Cơ quan thống kê quốc gia Pháp (Insee) vừa công bố các số liệu cho thấy xuất khẩu của Pháp đã tăng 3,9% trong quý 1/2010, chủ yếu nhờ đồng euro xuống giá.
Các công ty của Pháp - điều hành sản xuất tại khu vực đồng chung châu Âu (Eurozone) và xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ, Mỹ Latinh và các thị trường đang nổi có đồng nội tệ ổn định so với đồng USD, đã hưởng lợi lớn từ sự sụt giá của đồng euro.
Tỷ giá thấp hơn của đồng euro cũng tác động tích cực đến xuất khẩu của những ngành như điện tử, hàng không vũ trụ, năng lượng, thiết bị, cũng như các nhãn hiệu lớn trong lĩnh vực hàng xa xỉ, rượu vang và dược phẩm.
Số liệu từ thị trường chứng khoán Euronext (Pháp) cho thấy, chỉ số CAC 40 của các công ty thuộc những lĩnh vực này tiếp tục duy trì đà tăng mạnh kể từ tháng 5/2009.
Tập đoàn chế tạo máy bay châu Âu Airbus đang làm ăn có lãi nhờ đồng euro yếu. Xu thế tích cực này đã khiến giá cổ phiếu của EADSS - công ty mẹ của Airbus, tăng khởi sắc trên thị trường chứng khoán Euronext trong mấy tuần gần đây.
Còn LVMH, một trong những công ty sản xuất hàng xa xỉ lớn nhất thế giới, tiếp tục duy trì "sức mạnh" của mình tại các thị trường nước ngoài. Doanh số bán của LVMH tại thị trường Trung Quốc trong quý một năm nay chiếm tới 30% tổng doanh số bán của hãng quý này. Chủ tịch LVMH Bernard Arnault cho hay công ty của ông sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh tại các thị trường đang nổi để bù đắp cho sự suy giảm ở thị trường Mỹ và châu Âu.
Trong khi đó, theo ông Alexander Law, Giám đóc hãng tư vấn kinh tế Xerifi Global, những công ty bán hầu hết sản phẩm của họ tại thị trường Eurozone đều bị thiệt hại.
Bộ Tài chính Pháp dự đoán mức giảm 10% giá trị đồng euro sẽ bổ sung thêm 0,7 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP của Pháp, so với mức dự đoán 0,4-0,5 điểm phần trăm của giới phân tích. Giới doanh nghiệp Pháp cũng cho rằng tính cạnh tranh của các ngành công nghiệp Pháp đã cải thiện hơn kể từ đầu năm 2010, nhất là những thị trường ngoài Liên minh châu Âu (EU).
Chủ tịch Tổ hợp Liên đoàn Công nghiệp Pháp (GIF), Yvon Jacob, nhận định: "Sự mất giá của đồng euro có lợi cho chúng tôi. Nó giúp cải thiện khả năng cạnh tranh của hàng hóa Pháp so với các hàng hóa của Mỹ và các thị trường đang nổi."
Khách du lịch từ Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc tới thăm Pháp đã chứng kiến sức mua ngày càng tăng nhờ tỷ giá hối đoái ngày một giảm của đồng euro trong những tuần gần đây, trong khi người tiêu dùng Pháp cảm nhận thấy "áp lực" khi mua hàng hóa bằng đồng USD.
Theo giới chuyên gia kinh tế, có rất nhiều nhân tố quyết định thời gian và mức độ đi xuống của đồng euro, như niềm tin của giới đầu tư, tình hình kinh tế của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Italy, triển vọng hoạt động của ngành công nghiệp, cũng như các chính sách kinh tế-tài chính của Eurozone. Về dài hạn, môi trường tiền tệ hiện nay sẽ thay đổi, song trước mắt các doanh nghiệp Pháp có thể tận dụng đồng euro yếu để thúc đẩy cạnh tranh trên các thị trường ngoài EU./.
Các công ty của Pháp - điều hành sản xuất tại khu vực đồng chung châu Âu (Eurozone) và xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ, Mỹ Latinh và các thị trường đang nổi có đồng nội tệ ổn định so với đồng USD, đã hưởng lợi lớn từ sự sụt giá của đồng euro.
Tỷ giá thấp hơn của đồng euro cũng tác động tích cực đến xuất khẩu của những ngành như điện tử, hàng không vũ trụ, năng lượng, thiết bị, cũng như các nhãn hiệu lớn trong lĩnh vực hàng xa xỉ, rượu vang và dược phẩm.
Số liệu từ thị trường chứng khoán Euronext (Pháp) cho thấy, chỉ số CAC 40 của các công ty thuộc những lĩnh vực này tiếp tục duy trì đà tăng mạnh kể từ tháng 5/2009.
Tập đoàn chế tạo máy bay châu Âu Airbus đang làm ăn có lãi nhờ đồng euro yếu. Xu thế tích cực này đã khiến giá cổ phiếu của EADSS - công ty mẹ của Airbus, tăng khởi sắc trên thị trường chứng khoán Euronext trong mấy tuần gần đây.
Còn LVMH, một trong những công ty sản xuất hàng xa xỉ lớn nhất thế giới, tiếp tục duy trì "sức mạnh" của mình tại các thị trường nước ngoài. Doanh số bán của LVMH tại thị trường Trung Quốc trong quý một năm nay chiếm tới 30% tổng doanh số bán của hãng quý này. Chủ tịch LVMH Bernard Arnault cho hay công ty của ông sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh tại các thị trường đang nổi để bù đắp cho sự suy giảm ở thị trường Mỹ và châu Âu.
Trong khi đó, theo ông Alexander Law, Giám đóc hãng tư vấn kinh tế Xerifi Global, những công ty bán hầu hết sản phẩm của họ tại thị trường Eurozone đều bị thiệt hại.
Bộ Tài chính Pháp dự đoán mức giảm 10% giá trị đồng euro sẽ bổ sung thêm 0,7 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP của Pháp, so với mức dự đoán 0,4-0,5 điểm phần trăm của giới phân tích. Giới doanh nghiệp Pháp cũng cho rằng tính cạnh tranh của các ngành công nghiệp Pháp đã cải thiện hơn kể từ đầu năm 2010, nhất là những thị trường ngoài Liên minh châu Âu (EU).
Chủ tịch Tổ hợp Liên đoàn Công nghiệp Pháp (GIF), Yvon Jacob, nhận định: "Sự mất giá của đồng euro có lợi cho chúng tôi. Nó giúp cải thiện khả năng cạnh tranh của hàng hóa Pháp so với các hàng hóa của Mỹ và các thị trường đang nổi."
Khách du lịch từ Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc tới thăm Pháp đã chứng kiến sức mua ngày càng tăng nhờ tỷ giá hối đoái ngày một giảm của đồng euro trong những tuần gần đây, trong khi người tiêu dùng Pháp cảm nhận thấy "áp lực" khi mua hàng hóa bằng đồng USD.
Theo giới chuyên gia kinh tế, có rất nhiều nhân tố quyết định thời gian và mức độ đi xuống của đồng euro, như niềm tin của giới đầu tư, tình hình kinh tế của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Italy, triển vọng hoạt động của ngành công nghiệp, cũng như các chính sách kinh tế-tài chính của Eurozone. Về dài hạn, môi trường tiền tệ hiện nay sẽ thay đổi, song trước mắt các doanh nghiệp Pháp có thể tận dụng đồng euro yếu để thúc đẩy cạnh tranh trên các thị trường ngoài EU./.
Nguyễn Trường (TTXVN/Vietnam+)