳ tăng 32,3%, Trung Quốc 35,3%, Nhật Bản 25,5% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu thủy sản tuy còn gặp khó khăn sang thị trường EU, nhưng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong sáu tháng vẫn đạt gần 2,9 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2011.../.
Với kết quả này, thặng dư thương mại của ngành trong sáu tháng ước đạt từ 5,6-5,7 tỷ USD, góp phần giảm nhập siêu cho cả nước.
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngoại trừ mặt hàng gạo và caosu, đối với một số mặt hàng chủ yếu đều có sự tăng trưởng khả quan.
Cụ thể, trong sáu tháng, xuất khẩu gạo ước đạt 3,7 triệu tấn, với giá trị 1,7 tỷ USD, giảm 8,8% về lượng và 13,5% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Giá gạo tiếp tục có xu hướng giảm so với đầu năm. Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu gạo năm nay có nhiều thay đổi, trong đó thị trường Trung Quốc tăng mạnh, gấp 4,6 lần về lượng và 3,8 lần về giá trị so với cùng kỳ năm trước và trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam.
Thị trường Malaysia cũng duy trì vị trí là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng tích cực tìm kiếm các thị trường mới thay thế cho các thị trường truyền thống.
Châu Phi là nhóm thị trường có tăng trưởng vượt bậc trong đó có Cote d'Ivoire, Ghana và Senegal giúp tiêu thụ gạo phẩm cấp trung bình của Việt Nam.
Đáng chú ý, xuất khẩu càphê sáu tháng đạt xấp xỉ 1,1 triệu tấn, với kim ngạch 2,3 tỷ USD, so cùng kỳ năm trước tăng về cả lượng (26,5%) và giá trị (20,4%).
Hai thị trường tiêu thụ càphê lớn nhất của Việt Nam là Đức và Hoa Kỳ tiếp tục tăng trưởng khá cả về lượng và giá trị. Đặc biệt, thị trường Indonesia có sự tăng trưởng đột biến, gấp hơn 8 lần so với cùng kỳ năm 2011.
Tuy nhiên cũng có một số thị trường lớn khác thì có sự thụt lùi đáng kể, ví như Bỉ (là thị trường lớn nhất của Việt Nam năm 2011), chỉ bằng khoảng 1/3 lượng và giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Đối với caosu, mặc dù tiêu thụ vẫn khá tốt nhưng do giá caosu đang xuống thấp nhất từ đầu năm đến nay nên gây ảnh hưởng đáng kể tới kim ngạch xuất khẩu.
Lượng caosu xuất khẩu sáu tháng khoảng 412.000 tấn, thu về 1,3 triệu USD. Giá xuất khẩu bình quân đạt 3.037 USD/tấn, giảm 30,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Một số mặt hàng khác như chè, hạt điều, tiêu cũng vẫn duy trì được mức tăng trưởng ổn định cả về lượng và giá trị.
Lượng chè xuất khẩu sáu tháng đầu năm ước đạt 61.000 tấn, với kim ngạch 86 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 13,7% về lượng và 9,9% về giá trị.
Hạt điều xuất khẩu ước đạt 97.000 tấn, kim ngạch 666 triệu USD, tăng 41,2% về lượng và 26,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2011.
Việt Nam tiếp tục giữ vững là nước xuất khẩu hạt điều nhân đứng đầu thế giới. Tất cả các thị trường tiêu thụ lớn đều có sự tăng trưởng khá mạnh. Các thị trường tiêu thụ hạt điều lớn của Việt Nam vẫn là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hà Lan. Lượng tiêu xuất khẩu đạt 73.000 tấn, kim ngạch 494 triệu USD, so cùng kỳ năm trước lượng tăng 4,3% và giá trị tăng tới 31,7%...
Với gỗ và sản phẩm gỗ, ước kim ngạch xuất khẩu sáu tháng đạt khoảng 2,2 tỷ USD, tăng so với cùng kỳ năm trước 23,8%.
Tất cả các thị trường tiêu thụ lớn đều tăng trưởng mạnh, Hoa Kỳ tăng 32,3%, Trung Quốc 35,3%, Nhật Bản 25,5% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu thủy sản tuy còn gặp khó khăn sang thị trường EU, nhưng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong sáu tháng vẫn đạt gần 2,9 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2011.../.
Hoàng Tùng (TTXVN)