Với mô hình trồng chanh không hạt theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, Hợp tác xã nông nghiệp Thạnh Phước ở Hậu Giang đã có thị trường tiêu thụ ổn định và xuất khẩu đi nhiều nước.
Hợp tác xã hiện có 100ha trồng chanh không hạt theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP với 80 xã viên. Các xã viên đã được hướng dẫn cách cắt tỉa quả và bón phân hợp lý, ghi nhật ký sản xuất, cách chăm sóc cho quả to, da bóng. Chanh không hạt của Hợp tác xã được tiêu thụ lâu dài ở hệ thống siêu thị Co.op mart, bán cho các công ty và xuất khẩu sang một số nước ở Trung Đông, châu Âu với giá khoảng 10.000-30.000 đồng/kg tùy theo mùa.
Chủ nhiệm Hợp tác xã, Nguyễn Văn Chiến cho biết chanh không hạt có trái to, da bóng đẹp, lại không có hạt, nhiều nước nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Ban đầu Hợp tác xã chỉ có 10 cây giống, sau đó được nhân ra trồng trên 100 ha như hiện nay.
Năm 2010, hợp tác xã được ngành nông nghiệp tỉnh hướng dẫn trồng chanh không hạt theo tiêu chuẩn VietGAP, năm 2012 tiến tới trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP để đáp ứng chất lượng nhập khẩu ở một số nước.
Mỗi tháng hợp tác xã thu hoạch khoảng 45 tấn chanh để xuất bán đi các nơi, ngoài ra các xã viên còn sản xuất cây giống để bán cho các trại giống và người trồng với số lượng khoảng 100.000 cây mỗi năm. Với cây chanh không hạt, các xã viên có thu nhập từ 3-5 triệu đồng/người/tháng, nhiều hộ từ diện nghèo đã vươn lên khá giả. Chanh không hạt là một trong những cây trồng xóa đói giảm nghèo hiệu quả nhất của tỉnh Hậu Giang.
Hợp tác xã đang có hướng mở rộng diện tích trồng chanh, kết nạp thêm nhiều xã viên và áp dụng kỹ thuật đồng bộ ở hầu hết diện tích trồng chanh không hạt để mở rộng thị trường hơn nữa và nâng cao giá trị của chanh không hạt Hậu Giang.
Phó trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Châu Thành Ngô Minh Long cho biết trồng chanh không hạt theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP giúp người trồng thay đổi tập quán chăm sóc theo hướng khoa học, ổn định đầu ra và giá cả.
Phòng Nông nghiệp sẽ tiếp tục hỗ trợ Hợp tác xã Thạnh Phước về kỹ thuật chăm sóc, cách chọn cây giống, bón phân hữu cơ, dùng thuốc bảo vệ thực vật để đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng thu nhập người dân và tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu./.
Hợp tác xã hiện có 100ha trồng chanh không hạt theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP với 80 xã viên. Các xã viên đã được hướng dẫn cách cắt tỉa quả và bón phân hợp lý, ghi nhật ký sản xuất, cách chăm sóc cho quả to, da bóng. Chanh không hạt của Hợp tác xã được tiêu thụ lâu dài ở hệ thống siêu thị Co.op mart, bán cho các công ty và xuất khẩu sang một số nước ở Trung Đông, châu Âu với giá khoảng 10.000-30.000 đồng/kg tùy theo mùa.
Chủ nhiệm Hợp tác xã, Nguyễn Văn Chiến cho biết chanh không hạt có trái to, da bóng đẹp, lại không có hạt, nhiều nước nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Ban đầu Hợp tác xã chỉ có 10 cây giống, sau đó được nhân ra trồng trên 100 ha như hiện nay.
Năm 2010, hợp tác xã được ngành nông nghiệp tỉnh hướng dẫn trồng chanh không hạt theo tiêu chuẩn VietGAP, năm 2012 tiến tới trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP để đáp ứng chất lượng nhập khẩu ở một số nước.
Mỗi tháng hợp tác xã thu hoạch khoảng 45 tấn chanh để xuất bán đi các nơi, ngoài ra các xã viên còn sản xuất cây giống để bán cho các trại giống và người trồng với số lượng khoảng 100.000 cây mỗi năm. Với cây chanh không hạt, các xã viên có thu nhập từ 3-5 triệu đồng/người/tháng, nhiều hộ từ diện nghèo đã vươn lên khá giả. Chanh không hạt là một trong những cây trồng xóa đói giảm nghèo hiệu quả nhất của tỉnh Hậu Giang.
Hợp tác xã đang có hướng mở rộng diện tích trồng chanh, kết nạp thêm nhiều xã viên và áp dụng kỹ thuật đồng bộ ở hầu hết diện tích trồng chanh không hạt để mở rộng thị trường hơn nữa và nâng cao giá trị của chanh không hạt Hậu Giang.
Phó trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Châu Thành Ngô Minh Long cho biết trồng chanh không hạt theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP giúp người trồng thay đổi tập quán chăm sóc theo hướng khoa học, ổn định đầu ra và giá cả.
Phòng Nông nghiệp sẽ tiếp tục hỗ trợ Hợp tác xã Thạnh Phước về kỹ thuật chăm sóc, cách chọn cây giống, bón phân hữu cơ, dùng thuốc bảo vệ thực vật để đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng thu nhập người dân và tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu./.
Nguyễn Xuân Dự (TTXVN)