Phục vụ cho Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, Ban quản lí di tích tỉnh Bắc Ninh đã biên soạn, xuất bản công trình khoa học “Di sản văn hóa thời Lý ở Bắc Ninh" của nhóm tác giả Trần Đình Luyện, Nguyễn Văn Đáp và Đỗ Thị Thủy.
Công trình gồm 368 trang viết với bốn chương là di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể, giá trị di sản văn hóa thời Lý, bảo tồn phát huy giá trị văn hóa thời Lý và phụ bản tập hợp hầu như toàn bộ các tài liệu chính sử có liên quan tới các triều vua từ vua Lý Thái Tổ đến các danh nhân thời Lý, các di tích lịch sử văn hóa thời Lý.
Công trình tập trung giới thiệu một số loại hình di sản văn hóa tiêu biểu của thời Lý, đó là những di tích lịch sử văn hóa ở dạng di tích hoặc phế tích, một số di tích lịch sử văn hóa không thuộc thời Lý nhưng có liên quan tới thời Lý, một số di sản văn hóa phi vật thể như truyền thuyết, địa danh, sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, dân gian, phong tục tập quán, lễ hội tiêu biểu ở vùng Kinh Bắc xưa có nguồn gốc ra đời từ vương triều này.
Qua đó đề xuất những vấn đề giải pháp cần thiết để cán bộ, nhân dân làm tốt hơn công tác bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản lịch sử văn hóa trong thực tiễn đời sống hiện nay, góp phần vào mục tiêu xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Đây là công trình khoa học đầu tiên biên soạn, giới thiệu một cách có hệ thống về giá trị và hiện trạng di sản văn hóa thời Lý trên quê hương Bắc Ninh./.
Công trình gồm 368 trang viết với bốn chương là di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể, giá trị di sản văn hóa thời Lý, bảo tồn phát huy giá trị văn hóa thời Lý và phụ bản tập hợp hầu như toàn bộ các tài liệu chính sử có liên quan tới các triều vua từ vua Lý Thái Tổ đến các danh nhân thời Lý, các di tích lịch sử văn hóa thời Lý.
Công trình tập trung giới thiệu một số loại hình di sản văn hóa tiêu biểu của thời Lý, đó là những di tích lịch sử văn hóa ở dạng di tích hoặc phế tích, một số di tích lịch sử văn hóa không thuộc thời Lý nhưng có liên quan tới thời Lý, một số di sản văn hóa phi vật thể như truyền thuyết, địa danh, sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, dân gian, phong tục tập quán, lễ hội tiêu biểu ở vùng Kinh Bắc xưa có nguồn gốc ra đời từ vương triều này.
Qua đó đề xuất những vấn đề giải pháp cần thiết để cán bộ, nhân dân làm tốt hơn công tác bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản lịch sử văn hóa trong thực tiễn đời sống hiện nay, góp phần vào mục tiêu xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Đây là công trình khoa học đầu tiên biên soạn, giới thiệu một cách có hệ thống về giá trị và hiện trạng di sản văn hóa thời Lý trên quê hương Bắc Ninh./.
Đàm Dũng (Vietnam+)