Kể từ ngày 1/10, nếu giá hàng hóa do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định không hợp lý, cơ quan quản lý có thể đình chỉ việc thực hiện giá này.
Đây là một trong những nội dung mới nhất của Thông tư số 122/2010/TT-BTC vừa được Bộ Tài chính ban hành, nhằm sửa đổi, bổ sung Thông tư số 104/2008/TT-BTC.
Thông tư nêu rõ, cơ quan quản lý có quyền công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật khi giá hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá có biến động bất thường xảy ra.
Các biến động này thuộc ít nhất một trong các trường hợp giá tăng cao hơn so với mức tăng giá của các yếu tố "đầu vào," hoặc cao hơn so với giá vốn hàng nhập khẩu do đơn vị hoặc cá nhân tính toán các yếu tố hình thành giá không đúng;.
Giá giảm thấp hơn không hợp lý so với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm; giá tăng hoặc giảm không hợp lý do đơn vị lạm dụng vị thế độc quyền, thống lĩnh thị trường, liên kết độc quyền về giá theo quy định của Luật Cạnh tranh và pháp luật có liên quan…
Đối với các mặt hàng nằm trong danh mục bình ổn giá gồm ximăng, thép xây dựng, phân bón, sữa, muối, thuốc thú y... biện pháp bình ổn được áp dụng khi trong 15 ngày liên tục, giá bán lẻ trên thị trường tăng bình quân từ 15-20% trở lên so với trước khi có biến động./.
Đây là một trong những nội dung mới nhất của Thông tư số 122/2010/TT-BTC vừa được Bộ Tài chính ban hành, nhằm sửa đổi, bổ sung Thông tư số 104/2008/TT-BTC.
Thông tư nêu rõ, cơ quan quản lý có quyền công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật khi giá hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá có biến động bất thường xảy ra.
Các biến động này thuộc ít nhất một trong các trường hợp giá tăng cao hơn so với mức tăng giá của các yếu tố "đầu vào," hoặc cao hơn so với giá vốn hàng nhập khẩu do đơn vị hoặc cá nhân tính toán các yếu tố hình thành giá không đúng;.
Giá giảm thấp hơn không hợp lý so với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm; giá tăng hoặc giảm không hợp lý do đơn vị lạm dụng vị thế độc quyền, thống lĩnh thị trường, liên kết độc quyền về giá theo quy định của Luật Cạnh tranh và pháp luật có liên quan…
Đối với các mặt hàng nằm trong danh mục bình ổn giá gồm ximăng, thép xây dựng, phân bón, sữa, muối, thuốc thú y... biện pháp bình ổn được áp dụng khi trong 15 ngày liên tục, giá bán lẻ trên thị trường tăng bình quân từ 15-20% trở lên so với trước khi có biến động./.
(Báo Tin Tức/Vietnam+)