Tại phiên họp lần 2 của Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, được tổ chức ngày 29/1 tại Thành phố Hồ Chí Minh, đại diện 12 tỉnh, thành phố cho rằng cần xử lý nghiêm các điểm đen ô nhiễm môi trường để bảo vệ chất lượng nước lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.
Ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai cho rằng, trên cơ sở các quyết định phê duyệt của Chính phủ và các bộ ngành, mỗi địa phương cần xây dựng hoàn chỉnh phương án xử lý các điểm đen ô nhiễm môi trường đang xả nước thải cùng chất thải chưa qua xử lý xuống hệ thống sông Đồng Nai. Điều này cần được xác định rõ trong phương hướng phát triển kinh tế-xã hội của các tỉnh thành.
Cụ thể hơn, ngay trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ 11 tỉnh, thành trong năm 2010 cũng phải đề cập đến chương trình bảo vệ môi trường sông Đồng Nai sao cho hiệu quả và khả thi.
Để cụ thể hóa chương trình bảo vệ môi trường, đại diện các tỉnh thành đã kiến nghị cần giữ được thảm thực vật là các cánh rừng phía đầu nguồn. Vì đây là nơi giữ nước để cung cấp cho hệ thống sông Đồng Nai nhưng thời gian qua đã bị tác động nhiều của những dự án thủy điện, trồng càphê, cao su.
Ông Ao Văn Thinh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai nêu lên thực trạng một số địa phương phía đầu nguồn không chú ý giữ rừng thì địa phương phía hạ lưu cố giữ rừng thì nguồn nước cung cấp cho sông Đồng Nai vào mùa khô sẽ bị ảnh hưởng.
Nhận định về chất lượng nước sông sẽ cải thiện nếu như các cấp các ngành cùng mỗi địa phương quyết tâm xử lý các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, ông Nguyễn Xuân Cường, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường dẫn chứng trường hợp xả thải của Công ty trách nhiệm hữu hạn Vedan Việt Nam.
Trước đây 10km sông Thị Vải bị ô nhiễm trầm trọng do nguồn xả thải chưa qua xử lý được Công ty Vedan Việt Nam xả thẳng xuống sông. Nhưng sau khi sự việc bị phát hiện và các cơ quan chức năng yêu cầu công ty phải hoàn chỉnh hệ thống xử lý chất thải thì chất lượng nước sông Thị Vải đã cải thiện đáng kể, cá tôm đã xuất hiện trên sông, còn mùi hôi thối đã giảm hẳn.
Từ sự việc này, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ chuẩn hóa thành sổ tay nghiệp vụ để các địa phương tham khảo trong việc xử lý các điểm nóng về môi trường ven sông Đồng Nai.
Theo số liệu thống kê, mỗi ngày bình quân hệ thống sông Đồng Nai tiếp nhận khoảng 111.600m3 nước thải công nghiệp, trong đó chứa hàng chục tấn hóa chất vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Ngoài ra lượng nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý của hàng chục triệu dân cũng được xả thẳng xuống các chi lưu của hệ thống sông này.
Để bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai, ngày 1/12/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 157/QĐ-TTg thành lập Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai để chỉ đạo, điều phối liên ngành, liên vùng, thống nhất thực hiện "Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đến năm 2020” trên địa bàn 12 địa phương gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Ninh Thuận và Bình Thuận./.
Ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai cho rằng, trên cơ sở các quyết định phê duyệt của Chính phủ và các bộ ngành, mỗi địa phương cần xây dựng hoàn chỉnh phương án xử lý các điểm đen ô nhiễm môi trường đang xả nước thải cùng chất thải chưa qua xử lý xuống hệ thống sông Đồng Nai. Điều này cần được xác định rõ trong phương hướng phát triển kinh tế-xã hội của các tỉnh thành.
Cụ thể hơn, ngay trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ 11 tỉnh, thành trong năm 2010 cũng phải đề cập đến chương trình bảo vệ môi trường sông Đồng Nai sao cho hiệu quả và khả thi.
Để cụ thể hóa chương trình bảo vệ môi trường, đại diện các tỉnh thành đã kiến nghị cần giữ được thảm thực vật là các cánh rừng phía đầu nguồn. Vì đây là nơi giữ nước để cung cấp cho hệ thống sông Đồng Nai nhưng thời gian qua đã bị tác động nhiều của những dự án thủy điện, trồng càphê, cao su.
Ông Ao Văn Thinh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai nêu lên thực trạng một số địa phương phía đầu nguồn không chú ý giữ rừng thì địa phương phía hạ lưu cố giữ rừng thì nguồn nước cung cấp cho sông Đồng Nai vào mùa khô sẽ bị ảnh hưởng.
Nhận định về chất lượng nước sông sẽ cải thiện nếu như các cấp các ngành cùng mỗi địa phương quyết tâm xử lý các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, ông Nguyễn Xuân Cường, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường dẫn chứng trường hợp xả thải của Công ty trách nhiệm hữu hạn Vedan Việt Nam.
Trước đây 10km sông Thị Vải bị ô nhiễm trầm trọng do nguồn xả thải chưa qua xử lý được Công ty Vedan Việt Nam xả thẳng xuống sông. Nhưng sau khi sự việc bị phát hiện và các cơ quan chức năng yêu cầu công ty phải hoàn chỉnh hệ thống xử lý chất thải thì chất lượng nước sông Thị Vải đã cải thiện đáng kể, cá tôm đã xuất hiện trên sông, còn mùi hôi thối đã giảm hẳn.
Từ sự việc này, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ chuẩn hóa thành sổ tay nghiệp vụ để các địa phương tham khảo trong việc xử lý các điểm nóng về môi trường ven sông Đồng Nai.
Theo số liệu thống kê, mỗi ngày bình quân hệ thống sông Đồng Nai tiếp nhận khoảng 111.600m3 nước thải công nghiệp, trong đó chứa hàng chục tấn hóa chất vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Ngoài ra lượng nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý của hàng chục triệu dân cũng được xả thẳng xuống các chi lưu của hệ thống sông này.
Để bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai, ngày 1/12/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 157/QĐ-TTg thành lập Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai để chỉ đạo, điều phối liên ngành, liên vùng, thống nhất thực hiện "Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đến năm 2020” trên địa bàn 12 địa phương gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Ninh Thuận và Bình Thuận./.
(TTXVN/Vietnam+)