Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 11 ước đạt 2,4 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản 11 tháng ước đạt 25 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính 11 tháng ước đạt 13,6 tỷ USD, tăng 9,3%; thủy sản ước đạt 5,6 tỷ USD, tăng 1,2%; lâm sản chính ước đạt 4,4 tỷ USD, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm trước.
Đối với mặt hàng gạo, trong tháng 11 ước xuất khẩu đạt 548.000 tấn với trị giá 281 triệu USD. Như vậy, lượng gạo xuất khẩu 11 tháng dự kiến đạt 7,4 triệu tấn với giá trị 3,4 tỷ USD, tăng 9,7% về lượng nhưng giảm 1,4% về giá trị so cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, giá gạo tiếp tục có xu hướng giảm so với đầu năm. Thị trường xuất khẩu gạo năm nay có nhiều thay đổi, trong đó thị trường Trung Quốc tăng mạnh, gấp 6,2 lần về lượng và 5,3 lần về giá trị so với cùng kỳ năm trước và trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Trong khi đó, nhiều thị trường lớn khác lại sụt giảm cả về lượng và giá trị như Indonesia, Singapore.
Bên cạnh đó, mặt hàng cao su cũng giảm mạnh về giá trị, xuất khẩu cao su tháng 11 ước đạt 116.000 tấn, giá trị đạt 323 triệu USD, đưa tổng khối lượng cao su xuất khẩu 11 tháng lên 931.000 tấn, thu về 2,6 tỷ USD, tuy có tăng 32% về lượng nhưng giảm 9,3% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Trái với mặt hàng gạo và cao su, mặt hàng càphê lại tăng trưởng mạnh cả về lượng và giá trị. Tháng 11 xuất khẩu càphê ước đạt 122.000 tấn, giá trị đạt 261 triệu USD, nâng tổng khối lượng càphê xuất khẩu 11 tháng lên mức 1,56 triệu tấn với trị giá 3,33 tỷ USD, tăng 42% về lượng và 37,4% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Hai thị trường tiêu thụ càphê lớn nhất của Việt Nam là Đức (chiếm 12,03% thị phần) và Mỹ (12%) tăng trưởng khá cả về lượng và giá trị. Đáng chú ý nhất là thị trường Indonesia tăng trưởng đột biến với mức tăng gấp 8,4 lần về lượng và 8 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2011.
Tuy nhiên, thị trường Bỉ - thị trường lớn nhất của Việt Nam trong năm 2011 có sự sụt giảm mạnh cả về lượng và giá trị (chỉ bằng gần 60% so với cùng kỳ năm trước). Xuất khẩu càphê trong những tháng tới có thể tăng do nguồn cung sẽ tăng mạnh khi vụ thu hoạch bắt đầu vào tháng cuối năm.
Đối với mặt hàng chè, Pakistan tiếp tục giữ vị trí thứ nhất với 19,9% thị phần. Sự tăng trưởng được thấy ở hầu hết các thị trường lớn ngoại trừ Nga và Đức. Xuất khẩu chè tháng 11 ước đạt 14.000 tấn, với giá trị đạt 19 triệu USD. Lượng chè xuất khẩu 11 tháng ước đạt 136.000 tấn, với kim ngạch 205 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 12,4% về lượng và 11,5% về giá trị.
Hạt điều cũng là mặt hàng duy trì được đà tăng trưởng khá ổn định. Ước tháng 11, xuất khẩu đạt 20.000 tấn với kim ngạch 132 triệu USD, đưa tổng khối lượng điều xuất khẩu 11 tháng ước đạt 203.000 tấn, kim ngạch 1,365 tỷ USD, tăng 26,4% về lượng và 2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2011.
Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí là nước xuất khẩu hạt điều nhân lớn nhất thế giới. Các thị trường tiêu thụ hạt điều lớn của Việt Nam vẫn là Mỹ (chiếm tỷ trọng giá trị 27,92%), Trung Quốc (17,9%), Hà Lan (11,8%).
Đối với gỗ và sản phẩm gỗ, ước kim ngạch xuất khẩu trong tháng 11 đạt 430 triệu USD, đưa kim ngạch xuất khẩu 11 tháng đạt gần 4,2 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước. Hầu hết các thị trường tiêu thụ lớn đều tăng trưởng mạnh Mỹ tăng 28,4%, Trung Quốc tăng 7,7%, Nhật Bản tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2011. Trong tháng cuối năm xuất khẩu gỗ có thể tăng do nhu cầu của thị trường thế giới tăng.
Mặt hàng thủy sản cũng được đánh giá khá ổn định, giá trị kim ngạch xuất tháng 11 ước đạt 514 triệu USD, nâng tổng giá trị xuất khẩu thủy sản 11 tháng lên 5,59 tỷ USD, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2011. Mỹ vẫn duy trì vị trí là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam./.
Tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính 11 tháng ước đạt 13,6 tỷ USD, tăng 9,3%; thủy sản ước đạt 5,6 tỷ USD, tăng 1,2%; lâm sản chính ước đạt 4,4 tỷ USD, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm trước.
Đối với mặt hàng gạo, trong tháng 11 ước xuất khẩu đạt 548.000 tấn với trị giá 281 triệu USD. Như vậy, lượng gạo xuất khẩu 11 tháng dự kiến đạt 7,4 triệu tấn với giá trị 3,4 tỷ USD, tăng 9,7% về lượng nhưng giảm 1,4% về giá trị so cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, giá gạo tiếp tục có xu hướng giảm so với đầu năm. Thị trường xuất khẩu gạo năm nay có nhiều thay đổi, trong đó thị trường Trung Quốc tăng mạnh, gấp 6,2 lần về lượng và 5,3 lần về giá trị so với cùng kỳ năm trước và trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Trong khi đó, nhiều thị trường lớn khác lại sụt giảm cả về lượng và giá trị như Indonesia, Singapore.
Bên cạnh đó, mặt hàng cao su cũng giảm mạnh về giá trị, xuất khẩu cao su tháng 11 ước đạt 116.000 tấn, giá trị đạt 323 triệu USD, đưa tổng khối lượng cao su xuất khẩu 11 tháng lên 931.000 tấn, thu về 2,6 tỷ USD, tuy có tăng 32% về lượng nhưng giảm 9,3% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Trái với mặt hàng gạo và cao su, mặt hàng càphê lại tăng trưởng mạnh cả về lượng và giá trị. Tháng 11 xuất khẩu càphê ước đạt 122.000 tấn, giá trị đạt 261 triệu USD, nâng tổng khối lượng càphê xuất khẩu 11 tháng lên mức 1,56 triệu tấn với trị giá 3,33 tỷ USD, tăng 42% về lượng và 37,4% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Hai thị trường tiêu thụ càphê lớn nhất của Việt Nam là Đức (chiếm 12,03% thị phần) và Mỹ (12%) tăng trưởng khá cả về lượng và giá trị. Đáng chú ý nhất là thị trường Indonesia tăng trưởng đột biến với mức tăng gấp 8,4 lần về lượng và 8 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2011.
Tuy nhiên, thị trường Bỉ - thị trường lớn nhất của Việt Nam trong năm 2011 có sự sụt giảm mạnh cả về lượng và giá trị (chỉ bằng gần 60% so với cùng kỳ năm trước). Xuất khẩu càphê trong những tháng tới có thể tăng do nguồn cung sẽ tăng mạnh khi vụ thu hoạch bắt đầu vào tháng cuối năm.
Đối với mặt hàng chè, Pakistan tiếp tục giữ vị trí thứ nhất với 19,9% thị phần. Sự tăng trưởng được thấy ở hầu hết các thị trường lớn ngoại trừ Nga và Đức. Xuất khẩu chè tháng 11 ước đạt 14.000 tấn, với giá trị đạt 19 triệu USD. Lượng chè xuất khẩu 11 tháng ước đạt 136.000 tấn, với kim ngạch 205 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 12,4% về lượng và 11,5% về giá trị.
Hạt điều cũng là mặt hàng duy trì được đà tăng trưởng khá ổn định. Ước tháng 11, xuất khẩu đạt 20.000 tấn với kim ngạch 132 triệu USD, đưa tổng khối lượng điều xuất khẩu 11 tháng ước đạt 203.000 tấn, kim ngạch 1,365 tỷ USD, tăng 26,4% về lượng và 2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2011.
Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí là nước xuất khẩu hạt điều nhân lớn nhất thế giới. Các thị trường tiêu thụ hạt điều lớn của Việt Nam vẫn là Mỹ (chiếm tỷ trọng giá trị 27,92%), Trung Quốc (17,9%), Hà Lan (11,8%).
Đối với gỗ và sản phẩm gỗ, ước kim ngạch xuất khẩu trong tháng 11 đạt 430 triệu USD, đưa kim ngạch xuất khẩu 11 tháng đạt gần 4,2 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước. Hầu hết các thị trường tiêu thụ lớn đều tăng trưởng mạnh Mỹ tăng 28,4%, Trung Quốc tăng 7,7%, Nhật Bản tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2011. Trong tháng cuối năm xuất khẩu gỗ có thể tăng do nhu cầu của thị trường thế giới tăng.
Mặt hàng thủy sản cũng được đánh giá khá ổn định, giá trị kim ngạch xuất tháng 11 ước đạt 514 triệu USD, nâng tổng giá trị xuất khẩu thủy sản 11 tháng lên 5,59 tỷ USD, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2011. Mỹ vẫn duy trì vị trí là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam./.
Thành Trung (TTXVN)