Là người đầu tiên đỗ đại học trong làng, A Nguyệt ở tỉnh Vân Nam (Tây Nam Trung Quốc) đầy may mắn khi đang học ở Bắc Kinh, không chỉ vì cô có thể theo đuổi sự nghiệp học vấn cao hơn mà còn vì rời được quê nhà đang ngày càng được biết đến như một “làng ung thư” đầy u ám.
Làng của cô tại thành phố Cá Cựu, tỉnh Vân Nam có tới 2% dân làng bị ung thư, tỷ lệ gấp 100 lần so với mức bình quân trên toàn Trung Quốc, và tuổi thọ trung bình của người dân làng này chưa tới con số 50.
Thành phố Cá Cựu là nơi chiếm tới 1/6 trữ lượng thiếc toàn thế giới và đông đảo người dân địa phương làm trong nghề khai mỏ. Gia đình A Nguyệt cũng vậy. Ông nội cô, một thợ mỏ thiếc suốt 30 năm, qua đời vì ung thư phổi. Ba anh em của ông cũng chết vì bệnh tương tự. Cha của A Nguyệt đã thôi làm thợ mỏ, nhưng cũng bị ngộ độc thiếc nghiêm trọng.
Đất đai của làng từng một thời màu mỡ, canh tác được giờ ô nhiễm kim loại đến mức không thể trồng trọt được gì. Dân làng phải mua nước, rau quả, thực phẩm từ các thị trấn cách đó vài trăm km.
Ngoài Vân Nam, những tỉnh giàu tài nguyên mỏ khác ở Trung Quốc như Hồ Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu cũng đều đang chịu tình trạng đất đai bị ô nhiễm kim loại nặng ở mức báo động.
Theo Bộ Đất đai và tài nguyên Trung Quốc, mỗi năm có tới 1,2 tấn lương thực bị ô nhiễm kim loại nặng, gây thiệt hại kinh tế trực tiếp hơn 20 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 3,04 tỷ USD).
Sông Tương, nguồn thủy lợi tưới tiêu chính ở tỉnh Hồ Nam (miền Trung Trung Quốc) đã bị ô nhiễm nghiêm trọng do khối lượng lớn chất thải công nghiệp đổ vào.
Một khảo sát của Viện Nghiên cứu tự nhiên và khoa học địa chất thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc cho thấy lượng thạch tín, cadmium và chì trong sông Tương chiếm hơn 90% tổng lượng kim loại thải loại của tỉnh. Tới 95% rau quả trồng dọc sông bị nhiễm thạch tín và chì vượt mức cho phép.
Theo Lạc Trung Vĩ, một nhà nghiên cứu tại Viện Kinh tế công nghiệp, cũng thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc, công nghệ khai mỏ lạc hậu, những mỏ nhỏ rải rác khắp nơi và thiếu tính kế hoạch là những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm đất diện rộng.
Cỏ rết, một loại thực vật hấp thụ thạch tín gấp 20 lần so với thực vật thường, đang được giới thiệu ở thành phố Sâm Châu, tỉnh Hồ Nam, như một biện pháp chống ô nhiễm đất. Người ta ước tính sau khi trồng cỏ rết từ 3-5 năm, đất đó có thể canh tác trở lại.
Tuy nhiên, do chi phí cao và mất nhiều thời gian nên dân làng không mấy mặn mà. Họ chọn cách chôn đất ô nhiễm sâu xuống mức cây lúa không chạm tới nhằm có thể thu được lợi ích kinh tế trong thời gian ngắn.
Ở thành phố Cá Cựu, các biện pháp chống ô nhiễm đã giúp giảm bớt mức độ ở khoảng 100 mẫu (6,67 ha) đất canh tác. Thế nhưng, diện tích đất bị nhiễm kim loại nặng vẫn vào khoảng hơn 200.000 mẫu.
Khi được hỏi liệu có trở về quê nhà làm việc sau khi tốt nghiệp không, A Nguyệt đắn đo rồi buông lửng: “Tôi cũng không biết nữa”./.
Làng của cô tại thành phố Cá Cựu, tỉnh Vân Nam có tới 2% dân làng bị ung thư, tỷ lệ gấp 100 lần so với mức bình quân trên toàn Trung Quốc, và tuổi thọ trung bình của người dân làng này chưa tới con số 50.
Thành phố Cá Cựu là nơi chiếm tới 1/6 trữ lượng thiếc toàn thế giới và đông đảo người dân địa phương làm trong nghề khai mỏ. Gia đình A Nguyệt cũng vậy. Ông nội cô, một thợ mỏ thiếc suốt 30 năm, qua đời vì ung thư phổi. Ba anh em của ông cũng chết vì bệnh tương tự. Cha của A Nguyệt đã thôi làm thợ mỏ, nhưng cũng bị ngộ độc thiếc nghiêm trọng.
Đất đai của làng từng một thời màu mỡ, canh tác được giờ ô nhiễm kim loại đến mức không thể trồng trọt được gì. Dân làng phải mua nước, rau quả, thực phẩm từ các thị trấn cách đó vài trăm km.
Ngoài Vân Nam, những tỉnh giàu tài nguyên mỏ khác ở Trung Quốc như Hồ Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu cũng đều đang chịu tình trạng đất đai bị ô nhiễm kim loại nặng ở mức báo động.
Theo Bộ Đất đai và tài nguyên Trung Quốc, mỗi năm có tới 1,2 tấn lương thực bị ô nhiễm kim loại nặng, gây thiệt hại kinh tế trực tiếp hơn 20 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 3,04 tỷ USD).
Sông Tương, nguồn thủy lợi tưới tiêu chính ở tỉnh Hồ Nam (miền Trung Trung Quốc) đã bị ô nhiễm nghiêm trọng do khối lượng lớn chất thải công nghiệp đổ vào.
Một khảo sát của Viện Nghiên cứu tự nhiên và khoa học địa chất thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc cho thấy lượng thạch tín, cadmium và chì trong sông Tương chiếm hơn 90% tổng lượng kim loại thải loại của tỉnh. Tới 95% rau quả trồng dọc sông bị nhiễm thạch tín và chì vượt mức cho phép.
Theo Lạc Trung Vĩ, một nhà nghiên cứu tại Viện Kinh tế công nghiệp, cũng thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc, công nghệ khai mỏ lạc hậu, những mỏ nhỏ rải rác khắp nơi và thiếu tính kế hoạch là những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm đất diện rộng.
Cỏ rết, một loại thực vật hấp thụ thạch tín gấp 20 lần so với thực vật thường, đang được giới thiệu ở thành phố Sâm Châu, tỉnh Hồ Nam, như một biện pháp chống ô nhiễm đất. Người ta ước tính sau khi trồng cỏ rết từ 3-5 năm, đất đó có thể canh tác trở lại.
Tuy nhiên, do chi phí cao và mất nhiều thời gian nên dân làng không mấy mặn mà. Họ chọn cách chôn đất ô nhiễm sâu xuống mức cây lúa không chạm tới nhằm có thể thu được lợi ích kinh tế trong thời gian ngắn.
Ở thành phố Cá Cựu, các biện pháp chống ô nhiễm đã giúp giảm bớt mức độ ở khoảng 100 mẫu (6,67 ha) đất canh tác. Thế nhưng, diện tích đất bị nhiễm kim loại nặng vẫn vào khoảng hơn 200.000 mẫu.
Khi được hỏi liệu có trở về quê nhà làm việc sau khi tốt nghiệp không, A Nguyệt đắn đo rồi buông lửng: “Tôi cũng không biết nữa”./.
Trung Sơn/Hong Kong (Vietnam+)