Không chỉ các đảo xa, đảo trần như Sinh Tồn, Trường Sa Lớn, Song Từ Tây,… nước ngọt mới là vàng; mà ngay ở những nơi chỉ cách phố thị một giờ tàu, nước ngọt cũng khiến các chiến sỹ hải quân rađa và hàng nghìn hộ dân “đứng ngồi không yên.”
Thế mới có chuyện, trong số những hàng hóa chuẩn bị Tết cho các đảo gần thuộc biển Đông Nam, nước ngọt là thứ được chờ đợi nhất.
Cái ăn ngày Tết…
Trong các hệ thống đảo chiến lược ven bờ biển Đông Nam thuộc vùng D Hải quân, trừ huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận) được tự nhiên tương đối ưu đãi, hầu hết các khu vực khác đều ở trong trạng thái “ngửa cổ mong mưa.”
Trước khi tàu VH785 ra khơi, Phó Chính ủy Trung đoàn 451, Thượng tá Đào Giang Hải đã “phác” qua cho cánh nhà báo chúng tôi vài nét về các “đảo khát” nằm cách bờ chỉ chừng 100 hải lý. Rằng, trên đảo, nước ngọt quý hơn vàng.
Cứ mỗi ngày mưa, anh em hải quân lại mang đủ thứ xô, chậu, nồi… hứng nước rồi trút vào hệ thống bể xây sẵn. Nước suối, nước khe cũng phải tận dụng để sinh hoạt.
Riêng đối với các chiến sỹ hải quân tại trạm rađa Bình Ba, vào thời điểm cận kề năm mới, câu chuyện nước sạch còn gắn liền với cái ăn ngày Tết.
Binh nhất Huỳnh Em, người Sài Gòn, lên đảo gần 1 năm, da đen như cột nhà cháy. Chỉ tay ra phía bể nước dự trữ còn non nửa, Em bảo: Nước tại trạm được dùng theo một quy trình khép kín. Đầu tiên, nước để vo gạo, rửa rau, thậm chí rửa mặt, rồi sau cùng là dùng để tưới cho mấy luống rau tăng gia cho ngày Tết đang tới gần.
Huỳnh Em cho hay, để có được rau xanh trong những ngày này, lính đảo đã phải dày công chăm sóc trong suốt một thời gian dài.
Ở Bình Ba, nắng như đổ lửa. Nắng đốt cháy lá rặng dứa biển ngoài bãi. Lại thêm gió ràn rạt thổi. Gió mang hơi mặn của muối biển Đông vào không khí nên rau xanh rất khó sống. Không chỉ vậy, nước thiếu nên cây còi. Rau thiếu nước nên rũ ra.
Nhưng lính đảo không chịu bó tay. Họ cùng nhau dựng rào, trồng cây to quanh vườn để che gió cho… rau. Họ mang nước quý như vàng đổ vào từng gốc nhỏ. Bởi, với mỗi người trên hòn đảo cằn này, rau trong bữa ăn tất niên chẳng khác gì đặc sản.
Và câu chuyện 100.000 đồng/m3 nước
Càng gần Tết, câu chuyện về nước ngọt càng “nóng,” nhất là với những đảo có cư dân sinh sống.
Ông Trần Văn Hóa, Bí thư kiêm chủ tịch xã đảo Cam Bình, cho hay từ nhiều đời nay, xã đảo này đã không có nguồn nước ngọt. Toàn bộ sinh hoạt của khoảng hơn 5.000 hộ dân tại đây đều phụ thuộc vào nguồn nước mưa tự nhiên.
“Mấy năm vừa qua, tình trạng hạn hán xảy ra thường xuyên khiến cho nước càng trở nên quý. Người ta mong ngóng nước ngọt như người Bắc háo hức đón cành đào rừng hay chờ đợi nồi bánh chưng đêm 30 Tết vậy,” hướng ánh mắt ra biển xanh, ông Hóa bùi ngùi.
Mặc dù toàn xã đã có hệ thống nước sinh hoạt về tận nhà nhưng nước lại bị nhiễm mặn. Muốn dùng nước ngọt, nhân dân và chiến sỹ chỉ còn biết trông vào lượng nước mưa dự trữ.
Đáng sợ hơn nữa, trên cả một xã đảo rộng lớn nằm không xa phố thị ấy lại chỉ có duy nhất một giếng nước khơi tại trạm rađa 560 của Trung đoàn 451. Nhưng, qua nhiều năm, nước trong giếng cũng cạn dần.
Nói về cái khó của đảo gần, Phó Chính Ủy Đào Giang Hải cũng ngao ngán lắc đầu: “Nói là giếng chứ anh em trên trạm cũng như người dân trên đảo mấy năm nay hiếm khi dùng. Giếng nằm ngay dưới nghĩa trang của xã đảo nên bị ô nhiễm rất nặng.”
Bởi thế, nhiều gia đình đã quyết định bỏ tiền mua nước đóng chai từ Cam Ranh theo tàu khách về “chơi” Tết.
Theo sự chỉ dẫn của chủ tịch Hóa, chúng tôi ra bến tàu duy nhất của Bình Ba, nơi toàn bộ hàng hóa từ đất liền được chuyển vào đảo. Trong số này, nước luôn được nâng niu, cất kín trong khoang thuyền.
Ông Lê Văn Tèo, 61 tuổi, một ngư dân già Bình Ba gạt đi từng giọt mồ hôi trên trán cho hay vào những ngày giáp Tết, cư dân trên đảo bắt đầu phải rục rịch chuẩn bị… nước ngọt.
Tại Bình Ba, mỗi ngày có 2 chuyến tàu chở khách ra phố thị. Càng đến gần Tết, nước lại càng trở thành mặt hàng chính trên mỗi chuyến trở về.
Ông Tèo cho hay giá nước ngọt được chuyển từ đất liền với đến đảo vào thời điểm này ở mức khá cao, khoảng 60.0000 - 100.000 đồng/m3. Mặc dù vậy, để phục vụ cho cuộc sống, nhiều hộ dân vẫn quyết định mua về đón Tết.
Vậy nên, ở Bình Ba hay Hòn Tre, mỗi dịp Tết về, chuyện chai nước, cây rau càng trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết./.
Thế mới có chuyện, trong số những hàng hóa chuẩn bị Tết cho các đảo gần thuộc biển Đông Nam, nước ngọt là thứ được chờ đợi nhất.
Cái ăn ngày Tết…
Trong các hệ thống đảo chiến lược ven bờ biển Đông Nam thuộc vùng D Hải quân, trừ huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận) được tự nhiên tương đối ưu đãi, hầu hết các khu vực khác đều ở trong trạng thái “ngửa cổ mong mưa.”
Trước khi tàu VH785 ra khơi, Phó Chính ủy Trung đoàn 451, Thượng tá Đào Giang Hải đã “phác” qua cho cánh nhà báo chúng tôi vài nét về các “đảo khát” nằm cách bờ chỉ chừng 100 hải lý. Rằng, trên đảo, nước ngọt quý hơn vàng.
Cứ mỗi ngày mưa, anh em hải quân lại mang đủ thứ xô, chậu, nồi… hứng nước rồi trút vào hệ thống bể xây sẵn. Nước suối, nước khe cũng phải tận dụng để sinh hoạt.
Riêng đối với các chiến sỹ hải quân tại trạm rađa Bình Ba, vào thời điểm cận kề năm mới, câu chuyện nước sạch còn gắn liền với cái ăn ngày Tết.
Binh nhất Huỳnh Em, người Sài Gòn, lên đảo gần 1 năm, da đen như cột nhà cháy. Chỉ tay ra phía bể nước dự trữ còn non nửa, Em bảo: Nước tại trạm được dùng theo một quy trình khép kín. Đầu tiên, nước để vo gạo, rửa rau, thậm chí rửa mặt, rồi sau cùng là dùng để tưới cho mấy luống rau tăng gia cho ngày Tết đang tới gần.
Huỳnh Em cho hay, để có được rau xanh trong những ngày này, lính đảo đã phải dày công chăm sóc trong suốt một thời gian dài.
Ở Bình Ba, nắng như đổ lửa. Nắng đốt cháy lá rặng dứa biển ngoài bãi. Lại thêm gió ràn rạt thổi. Gió mang hơi mặn của muối biển Đông vào không khí nên rau xanh rất khó sống. Không chỉ vậy, nước thiếu nên cây còi. Rau thiếu nước nên rũ ra.
Nhưng lính đảo không chịu bó tay. Họ cùng nhau dựng rào, trồng cây to quanh vườn để che gió cho… rau. Họ mang nước quý như vàng đổ vào từng gốc nhỏ. Bởi, với mỗi người trên hòn đảo cằn này, rau trong bữa ăn tất niên chẳng khác gì đặc sản.
Và câu chuyện 100.000 đồng/m3 nước
Càng gần Tết, câu chuyện về nước ngọt càng “nóng,” nhất là với những đảo có cư dân sinh sống.
Ông Trần Văn Hóa, Bí thư kiêm chủ tịch xã đảo Cam Bình, cho hay từ nhiều đời nay, xã đảo này đã không có nguồn nước ngọt. Toàn bộ sinh hoạt của khoảng hơn 5.000 hộ dân tại đây đều phụ thuộc vào nguồn nước mưa tự nhiên.
“Mấy năm vừa qua, tình trạng hạn hán xảy ra thường xuyên khiến cho nước càng trở nên quý. Người ta mong ngóng nước ngọt như người Bắc háo hức đón cành đào rừng hay chờ đợi nồi bánh chưng đêm 30 Tết vậy,” hướng ánh mắt ra biển xanh, ông Hóa bùi ngùi.
Mặc dù toàn xã đã có hệ thống nước sinh hoạt về tận nhà nhưng nước lại bị nhiễm mặn. Muốn dùng nước ngọt, nhân dân và chiến sỹ chỉ còn biết trông vào lượng nước mưa dự trữ.
Đáng sợ hơn nữa, trên cả một xã đảo rộng lớn nằm không xa phố thị ấy lại chỉ có duy nhất một giếng nước khơi tại trạm rađa 560 của Trung đoàn 451. Nhưng, qua nhiều năm, nước trong giếng cũng cạn dần.
Nói về cái khó của đảo gần, Phó Chính Ủy Đào Giang Hải cũng ngao ngán lắc đầu: “Nói là giếng chứ anh em trên trạm cũng như người dân trên đảo mấy năm nay hiếm khi dùng. Giếng nằm ngay dưới nghĩa trang của xã đảo nên bị ô nhiễm rất nặng.”
Bởi thế, nhiều gia đình đã quyết định bỏ tiền mua nước đóng chai từ Cam Ranh theo tàu khách về “chơi” Tết.
Theo sự chỉ dẫn của chủ tịch Hóa, chúng tôi ra bến tàu duy nhất của Bình Ba, nơi toàn bộ hàng hóa từ đất liền được chuyển vào đảo. Trong số này, nước luôn được nâng niu, cất kín trong khoang thuyền.
Ông Lê Văn Tèo, 61 tuổi, một ngư dân già Bình Ba gạt đi từng giọt mồ hôi trên trán cho hay vào những ngày giáp Tết, cư dân trên đảo bắt đầu phải rục rịch chuẩn bị… nước ngọt.
Tại Bình Ba, mỗi ngày có 2 chuyến tàu chở khách ra phố thị. Càng đến gần Tết, nước lại càng trở thành mặt hàng chính trên mỗi chuyến trở về.
Ông Tèo cho hay giá nước ngọt được chuyển từ đất liền với đến đảo vào thời điểm này ở mức khá cao, khoảng 60.0000 - 100.000 đồng/m3. Mặc dù vậy, để phục vụ cho cuộc sống, nhiều hộ dân vẫn quyết định mua về đón Tết.
Vậy nên, ở Bình Ba hay Hòn Tre, mỗi dịp Tết về, chuyện chai nước, cây rau càng trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết./.
Sơn Bách (Vietnam+)