Với chủ đề là phòng chống rượu bia với người điều khiển phương tiện, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an Hà Nội đã tổ chức ra quân xử lý theo chuyên đề về vi phạm về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông.
Dù liên tục có những đợt cao điểm nhưng theo nhận định của cơ quan chức năng, trên thực tế, tình trạng người điều khiển phương tiện uống rượu bia lái xe vẫn còn phổ biến và cũng là thói quen mỗi khi tan việc. Bênh cạnh đó, mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này chưa đủ sức răn đe.
Vậy làm thế nào để ngăn chặn hành vi này trong khi chế tài liệu có thay đổi được ý thức?
Dù liên tục có những đợt cao điểm nhưng theo nhận định của cơ quan chức năng, trên thực tế, tình trạng người điều khiển phương tiện uống rượu bia lái xe vẫn còn phổ biến và cũng là thói quen mỗi khi tan việc. Bênh cạnh đó, mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này chưa đủ sức răn đe.
Vậy làm thế nào để ngăn chặn hành vi này trong khi chế tài liệu có thay đổi được ý thức?
Quét “ma men” trên đường Dạo quanh các quán bia, rượu tại Hà Nội, nhiều người dễ dàng bắt gặp hàng loạt các quán bia vỉa hè đông nghịt thực khách. Những chiếc xe máy, ôtô đỗ thành hàng dài trên vỉa hè và tràn xuống cả lòng đường. Nhiều thực khách sau cuộc vui, mặt phừng phừng đỏ, loạng choạng nhảy lên xe máy, quên không đội mũ bảo hiểm rồ ga phóng vọt ra khỏi quán. Vào khung giờ “vàng”, trưa và chiều tối, lúc nào cũng có thể bắt gặp người dân uống rượu, bia. Nhiều người sau khi rượu vào lời ra thì tay lái còn loạng choạng và hậu quả sẽ không thể lường trước. Để phát hiện và xử lý người tham gia giao thông có nồng độ cồn trong người, lực lượng Cảnh sát giao thông đã bố trí các tổ công tác theo dõi, đón đầu những vị khách đi ra từ các quán nhậu có điều khiển phương tiện. Đúng 13 giờ ngày 19/4, tại đường Tăng Bạt Hổ cắt với Yec Xanh (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) - nơi tập trung rất nhiều quán bia như Hải Xồm, Hoa Viên, Lan Chín - Đội Cảnh sát giao thông số 4 bắt đầu thực hiện việc đo, kiểm tra nồng độ cồn người điều khiển phương tiện trước các nhà hàng, quán bia, quán rượu. Đứng cách các quan nhậu 200m, lực lượng Cảnh sát giao thông đã tiến hành dừng phương tiện để kiểm tra nồng độ cồn với anh Nguyễn Hữu Thảo, người điều khiển xe môtô, mang biển 29 Y8- 5412 đang lưu thông trên đường Yec Xanh. Mặt đỏ phừng phừng, bước chân chệnh choạng, hơi thở nồng nặc mùi rượu, anh Thảo trình bày lý do: “Hôm nay, chúng tôi họp lớp và có uống một chút. Các đồng chí thông cảm!”. Tiến hành kiểm tra, anh Thảo không xuất trình được giấy phép cũng như đăng ký xe. Ngay sau đó, lực lượng yêu cầu anh đo nồng độ cồn bằng máy đo hơi thở qua cách ngậm vào đầu ống và thở đều từ 3-5 giây. Chỉ một lát, dụng cụ đo đã in và phân tích nồng độ cồn đo được trong hơi thở anh Thảo là 0,83 mg/l, vượt hơn gấp ba mức cho phép là 0,25mg/l. Thay vì chấp hành, anh Thảo đã có những lời lẽ thiếu văn hóa với lực lượng cảnh sát giao thông đồng thời “đe dọa” lực lượng cảnh sát giao thông khi nói rằng là người quen của người này, người kia. Sau một hồi lực lượng công an kiên trì giải thích, anh Thảo mới chịu ký vào biên bản vi phạm. HTML clipboard[“Mốt” hù dọa cảnh sát: Càng phạt "bệnh" càng nặng?] Cùng thời điểm đó, tại ngã tư Trần Thánh Tông-Nguyễn Công Trứ, một tổ công tác khác của Đội CSGT số 4 cũng có mặt để kiểm tra nồng độ cồn. Theo Đại úy Phạm Trọng Lực thì mặc dù đây là khu vực gần nhiều quán bia hơi, nhà hàng nhưng khi thấy có lực lượng chức năng làm nhiệm vụ, các chủ nhà hàng thường báo cho khách hàng tránh đi qua khu vực có lực lượng chức năng. Thậm chí, người uống rượu bia và các quán đã có “mánh” lách được việc kiểm tra bằng cách thuê xe ôm hoặc taxi để “né”. “Lực lượng làm nhiệm vụ đã phải chia làm nhiều tổ, trong đó có tổ trinh sát và tổ kiểm soát. Khi phát hiện tài xế lên xe, điều khiển phương tiện trong tình trạng có sử dụng rượu, bia, tổ trinh sát có nhiệm vụ thông báo với tổ kiểm soát để tiến hành kiểm tra, ngăn chặn,” Đại úy Lực cho biết. Đối với những hành vi chống đối, không chấp hành, Đại úy Lực cho hay: “Lực lượng cảnh sát giao thông sẽ áp lỗi không chấp hành việc kiểm tra xử lý của cảnh sát. Lỗi phạt này còn nặng hơn lỗi vi phạm nồng độ cồn.” Ngăn chặn từ đâu? Trung tá Phạm Văn Hậu, Phó Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông Đường bộ, đường sắt Hà Nội chia sẻ: "Trên thực tế, uống rượu bia được nhiều người coi như một thói quen khi gặp gỡ, quan hệ. Để xử lý các trường hợp này không hề dễ, trong khi mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này chưa đủ sức răn đe, lực lượng cảnh sát giao thông lại mỏng." “Để hạn chế, quy định pháp luật phải nâng mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nhằm ngăn ngừa và hạn chế tai nạn giao thông, trong đó có đề xuất nâng mức xử phạt đối với điều khiển mô tô, xe máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở,” Trung tá Hậu nhấn mạnh. Bên cạnh đó, Phòng Cảnh sát giao thông Công an Hà Nội phối hợp với các phường yêu cầu chủ quán treo băng rôn “không uống rượu bia khi điều khiển ôtô, xe máy” và bố trí lực lượng gần các điểm đông quán nhậu để xử lý vi phạm. Tuy nhiên, Trung tá Hậu cũng cho rằng, do lực lượng có hạn và các quán nhậu mọc lên khắp nơi nên việc xử lý vi phạm người điều khiển ôtô, xe máy có nồng độ bia, rượu gặp nhiều khó khăn. ”Kinh nghiệm của nhiều nước là phải khơi dậy tính tự giác của người dân, không thể ngăn chặn, dùng biện pháp hành chính để cấm được. Vì vậy, chúng ta cũng cần có lộ trình để từng bước để nâng cao ý thức tự giác của người điều khiển mô tô, xe gắn máy,” ông Thanh bày tỏ quan điểm. Trung tá Hậu cũng đưa ra giải pháp phòng chống rượu bia bằng việc tăng cường xử lý sẽ giúp cảnh báo người sử dụng rượu bia không lái xe dù biết việc này sẽ cần nhiều thời gian hơn. Để chia sẻ gánh nặng cùng công an, các cơ quan công sở, người đứng đầu nên đẩy mạnh tuyền truyền tới cán bộ, công nhân viên không nên sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông./.
Theo quy định, đối với người điều khiển mô tô vi phạm có nồng độ cồn vượt quá từ 0,25-0,4miligam/lít khí thở thì mức xử lý hành chính trung bình từ 200.000 - 400.000 đồng; nồng độ cồn vượt quá 0,4miligam thì sẽ bị xử phạt từ 500.000 đồng - 1.000.000 đồng và tạm giữ xe 10 ngày.
Đối với người điều khiển ôtô có nồng độ cồn thấp hơn 0,25miligam/lít khí thở sẽ phải chịu mức phạt thấp nhất là 1 triệu đồng, mức trung bình là 5 triệu đồng và tạm giữ xe 10 ngày.
Mới đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cũng đã có thông báo yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị ở Trung ương và địa phương ban hành quy định “không uống rượu, bia trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa”, xử lý nghiêm người vi phạm, không phân biệt là cán bộ hay nhân viên.
|
Việt Hùng (Vietnam+)