Sau hơn ba năm triển khai chương trình “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới,” Tây Ninh đã có 86 ngôi nhà được bàn giao cho các hộ nghèo với tổng trị giá trên 2 tỷ đồng.
Những “mái ấm” do chính những đôi bàn tay người lính biên phòng xây tặng từ các nguồn vận động, không chỉ giúp người nghèo thoát khỏi cảnh những căn nhà “trống trước, hở sau” mà còn tạo luồng sinh khí mới để các gia đình này vươn lên thoát nghèo.
Xuân này, những nụ cười, những niềm hạnh phúc tràn ngập trong biết bao ngôi nhà miền biên giới.
Thắm tình quân dân miền biên giới
Đi dọc tuyến biên giới, điều dễ nhận thấy là người dân nơi đây đều có thiện cảm đặc biệt với người lính biên cương.
Mỗi lần gặp các chiến sĩ biên phòng, họ đều gật đầu chào với vẻ trân trọng, thân thiết. Điều đó thể hiện tình quân dân thắm thiết nơi biên giới. Những tình cảm ấy xuất phát từ sự gắn bó máu thịt của người lính biên phòng với dân nghèo vùng biên cương này.
Chính người lính đã cùng ăn, cùng ở, cùng giúp dân thoát nghèo từ việc trồng trọt, dạy dỗ những đứa trẻ, đến xây tặng những mái ấm nơi biên cương.
Vùng biên của tỉnh Tây Ninh vẫn còn nhiều gia đình nghèo khó, nhất là những đồng bào dân tộc. Họ đầu tắt mặt tối để có cái ăn, sống trong những căn nhà xập xệ. Chính những “Mái ấm biên cương,” được xây tặng ở các xóm, ấp dọc trên tuyến biên giới đã mang đến cho họ niềm hạnh phúc về một mái nhà để họ yên tâm “lạc nghiệp.”
Ông Lữ Ngọc Thôi, một hộ dân ở ấp Tân Định, xã Biên Giới, huyện Châu Thành được bộ đội biên phòng xây tặng nhà cho biết: “Vợ chồng tôi cảm ơn các anh bộ đội biên phòng nhiều lắm. Giờ đây, khi gió lạnh về, chúng tôi không còn phải chịu cái lạnh đến run người nơi miền biên giới như những tháng ngày trước đây. Bây giờ, gia đình tôi cố gắng làm ăn để không phụ sự giúp đỡ của các chú biên phòng.”
Còn bà Nguyễn Thị Thủy, ở tại ấp Đông Biên, xã Tân Đông, huyện Tân Châu, bùi ngùi kể lại những tháng ngày vất vả, tất bật chỉ lo kiếm cái ăn, nào dám mơ tới chuyện nhà cửa.
Bà Thủy chia sẻ: “Trước đây gia đình phải ở đậu nhà người ta, trong căn nhà cũ lụp xụp, xiêu vẹo. Cả gia đình sáu người nhưng duy chỉ có một chiếc giường, nên con cái thường phải đi ngủ nhờ chỗ khác. Khi nhận được căn nhà gia đình tui mừng lắm, chỉ biết cảm ơn bộ đội biên phòng chứ không biết nói gì hơn.”
Để giúp dân có được mái ấm an cư, không chỉ có kinh phí từ nguồn vận động xã hội đóng góp đầu tư cho mỗi căn nhà khoảng 15 đến 20 triệu đồng, mà còn là công sức của cán bộ chiến sĩ, sự chung tay giúp ngày công. Có nơi những căn nhà hoàn toàn do bàn tay người lính xây tặng.
Đại úy Mai Văn Hòa - Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Kà Tum cho biết, mấy năm qua, đồn Biên phòng đã xây tặng được tám mái ấm cho người nghèo, đa phần là đồng bào dân tộc Khmer. Tiền mua vật liệu để xây nhà đã chiếm gần hết rồi vì vậy khi xây nhà chúng tôi huy động anh em ra xây, tính ra mỗi căn mất khoảng 35 ngày công.
Tại đồn Biên phòng Vàm Trảng Trâu, nơi xây dựng được nhiều “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới” nhất của tỉnh, tình nghĩa người dân ở đây với các chiến sĩ biên phòng rất thắm thiết. Không chỉ xây dựng những căn nhà, đồn còn thực hiện nhiều chương trình giúp người nghèo như hũ gạo tình thương, thùng quyên góp cho học sinh nghèo.
Đến nay, chỉ tính riêng tại ấp Tân Định, xã Biên giới, huyện Châu Thành, có 19 hộ nghèo được bộ đội biên phòng xây tặng nhà, góp phần tạo nơi ăn chốn ở ổn định.
Trung tá Nguyễn Huy Chiến - Chính trị viên Đồn cho biết: “Chúng tôi luôn cố gắng vận động mọi nguồn hỗ trợ có thể để xây nhà cho người nghèo. Giúp bà con bớt gánh nặng về chỗ ở, để có động lực vươn lên trong cuộc sống. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng vận động gia đình vay mượn thêm tiền xây nhà, vì thế nhiều hộ có căn nhà khá khang trang.”
Niềm vui cuộc sống mới
Miền biên giới ngày nay đã có nhiều thay đổi. Cuộc sống người dân ngày càng khấm khá hơn. Niềm vui được nhân lên gấp bội, khi nhiều gia đình sẽ được đón cái Tết trong những ngôi nhà mới.
Ông Nguyễn Văn Rạng - Trưởng ấp Tân Định, xã Biên Giới, huyện Châu Thành bày tỏ: “Trên địa bàn ấp có 33 hộ nghèo, không có ruộng đất, đa phần làm thuê làm mướn, rất khó khăn trong cuộc sống. Nay nhờ sự giúp đỡ của bộ đội biên phòng 19 hộ gia đình đã có nhà mới, giờ họ có thể yên tâm tích lũy cho cuộc sống sau này. Những mái ấm ấy không chỉ xóa đi ngôi nhà lá xiêu vẹo, xóa đi sự mặc cảm với xóm làng, nó còn là chỗ dựa tinh thần, niềm tin vào cuộc sống của người nghèo.”
Trong một buổi trưa cuối năm trên miền biên giới, chúng tôi ghé thăm gia đình anh Lưu Văn Tuấn (25 tuổi), ở ấp Tân Định, vợ chồng anh Tuấn chuẩn bị đi làm. Sở dĩ vợ chồng đi làm giữa trưa là để “tranh thủ tăng ca kiếm thêm tiền tiêu Tết.”
Hỏi về gia cảnh, anh Tuấn lắng người kể lại: “Cha mẹ không có một mảnh đất cắm dùi nên ngày ngày vợ chồng anh phải “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời,” quần quật làm thuê làm mướn mà vẫn không đủ ăn, đủ mặc. Từ hồi được mấy anh Biên phòng xây cho căn nhà này vợ chồng tui an tâm lắm. Mấy anh xây cho căn nhà, thì mình phải cố gắng làm ăn cho khá lên.” Nhìn căn nhà bên trong được bày trí khá tươm tất mới thấy sự thay đổi tích cực sau bao năm nghèo khó của gia đình anh.
Việc xây dựng mái ấm cho người nghèo nơi biên giới thể hiện tấm lòng tri ân của bộ đội biên phòng với những người dân đã góp công góp sức bảo vệ biên cương Tổ quốc. Từ đó, góp phần xây dựng thế trận lòng dân ở địa bàn biên giới ngày càng vững chắc, tăng cường sức mạnh bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia.
Xuân đã về trên miền biên giới. Nhiều ngôi nhà dột nát, xiêu vẹo được thay thế bằng những căn nhà kiên cố. Và Tết này, nhiều gia đình nghèo trên tuyến biên giới được đón xuân trong những ngôi nhà mới, những “mái ấm” thắm tình quân dân./.
Những “mái ấm” do chính những đôi bàn tay người lính biên phòng xây tặng từ các nguồn vận động, không chỉ giúp người nghèo thoát khỏi cảnh những căn nhà “trống trước, hở sau” mà còn tạo luồng sinh khí mới để các gia đình này vươn lên thoát nghèo.
Xuân này, những nụ cười, những niềm hạnh phúc tràn ngập trong biết bao ngôi nhà miền biên giới.
Thắm tình quân dân miền biên giới
Đi dọc tuyến biên giới, điều dễ nhận thấy là người dân nơi đây đều có thiện cảm đặc biệt với người lính biên cương.
Mỗi lần gặp các chiến sĩ biên phòng, họ đều gật đầu chào với vẻ trân trọng, thân thiết. Điều đó thể hiện tình quân dân thắm thiết nơi biên giới. Những tình cảm ấy xuất phát từ sự gắn bó máu thịt của người lính biên phòng với dân nghèo vùng biên cương này.
Chính người lính đã cùng ăn, cùng ở, cùng giúp dân thoát nghèo từ việc trồng trọt, dạy dỗ những đứa trẻ, đến xây tặng những mái ấm nơi biên cương.
Vùng biên của tỉnh Tây Ninh vẫn còn nhiều gia đình nghèo khó, nhất là những đồng bào dân tộc. Họ đầu tắt mặt tối để có cái ăn, sống trong những căn nhà xập xệ. Chính những “Mái ấm biên cương,” được xây tặng ở các xóm, ấp dọc trên tuyến biên giới đã mang đến cho họ niềm hạnh phúc về một mái nhà để họ yên tâm “lạc nghiệp.”
Ông Lữ Ngọc Thôi, một hộ dân ở ấp Tân Định, xã Biên Giới, huyện Châu Thành được bộ đội biên phòng xây tặng nhà cho biết: “Vợ chồng tôi cảm ơn các anh bộ đội biên phòng nhiều lắm. Giờ đây, khi gió lạnh về, chúng tôi không còn phải chịu cái lạnh đến run người nơi miền biên giới như những tháng ngày trước đây. Bây giờ, gia đình tôi cố gắng làm ăn để không phụ sự giúp đỡ của các chú biên phòng.”
Còn bà Nguyễn Thị Thủy, ở tại ấp Đông Biên, xã Tân Đông, huyện Tân Châu, bùi ngùi kể lại những tháng ngày vất vả, tất bật chỉ lo kiếm cái ăn, nào dám mơ tới chuyện nhà cửa.
Bà Thủy chia sẻ: “Trước đây gia đình phải ở đậu nhà người ta, trong căn nhà cũ lụp xụp, xiêu vẹo. Cả gia đình sáu người nhưng duy chỉ có một chiếc giường, nên con cái thường phải đi ngủ nhờ chỗ khác. Khi nhận được căn nhà gia đình tui mừng lắm, chỉ biết cảm ơn bộ đội biên phòng chứ không biết nói gì hơn.”
Để giúp dân có được mái ấm an cư, không chỉ có kinh phí từ nguồn vận động xã hội đóng góp đầu tư cho mỗi căn nhà khoảng 15 đến 20 triệu đồng, mà còn là công sức của cán bộ chiến sĩ, sự chung tay giúp ngày công. Có nơi những căn nhà hoàn toàn do bàn tay người lính xây tặng.
Đại úy Mai Văn Hòa - Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Kà Tum cho biết, mấy năm qua, đồn Biên phòng đã xây tặng được tám mái ấm cho người nghèo, đa phần là đồng bào dân tộc Khmer. Tiền mua vật liệu để xây nhà đã chiếm gần hết rồi vì vậy khi xây nhà chúng tôi huy động anh em ra xây, tính ra mỗi căn mất khoảng 35 ngày công.
Tại đồn Biên phòng Vàm Trảng Trâu, nơi xây dựng được nhiều “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới” nhất của tỉnh, tình nghĩa người dân ở đây với các chiến sĩ biên phòng rất thắm thiết. Không chỉ xây dựng những căn nhà, đồn còn thực hiện nhiều chương trình giúp người nghèo như hũ gạo tình thương, thùng quyên góp cho học sinh nghèo.
Đến nay, chỉ tính riêng tại ấp Tân Định, xã Biên giới, huyện Châu Thành, có 19 hộ nghèo được bộ đội biên phòng xây tặng nhà, góp phần tạo nơi ăn chốn ở ổn định.
Trung tá Nguyễn Huy Chiến - Chính trị viên Đồn cho biết: “Chúng tôi luôn cố gắng vận động mọi nguồn hỗ trợ có thể để xây nhà cho người nghèo. Giúp bà con bớt gánh nặng về chỗ ở, để có động lực vươn lên trong cuộc sống. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng vận động gia đình vay mượn thêm tiền xây nhà, vì thế nhiều hộ có căn nhà khá khang trang.”
Niềm vui cuộc sống mới
Miền biên giới ngày nay đã có nhiều thay đổi. Cuộc sống người dân ngày càng khấm khá hơn. Niềm vui được nhân lên gấp bội, khi nhiều gia đình sẽ được đón cái Tết trong những ngôi nhà mới.
Ông Nguyễn Văn Rạng - Trưởng ấp Tân Định, xã Biên Giới, huyện Châu Thành bày tỏ: “Trên địa bàn ấp có 33 hộ nghèo, không có ruộng đất, đa phần làm thuê làm mướn, rất khó khăn trong cuộc sống. Nay nhờ sự giúp đỡ của bộ đội biên phòng 19 hộ gia đình đã có nhà mới, giờ họ có thể yên tâm tích lũy cho cuộc sống sau này. Những mái ấm ấy không chỉ xóa đi ngôi nhà lá xiêu vẹo, xóa đi sự mặc cảm với xóm làng, nó còn là chỗ dựa tinh thần, niềm tin vào cuộc sống của người nghèo.”
Trong một buổi trưa cuối năm trên miền biên giới, chúng tôi ghé thăm gia đình anh Lưu Văn Tuấn (25 tuổi), ở ấp Tân Định, vợ chồng anh Tuấn chuẩn bị đi làm. Sở dĩ vợ chồng đi làm giữa trưa là để “tranh thủ tăng ca kiếm thêm tiền tiêu Tết.”
Hỏi về gia cảnh, anh Tuấn lắng người kể lại: “Cha mẹ không có một mảnh đất cắm dùi nên ngày ngày vợ chồng anh phải “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời,” quần quật làm thuê làm mướn mà vẫn không đủ ăn, đủ mặc. Từ hồi được mấy anh Biên phòng xây cho căn nhà này vợ chồng tui an tâm lắm. Mấy anh xây cho căn nhà, thì mình phải cố gắng làm ăn cho khá lên.” Nhìn căn nhà bên trong được bày trí khá tươm tất mới thấy sự thay đổi tích cực sau bao năm nghèo khó của gia đình anh.
Việc xây dựng mái ấm cho người nghèo nơi biên giới thể hiện tấm lòng tri ân của bộ đội biên phòng với những người dân đã góp công góp sức bảo vệ biên cương Tổ quốc. Từ đó, góp phần xây dựng thế trận lòng dân ở địa bàn biên giới ngày càng vững chắc, tăng cường sức mạnh bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia.
Xuân đã về trên miền biên giới. Nhiều ngôi nhà dột nát, xiêu vẹo được thay thế bằng những căn nhà kiên cố. Và Tết này, nhiều gia đình nghèo trên tuyến biên giới được đón xuân trong những ngôi nhà mới, những “mái ấm” thắm tình quân dân./.
Vũ Tiến Lực (TTXVN/Vietnam+)