Theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái (TREA), triển vọng xuất khẩu thóc gạo của nước này sẽ không thuận lợi trong năm tới, và sẽ phụ thuộc nhiều vào chính sách thúc đẩy xuất khẩu gạo của Chính phủ Thái Lan cũng như động thái của các nước khu vực.
Chủ tịch TREA Korbsook Iamsuri cho hay xuất khẩu gạo Thái sang các thị trường châu Phi đã giảm 70-80% so mức bán thông thường khoảng 3 triệu tấn/năm, do phải cạnh tranh với gạo của Ấn Độ. Giá gạo của Ấn Độ hiện thấp hơn chừng 150-170 USD/tấn so với mức giá gạo cùng loại của Thái Lan.
Xuất khẩu gạo của Thái Lan sang thị trường Indonesia, Iraq, Bangladesh, Philippines cũng như bán gạo theo những hợp đồng với chính phủ các nước khác có thể sẽ không thuận lợi, do có mức giá không cạnh tranh.
Theo chính sách bảo trợ giá của Chính phủ mới tại Thái Lan, thóc gạo trắng và thóc Hom Mali (thóc gạo thơm) được thu mua với giá lần lượt 15.000 bạt và 20.000 bạt/tấn. Mức giá này đều cao hơn so với mức giá phổ biến khoảng 10.000-12.000 bạt/tấn và 15.500-17.000 bạt/tấn của hai loại thóc tương ứng.
Trong khi đó, Chính phủ Thái Lan cũng chưa quyết định liệu sẽ giải tỏa 2 triệu tấn gạo đang được lưu giữ trong kho hay bán số thóc vừa mới thu hoạch.
Cục Ngoại thương Thái Lan dự định sẽ sớm thảo luận với các nước xuất khẩu gạo láng giềng về khả năng cùng phối hợp định ra mức giá chung, để đảm bảo giá lương thực ổn định trong tương lai.
Thái Lan đang là nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới. Theo số liệu của TREA, tính đến ngày 15/11 nước này đã bán ra thị trường bên ngoài 9,89 triệu tấn gạo tức tăng 32,64% so với cùng kỳ năm trước./.
Chủ tịch TREA Korbsook Iamsuri cho hay xuất khẩu gạo Thái sang các thị trường châu Phi đã giảm 70-80% so mức bán thông thường khoảng 3 triệu tấn/năm, do phải cạnh tranh với gạo của Ấn Độ. Giá gạo của Ấn Độ hiện thấp hơn chừng 150-170 USD/tấn so với mức giá gạo cùng loại của Thái Lan.
Xuất khẩu gạo của Thái Lan sang thị trường Indonesia, Iraq, Bangladesh, Philippines cũng như bán gạo theo những hợp đồng với chính phủ các nước khác có thể sẽ không thuận lợi, do có mức giá không cạnh tranh.
Theo chính sách bảo trợ giá của Chính phủ mới tại Thái Lan, thóc gạo trắng và thóc Hom Mali (thóc gạo thơm) được thu mua với giá lần lượt 15.000 bạt và 20.000 bạt/tấn. Mức giá này đều cao hơn so với mức giá phổ biến khoảng 10.000-12.000 bạt/tấn và 15.500-17.000 bạt/tấn của hai loại thóc tương ứng.
Trong khi đó, Chính phủ Thái Lan cũng chưa quyết định liệu sẽ giải tỏa 2 triệu tấn gạo đang được lưu giữ trong kho hay bán số thóc vừa mới thu hoạch.
Cục Ngoại thương Thái Lan dự định sẽ sớm thảo luận với các nước xuất khẩu gạo láng giềng về khả năng cùng phối hợp định ra mức giá chung, để đảm bảo giá lương thực ổn định trong tương lai.
Thái Lan đang là nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới. Theo số liệu của TREA, tính đến ngày 15/11 nước này đã bán ra thị trường bên ngoài 9,89 triệu tấn gạo tức tăng 32,64% so với cùng kỳ năm trước./.
Ngọc Tiến/Bangkok (Vietnam+)