Theo ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, để hạn chế tình trạng các phương tiện xe máy, xe ba bánh phớt lờ lệnh cấm và chạy trên cầu cạn vành đai 3, trước hết phải xem xét lại công tác tuần tra, kiểm soát phân làn và xử phạt phương tiện của lực lượng chức năng.
[ Xe máy "leo" cầu vành đai 3 bất chấp "lệnh" cấm]
Đánh giá về tình trạng giao thông tại các nút giao với cầu cạn sau khi thông xe, ông Hiệp thừa nhận, bức tranh giao thông tại các khu vực này đã thông thoáng hơn rất nhiều, giảm ùn tắc giao thông so với trước đây mặc dù mật độ phương tiện lưu thông trên cầu cạn vành đai 3 chưa nhiều.
Tuy nhiên, theo báo cáo của cơ quan chức năng, ngay sau khi tiến hành thông xe vào ngày 21/10, chỉ trong hai ngày đầu tiên đã có hai vụ tai nạn thương tâm xảy ra. Nguyên nhân chủ yếu là do xe máy đi ngược chiều và đi vào đường cấm.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã đi thực địa vào sáng nay (23/10) để đánh giá về các tai nạn, hạ tầng kỹ thuật, công tác quản lý tổ chức kiểm soát của lực lượng chức năng.
Theo ông Hiệp, hai vụ tai nạn trước là do vắng bóng lực lượng cảnh sát giao thông bởi sau 10 giờ đêm không có sự tuần tra kiểm soát nên các phương tiện vẫn thản nhiên lên cầu, thậm chí chạy song song đua tốc độ với ôtô, chạy ngược chiều.
Nhằm hạn chế tình trạng này, ông Hiệp khẳng định: “Sáng nay, Ủy ban An toàn giao thông có đề nghị lực lượng liên ngành công an giao thông, thanh tra giao thông tăng cường lực lượng, xử lý các vi phạm 24/24 giờ.”
Lý giải cho điều này, ông Hiệp cho rằng, những ngày đầu, nhiều người dân chưa biết hoặc cố tình “leo” lên cầu nhưng chỉ bị lực lượng hướng dẫn đi đúng làn đường chứ chưa tiến hành xử phạt. Để răn đe người điều khiển phương tiện phớt lờ lệnh cấm, từ hôm nay, cảnh sát giao thông sẽ phải xử phạt thật nghiêm những trường hợp vi phạm.
Đề cập đến vấn đề nhiều tuyến đường có hạ tầng tốt sẽ thường xuyên xảy ra tai nạn do tốc độ lưu thông cao, nhiều xe không làm chủ được tốc độ, ông Hiệp nhận định, một số tuyến đường mới khánh thành có thực trạng tai nạn giao thông gia tăng đột biến.
Chứng minh cho điều này, ông Hiệp đưa ra dẫn chứng cụ thể như tuyến Quốc lộ 6 đi Điện Biên–Sơn La có lúc tai nạn tăng 100% so với năm 2011.
Cũng theo ông Hiệp, hiện nay, chưa có nghiên cứu nào báo cáo tai nạn đường trên cao tốc là do maxát lốp trên đường. Nhiều người đi trên đường cao tốc quan niệm phải là tốc độ cao nên tâm lý lo sợ, tốc độ cao hay thấp đều được các đơn vị tính toán dựa trên nền đường và thiết kế kỹ thuật.
Với tốc độ lưu thông tới 80km/giờ, nhiều ý kiến cho rằng, công tác xử phạt vi phạm sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, ông Hiệp khẳng định: “Xử phạt không khó vì lực lượng sẽ thành lập các chốt chặn ở hai đầu cầu cạn hoặc các nhánh lên xuống của đường cao tốc để xử lý.”
Bày tỏ quan điểm về thực trạng nhiều cây cầu mới xây xong sẽ hình thành những "bến xe dù" di động trên trục đường này, ông Hiệp cho rằng, ý thức người tham gia kém chính là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này. Việc kiểm tra, xử lý không khó nhưng quan trọng lực lượng chức năng làm đến đâu và xử lý như thế nào.”
Mặc dù tuyến đường có cắm các biển báo hiệu hướng dẫn, chỉ đường cho các phương tiện lưu thông nhưng nhiều biển báo quá nhỏ, đặt tại vị trí không tiện cho người đi trên đường quan sát, ông Hiệp nhận định, hệ thống biển báo được tính toán quá nhỏ bé so với tốc độ của phương tiện lưu thông. Vì vậy, các đơn vị cần phải có biển báo từ xa để phân làn, phân luồng phương tiện để người tham gia giao thông có thể chủ động.
Ông Hiệp cũng cho biết, để đồng bộ hệ thống tổ chức giao thông, theo quy hoạch của Bộ Giao thông Vận tải sẽ làm hầm chui ở các nút giao cắt Nguyễn Trãi, Big C, Mai Dịch để tuyến đường này giảm ùn tắc giao thông, mang tầm vóc thủ đô.
Tuy nhiên, ông Hiệp cũng tỏ ra băn khoăn khi hầm chui không chỉ tuyến đường này mà nhiều tuyến khác như Đại Cồ Việt, Ngã Tư Sở vẫn chưa sử dụng hết công năng thiết kế.
“Sở Giao thông Vận tải cần phải rà soát hệ thống hầm chui dành cho người đi bộ để đảm bảo an toàn giao thông,” ông Hiệp kiến nghị./.
[ Xe máy "leo" cầu vành đai 3 bất chấp "lệnh" cấm]
Đánh giá về tình trạng giao thông tại các nút giao với cầu cạn sau khi thông xe, ông Hiệp thừa nhận, bức tranh giao thông tại các khu vực này đã thông thoáng hơn rất nhiều, giảm ùn tắc giao thông so với trước đây mặc dù mật độ phương tiện lưu thông trên cầu cạn vành đai 3 chưa nhiều.
Tuy nhiên, theo báo cáo của cơ quan chức năng, ngay sau khi tiến hành thông xe vào ngày 21/10, chỉ trong hai ngày đầu tiên đã có hai vụ tai nạn thương tâm xảy ra. Nguyên nhân chủ yếu là do xe máy đi ngược chiều và đi vào đường cấm.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã đi thực địa vào sáng nay (23/10) để đánh giá về các tai nạn, hạ tầng kỹ thuật, công tác quản lý tổ chức kiểm soát của lực lượng chức năng.
Theo ông Hiệp, hai vụ tai nạn trước là do vắng bóng lực lượng cảnh sát giao thông bởi sau 10 giờ đêm không có sự tuần tra kiểm soát nên các phương tiện vẫn thản nhiên lên cầu, thậm chí chạy song song đua tốc độ với ôtô, chạy ngược chiều.
Nhằm hạn chế tình trạng này, ông Hiệp khẳng định: “Sáng nay, Ủy ban An toàn giao thông có đề nghị lực lượng liên ngành công an giao thông, thanh tra giao thông tăng cường lực lượng, xử lý các vi phạm 24/24 giờ.”
Lý giải cho điều này, ông Hiệp cho rằng, những ngày đầu, nhiều người dân chưa biết hoặc cố tình “leo” lên cầu nhưng chỉ bị lực lượng hướng dẫn đi đúng làn đường chứ chưa tiến hành xử phạt. Để răn đe người điều khiển phương tiện phớt lờ lệnh cấm, từ hôm nay, cảnh sát giao thông sẽ phải xử phạt thật nghiêm những trường hợp vi phạm.
Đề cập đến vấn đề nhiều tuyến đường có hạ tầng tốt sẽ thường xuyên xảy ra tai nạn do tốc độ lưu thông cao, nhiều xe không làm chủ được tốc độ, ông Hiệp nhận định, một số tuyến đường mới khánh thành có thực trạng tai nạn giao thông gia tăng đột biến.
Chứng minh cho điều này, ông Hiệp đưa ra dẫn chứng cụ thể như tuyến Quốc lộ 6 đi Điện Biên–Sơn La có lúc tai nạn tăng 100% so với năm 2011.
Cũng theo ông Hiệp, hiện nay, chưa có nghiên cứu nào báo cáo tai nạn đường trên cao tốc là do maxát lốp trên đường. Nhiều người đi trên đường cao tốc quan niệm phải là tốc độ cao nên tâm lý lo sợ, tốc độ cao hay thấp đều được các đơn vị tính toán dựa trên nền đường và thiết kế kỹ thuật.
Với tốc độ lưu thông tới 80km/giờ, nhiều ý kiến cho rằng, công tác xử phạt vi phạm sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, ông Hiệp khẳng định: “Xử phạt không khó vì lực lượng sẽ thành lập các chốt chặn ở hai đầu cầu cạn hoặc các nhánh lên xuống của đường cao tốc để xử lý.”
Bày tỏ quan điểm về thực trạng nhiều cây cầu mới xây xong sẽ hình thành những "bến xe dù" di động trên trục đường này, ông Hiệp cho rằng, ý thức người tham gia kém chính là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này. Việc kiểm tra, xử lý không khó nhưng quan trọng lực lượng chức năng làm đến đâu và xử lý như thế nào.”
Mặc dù tuyến đường có cắm các biển báo hiệu hướng dẫn, chỉ đường cho các phương tiện lưu thông nhưng nhiều biển báo quá nhỏ, đặt tại vị trí không tiện cho người đi trên đường quan sát, ông Hiệp nhận định, hệ thống biển báo được tính toán quá nhỏ bé so với tốc độ của phương tiện lưu thông. Vì vậy, các đơn vị cần phải có biển báo từ xa để phân làn, phân luồng phương tiện để người tham gia giao thông có thể chủ động.
Ông Hiệp cũng cho biết, để đồng bộ hệ thống tổ chức giao thông, theo quy hoạch của Bộ Giao thông Vận tải sẽ làm hầm chui ở các nút giao cắt Nguyễn Trãi, Big C, Mai Dịch để tuyến đường này giảm ùn tắc giao thông, mang tầm vóc thủ đô.
Tuy nhiên, ông Hiệp cũng tỏ ra băn khoăn khi hầm chui không chỉ tuyến đường này mà nhiều tuyến khác như Đại Cồ Việt, Ngã Tư Sở vẫn chưa sử dụng hết công năng thiết kế.
“Sở Giao thông Vận tải cần phải rà soát hệ thống hầm chui dành cho người đi bộ để đảm bảo an toàn giao thông,” ông Hiệp kiến nghị./.
Việt Hùng (Vietnam+)