Nhật báo Dân tộc vừa đưa tin xuất khẩu gạo của Thái Lan trong tháng 1/2012 đã giảm mạnh 57,96% so với cùng kỳ năm trước, xuống chỉ còn gần 387.750 tấn.
Đây là mức thấp nhất trong khoảng 10 năm nay.
Trong khi Hiệp hội Lương thực Việt Nam thông báo xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 400.000 tấn (ước giảm 25%) trong tháng đầu tiên của năm, giúp làm tăng khả năng bán gạo sẽ đạt trên 7 triệu tấn cả năm 2012.
Một số khách hàng nước ngoài cho rằng Việt Nam có thể sẽ vượt Thái Lan về xuất khẩu gạo năm nay, nhờ các thương gia đưa ra mức giá bán cạnh tranh. Thái Lan, nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới, đã đề ra chỉ tiêu bán 9,5 triệu tấn gạo ra thị trường nhưng có khả năng chỉ xuất được 6,5-7 triệu tấn gạo năm nay.
Chủ tịch danh dự Hiệp hội các nhà xuất khẩu thóc gạo Thái Lan Chookiat Ophaswongse tuần trước nói rằng xu hướng trên cho thấy năng lực xuất khẩu của xứ chùa Vàng đang sụt giảm, do giá gạo Thái cao hơn so với mức giá các đối thủ cạnh tranh chào mời. Theo ông Chookiat, xuất khẩu thóc gạo của Thái Lan phải đạt ít nhất 800.000 tấn/tháng trong hai tháng 12/2011 và tháng 1/2012 sau vụ thu hoạch.
[VN có thể là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới]
Xuất khẩu gạo của Thái Lan đã giảm từ tháng Mười năm ngoái, khi Chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra khởi động dự án bảo trợ thu mua thóc gạo của nông dân với giá cao. Gạo xuất khẩu của nước này đã giảm từ mức 824.487 tấn trong tháng Chín xuống còn 469.593 tấn và 527.348 tấn trong tháng 11 và 12/2011.
Gạo Hom Mali (Hương nhài) Thái đang mất cơ hội xuất khẩu, do vừa có giá bán cao mà chất lượng sụt giảm vì để lâu trong kho. Trong lúc các khách hàng hiện có những sự lựa chọn mua gạo thơm khác từ Việt Nam và Campuchia.
Bên cạnh việc kho gạo dự trữ của Ấn Độ còn khá lớn, triển vọng thu hoạch thóc gạo của Việt Nam và một số nước là khá khả quan. Không ít người Thái lo ngại Chính phủ Thái Lan sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết lượng thóc gạo lưu giữ trong kho (ước sẽ lên tới trên 10 triệu tấn năm nay), nếu chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách trợ giá và đặt chỉ tiêu xuất khẩu gạo với giá 700 USD/tấn./.
Đây là mức thấp nhất trong khoảng 10 năm nay.
Trong khi Hiệp hội Lương thực Việt Nam thông báo xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 400.000 tấn (ước giảm 25%) trong tháng đầu tiên của năm, giúp làm tăng khả năng bán gạo sẽ đạt trên 7 triệu tấn cả năm 2012.
Một số khách hàng nước ngoài cho rằng Việt Nam có thể sẽ vượt Thái Lan về xuất khẩu gạo năm nay, nhờ các thương gia đưa ra mức giá bán cạnh tranh. Thái Lan, nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới, đã đề ra chỉ tiêu bán 9,5 triệu tấn gạo ra thị trường nhưng có khả năng chỉ xuất được 6,5-7 triệu tấn gạo năm nay.
Chủ tịch danh dự Hiệp hội các nhà xuất khẩu thóc gạo Thái Lan Chookiat Ophaswongse tuần trước nói rằng xu hướng trên cho thấy năng lực xuất khẩu của xứ chùa Vàng đang sụt giảm, do giá gạo Thái cao hơn so với mức giá các đối thủ cạnh tranh chào mời. Theo ông Chookiat, xuất khẩu thóc gạo của Thái Lan phải đạt ít nhất 800.000 tấn/tháng trong hai tháng 12/2011 và tháng 1/2012 sau vụ thu hoạch.
[VN có thể là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới]
Xuất khẩu gạo của Thái Lan đã giảm từ tháng Mười năm ngoái, khi Chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra khởi động dự án bảo trợ thu mua thóc gạo của nông dân với giá cao. Gạo xuất khẩu của nước này đã giảm từ mức 824.487 tấn trong tháng Chín xuống còn 469.593 tấn và 527.348 tấn trong tháng 11 và 12/2011.
Gạo Hom Mali (Hương nhài) Thái đang mất cơ hội xuất khẩu, do vừa có giá bán cao mà chất lượng sụt giảm vì để lâu trong kho. Trong lúc các khách hàng hiện có những sự lựa chọn mua gạo thơm khác từ Việt Nam và Campuchia.
Bên cạnh việc kho gạo dự trữ của Ấn Độ còn khá lớn, triển vọng thu hoạch thóc gạo của Việt Nam và một số nước là khá khả quan. Không ít người Thái lo ngại Chính phủ Thái Lan sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết lượng thóc gạo lưu giữ trong kho (ước sẽ lên tới trên 10 triệu tấn năm nay), nếu chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách trợ giá và đặt chỉ tiêu xuất khẩu gạo với giá 700 USD/tấn./.
Ngọc Tiến/Bangkok (Vietnam+)