Nhà xuất bản Chính trị quốc gia vừa xuất bản cuốn sách "Khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940 - Bản tráng ca sống mãi" kỷ niệm 70 năm Khởi nghĩa Nam Kỳ (23/11/1940-23/11/2010).
Cuốn sách gồm ba phần, với hơn 500 trang sách. Cuốn sách tập hợp những bài nghiên cứu, tiếp cận cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ từ nhiều góc độ khác nhau, cung cấp cho người đọc cái nhìn đa chiều về sự kiện lịch sử quan trọng này.
Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940 do Xứ ủy Nam Kỳ phát động và lãnh đạo sự kiện chói lọi bùng lên ngay khi phong trào cách mạng của Việt Nam bước vào thời kỳ mới, thời kỳ Đảng có sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng, do Hội nghị Trung ương 6 (Khóa I), tháng 11-1939 đề ra.
Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ phất cao ngọn cờ đỏ sao vàng, làm rung chuyển hệ thống chính quyền thống trị của thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai, làm tan rã bộ máy cai trị của địch ở một số vùng nông thôn, thị trấn ở Nam Kỳ và lập chính quyền tự quản ở những nơi này.
Cuộc khởi nghĩa là sự thể hiện tinh thần thống nhất cao ý chí và hành động của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, tinh thần quật khởi, sẵn sàng chống đế quốc, phong kiến tay sai, không sợ hy sinh, vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Cùng với khởi nghĩa Bắc Sơn và Đô Lương, Khởi nghĩa Nam Kỳ là tiếng súng báo hiệu và sự tập dượt cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thành công trên cả nước tháng Tám năm 1945.
70 năm đã qua nhưng ký ức và những bài học kinh nghiệm quý giá về những ngày Nam Kỳ khởi nghĩa còn nguyên vẹn. Đó là những ngày sục sôi khí thế hào hùng, tinh thần yêu nước và ý chí phấn đấu hy sinh đặng phá tan xiềng xích của lớp lớp cán bộ, đảng viên và nhân dân Nam Kỳ trong những ngày khởi nghĩa năm 1940./.
Cuốn sách gồm ba phần, với hơn 500 trang sách. Cuốn sách tập hợp những bài nghiên cứu, tiếp cận cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ từ nhiều góc độ khác nhau, cung cấp cho người đọc cái nhìn đa chiều về sự kiện lịch sử quan trọng này.
Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940 do Xứ ủy Nam Kỳ phát động và lãnh đạo sự kiện chói lọi bùng lên ngay khi phong trào cách mạng của Việt Nam bước vào thời kỳ mới, thời kỳ Đảng có sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng, do Hội nghị Trung ương 6 (Khóa I), tháng 11-1939 đề ra.
Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ phất cao ngọn cờ đỏ sao vàng, làm rung chuyển hệ thống chính quyền thống trị của thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai, làm tan rã bộ máy cai trị của địch ở một số vùng nông thôn, thị trấn ở Nam Kỳ và lập chính quyền tự quản ở những nơi này.
Cuộc khởi nghĩa là sự thể hiện tinh thần thống nhất cao ý chí và hành động của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, tinh thần quật khởi, sẵn sàng chống đế quốc, phong kiến tay sai, không sợ hy sinh, vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Cùng với khởi nghĩa Bắc Sơn và Đô Lương, Khởi nghĩa Nam Kỳ là tiếng súng báo hiệu và sự tập dượt cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thành công trên cả nước tháng Tám năm 1945.
70 năm đã qua nhưng ký ức và những bài học kinh nghiệm quý giá về những ngày Nam Kỳ khởi nghĩa còn nguyên vẹn. Đó là những ngày sục sôi khí thế hào hùng, tinh thần yêu nước và ý chí phấn đấu hy sinh đặng phá tan xiềng xích của lớp lớp cán bộ, đảng viên và nhân dân Nam Kỳ trong những ngày khởi nghĩa năm 1940./.
Phạm Ngọc Huệ (TTXVN/Vietnam+)