Theo báo cáo của Bộ Công Thương, 8 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 44,5 tỷ USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ.
Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều có khả năng đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra, như xuất khẩu dệt may tám tháng ước đạt gần 6,9 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ và có thể hoàn thành mục tiêu cả năm 10,5 tỷ USD; xuất khẩu gỗ đạt 2,1 tỷ USD, tăng 36% so với cùng kỳ...
Mặc dù vậy, do xuất khẩu tăng thấp hơn nhập khẩu nên nhập siêu còn lớn và có dấu hiệu gia tăng (tám tháng nhập siêu 8,16 tỷ USD, tăng 3 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, ước cả năm có thể lên đến 13,6 tỷ USD).
Theo đánh giá của Vụ Kế hoạch-Bộ Công Thương, tỷ lệ nhập siêu vẫn có khả năng cao hơn một chút so với mục tiêu kế hoạch đề ra.
Tại cuộc họp giao ban trực tuyến về tình hình sản xuất tháng Tám, do Bộ Công Thương tổ chức ngày 6/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng yêu cầu các đơn vị cần có các giải pháp hạn chế tăng giá đầu vào, giải quyết tốt vấn đề thiếu lao động phổ thông và nguyên liệu sản xuất phục vụ cung ứng cho thị trường nội địa, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu trong những tháng cuối năm.
Nhiều đại biểu cho rằng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện còn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới hàm lượng giá trị gia tăng của các sản phẩm xuất khẩu mà còn chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro về biến động giá và nguồn cung nguyên liệu, khiến các doanh nghiệp dễ vướng vào các rào cản thương mại từ các nước khác.
Bộ Công Thương đã chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty tăng cường sử dụng thiết bị, máy móc, các sản phẩm cơ khí trong nước sản xuất được trong các dự án đầu tư, đồng thời không cấp phép cho các dự án ngoài quy hoạch, quy mô nhỏ, sử dụng công nghệ lạc hậu, ô nhiễm môi trường...
Bên cạnh đó, các đơn vị đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình trọng điểm, nhất là các công trình nguồn điện, lưới điện, các dự án tăng cường năng lực sản xuất hàng xuất khẩu.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam tập trung cung cấp đủ điện cho sản xuất và nhu cầu sinh hoạt nhưng cần khai thác và đảm bảo tích nước cho mùa khô năm sau.
Đối với thị trường nội địa, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần kiểm soát tốt những mặt hàng dễ biến động, nhất là hàng hóa phục vụ Trung thu, Tết Nguyên đán.
Các địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp bình ổn giá, có thể lấy Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh làm điểm, đồng thời triển khai nhiều hoạt động khuyến mãi, đưa hàng hóa về nông thôn theo tinh thần cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”./.
Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều có khả năng đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra, như xuất khẩu dệt may tám tháng ước đạt gần 6,9 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ và có thể hoàn thành mục tiêu cả năm 10,5 tỷ USD; xuất khẩu gỗ đạt 2,1 tỷ USD, tăng 36% so với cùng kỳ...
Mặc dù vậy, do xuất khẩu tăng thấp hơn nhập khẩu nên nhập siêu còn lớn và có dấu hiệu gia tăng (tám tháng nhập siêu 8,16 tỷ USD, tăng 3 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, ước cả năm có thể lên đến 13,6 tỷ USD).
Theo đánh giá của Vụ Kế hoạch-Bộ Công Thương, tỷ lệ nhập siêu vẫn có khả năng cao hơn một chút so với mục tiêu kế hoạch đề ra.
Tại cuộc họp giao ban trực tuyến về tình hình sản xuất tháng Tám, do Bộ Công Thương tổ chức ngày 6/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng yêu cầu các đơn vị cần có các giải pháp hạn chế tăng giá đầu vào, giải quyết tốt vấn đề thiếu lao động phổ thông và nguyên liệu sản xuất phục vụ cung ứng cho thị trường nội địa, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu trong những tháng cuối năm.
Nhiều đại biểu cho rằng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện còn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới hàm lượng giá trị gia tăng của các sản phẩm xuất khẩu mà còn chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro về biến động giá và nguồn cung nguyên liệu, khiến các doanh nghiệp dễ vướng vào các rào cản thương mại từ các nước khác.
Bộ Công Thương đã chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty tăng cường sử dụng thiết bị, máy móc, các sản phẩm cơ khí trong nước sản xuất được trong các dự án đầu tư, đồng thời không cấp phép cho các dự án ngoài quy hoạch, quy mô nhỏ, sử dụng công nghệ lạc hậu, ô nhiễm môi trường...
Bên cạnh đó, các đơn vị đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình trọng điểm, nhất là các công trình nguồn điện, lưới điện, các dự án tăng cường năng lực sản xuất hàng xuất khẩu.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam tập trung cung cấp đủ điện cho sản xuất và nhu cầu sinh hoạt nhưng cần khai thác và đảm bảo tích nước cho mùa khô năm sau.
Đối với thị trường nội địa, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần kiểm soát tốt những mặt hàng dễ biến động, nhất là hàng hóa phục vụ Trung thu, Tết Nguyên đán.
Các địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp bình ổn giá, có thể lấy Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh làm điểm, đồng thời triển khai nhiều hoạt động khuyến mãi, đưa hàng hóa về nông thôn theo tinh thần cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”./.
Hoàng Tùng (TTXVN/Vietnam+)