Chiều 23/8, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục Phiên họp thứ nhất, cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật đo lường.
Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự án luật này do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Phan Xuân Dũng trình bày tại phiên họp cho thấy, dự án luật đã được sửa đổi, bổ sung các quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng trong hoạt động đo lường với những đặc thù riêng như quyền được cung cấp thông tin trung thực về phương tiện đo, lượng hàng hóa đã mua, kiểm tra so sánh phương tiện đo… .
Góp ý về dự án luật này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị, phạm vi điều chỉnh của dự án luật cần mở rộng theo hướng điều chỉnh cả những đơn vị đo lường cổ truyền đã và đang được áp dụng trong dân gian.
Bày tỏ quan ngại về tình trạng gian lận trong đo lường, nhất là mua bán xăng dầu xảy ra ở nhiều địa phương thời gian qua, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Nguyễn Văn Giàu cho rằng, dự thảo luật cần bổ sung thêm các chế tài xử lý các hành vi này với nhiều loại hình phạt đa dạng hơn ngoài, hình phạt tiền, thu hồi giấy phép kinh doanh phải có các hình phạt bổ sung để góp phần ngăn chặn những hành vi lừa dối khách hàng.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phan Trung Lý gợi ý dự thảo luật nên có nguyên tắc về quản lý, sử dụng và quy đổi các đơn vị đo lường và cơ chế xử lý giải quyết các tranh chấp về đo lường.
Giải đáp thắc mắc và tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ - Ban soạn thảo cho biết, xu hướng trên thế giới là bỏ dần các đơn vị đo cổ truyền, địa phương. Vì vậy, dự án Luật Đo lường cũng được xây dựng trên tinh thần chỉ điều chỉnh các đơn vị đo mang tính phổ biến để đảm bảo tính thống nhất với xu hướng quốc tế.
Tổng hợp phần thảo luận về dự án Luật Đo lường, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp tục đề nghị Ban soạn thảo tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật; sử dụng các từ ngữ, thuật ngữ mang tính phổ quát, dễ hiểu, dễ áp dụng để có hiệu quả áp dụng cao hơn. Cơ quan soạn thảo cũng cần bổ sung các chế tài xử lý các hành vi vi phạm về đo lường theo hướng tăng nặng và đa dạng hơn về hình phạt để xử lý và phòng chống những vi phạm loại này, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng./.
Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự án luật này do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Phan Xuân Dũng trình bày tại phiên họp cho thấy, dự án luật đã được sửa đổi, bổ sung các quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng trong hoạt động đo lường với những đặc thù riêng như quyền được cung cấp thông tin trung thực về phương tiện đo, lượng hàng hóa đã mua, kiểm tra so sánh phương tiện đo… .
Góp ý về dự án luật này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị, phạm vi điều chỉnh của dự án luật cần mở rộng theo hướng điều chỉnh cả những đơn vị đo lường cổ truyền đã và đang được áp dụng trong dân gian.
Bày tỏ quan ngại về tình trạng gian lận trong đo lường, nhất là mua bán xăng dầu xảy ra ở nhiều địa phương thời gian qua, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Nguyễn Văn Giàu cho rằng, dự thảo luật cần bổ sung thêm các chế tài xử lý các hành vi này với nhiều loại hình phạt đa dạng hơn ngoài, hình phạt tiền, thu hồi giấy phép kinh doanh phải có các hình phạt bổ sung để góp phần ngăn chặn những hành vi lừa dối khách hàng.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phan Trung Lý gợi ý dự thảo luật nên có nguyên tắc về quản lý, sử dụng và quy đổi các đơn vị đo lường và cơ chế xử lý giải quyết các tranh chấp về đo lường.
Giải đáp thắc mắc và tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ - Ban soạn thảo cho biết, xu hướng trên thế giới là bỏ dần các đơn vị đo cổ truyền, địa phương. Vì vậy, dự án Luật Đo lường cũng được xây dựng trên tinh thần chỉ điều chỉnh các đơn vị đo mang tính phổ biến để đảm bảo tính thống nhất với xu hướng quốc tế.
Tổng hợp phần thảo luận về dự án Luật Đo lường, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp tục đề nghị Ban soạn thảo tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật; sử dụng các từ ngữ, thuật ngữ mang tính phổ quát, dễ hiểu, dễ áp dụng để có hiệu quả áp dụng cao hơn. Cơ quan soạn thảo cũng cần bổ sung các chế tài xử lý các hành vi vi phạm về đo lường theo hướng tăng nặng và đa dạng hơn về hình phạt để xử lý và phòng chống những vi phạm loại này, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng./.
Quang Vũ (TTXVN/Vietnam+)