Xử lý lạm phát là nhiệm vụ hàng đầu của châu Á

Sau khi các biện pháp tăng lãi suất và kiềm chế vật giá cho thấy hiệu quả khá tốt, ngân hàng trung ương các nước châu Á gần đây vẫn tiếp tục thắt chặt tiền tệ thêm một bước, đồng thời coi vấn đề giải quyết lạm phát là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong thời gian tới. Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu Ngân hàng Charter đánh giá rằng có nhiều nhân tố phức tạp khiến châu Á phải gánh chịu áp lực lạm phát nặng nề hơn các nước khác.
Trong bài viết trên tờ Tín báo (Hong Kong) mới đây, Gerard Lyons, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu Ngân hàng Charter cho biết các nước châu Á cuối cùng cũng đã nhận thức được thách thức của lạm phát.

Sau khi các biện pháp tăng lãi suất và kiềm chế vật giá cho thấy hiệu quả khá tốt, ngân hàng trung ương các nước châu Á gần đây vẫn tiếp tục thắt chặt tiền tệ thêm một bước, đồng thời coi vấn đề giải quyết lạm phát là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong thời gian tới.

Theo tác giả trên, thế giới đã bước vào thời kỳ hồi phục kinh tế được hai năm, nhưng còn nhiều nền kinh tế vẫn chưa thực sự phục hồi.

Ngoài ra, hiện nay chính sách tiền tệ của các nước đều vấp phải khó khăn. Đối với các nước phương Tây, kinh tế trong nước vẫn yếu, nguy cơ xảy ra đợt suy thoái thứ hai vẫn lơ lửng trên đầu. Trong khi đối với các nước châu Á, tình hình lạm phát cũng đang đẩy nhiều nước đứng trước rủi ro và căng thẳng.

Giám đốc Lyons đánh giá rằng có nhiều nhân tố phức tạp khiến châu Á phải gánh chịu áp lực lạm phát nặng nề hơn các nước khác. Năm ngoái, tốc độ tăng trưởng kinh tế của châu lục này rất mạnh mẽ, song tình hình hạ nhiệt nền kinh tế lại thấp hơn nhiều nước phương Tây.

Xét về động lực lạm phát bên trong một số nước, châu Á và nhiều khu vực mới nổi còn phải đối mặt với một thách thức khác là làm thế nào để ứng phó với dòng tiền nóng. Song tình hình năm nay chưa nghiêm trọng như năm ngoái.

Chuyên gia trong giới đầu tư gọi năm nay là “năm nước Mỹ” bởi vì nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama đã bước sang năm thứ ba, trong thời gian này, lạm phát của Mỹ thường tăng mạnh và các biện pháp chấn hưng mà Mỹ thực hiện hồi đầu năm nay đã “góp phần củng cố” cho dự đoán này.

Hiện nay, do hiệu quả của chính sách kích thích kinh tế đã giảm sút, trong khi các khoản nợ vẫn cần thanh toán nên các thách thức phía trước trở nên lớn hơn. Mặt khác, một số các nước châu Âu xuất hiện khủng hoảng nợ công, vì vậy không khó để hiểu được tại sao bắt đầu xuất hiện hiện tượng hồi lưu tiền vốn (rút vốn ra) ở các nền kinh tế mới nổi.

Hiện trạng này cho thấy, vấn đề làm thế nào để thu hút dòng vốn đầu tư sẽ lại trở thành nỗi lo lớn của các nước châu Á.

Ngân hàng Charter gần đây đã đưa ra một bảng phân tích giá cả bất động sản của châu Á. Theo đó, Singapore, Hong Kong, Bắc Kinh giữ vị trí cao nhất trong bảng nhiệt kế bong bóng hóa bất động sản.

Đối với Singapore và Hong Kong, kết quả phân tích này đã phản ánh sự chú ý cao độ của chính quyền hai nơi đối với tỷ giá hối đoái khiến lãi suất quá thấp so với nhu cầu trong nước, vì thế hai nơi này cần mở rộng áp dụng các biện pháp vĩ mô một cách thận trọng.

Tại Trung Quốc, giá bất động sản lên như diều gặp gió, vì vậy Bắc Kinh đã phải đưa ra các chính sách nhằm hy vọng ngăn giá bất động sản, khống chế tỷ lệ vay và hạn chế hành vi đầu cơ.

Do các thành phố cấp 1 của Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với thách thức lạm phát nên năm nay, Trung Quốc bắt đầu thực hiện việc thu hẹp thuế nhà ở (mang tính thử nghiệm).

Như vậy, có thể nói rằng châu Á đang phải đối mặt với hai thách thức lạm phát: Giá tài sản (đặc biệt là giá và cổ phiếu bất động sản) và sự lạm phát chung tác động toàn thể xã hội và tới từng cá nhân.

Mặc dù có khá nhiều lý do để lạc quan đối với viễn cảnh của thị trường mới nổi, song không có lý do nào trong đó thực sự hoàn toàn hợp lý cả.

Diễn biến tình hình có thể theo quy luật, nhưng cũng có thể xuất hiện không ít trắc trở. Sự lo ngại do giá dầu thô tăng cao là một trong những nỗi lo tiềm ẩn.

Hiệu ứng tác động của giá dầu mỏ đã thể hiện rất sớm trong thời gian qua, nhưng do thu lợi vẫn cao nên chính sách tiền tệ vẫn chưa bị thắt chặt, vì thế các nước vẫn có sức để đối phó.

Tuy nhiên, châu Á không nên đánh giá thấp rủi ro lạm phát của nền kinh tế tăng trưởng nóng gần đây và khả năng phát tán hiệu ứng. Đầu thập kỷ 70 của thế kỷ trước, ở châu Âu, việc giá dầu tăng không hợp lý đã khiến nền kinh tế châu Âu bị đình trệ trong một thời gian dài.

Tác giả kết luận, thông điệp đối với châu Á hết sức rõ ràng, chính sách kinh tế tổng thể có thể chưa đối mặt với sự thách thức ngay tức thì, song nhiệm vụ quan trọng hàng đầu hiện nay là phải giải quyết vấn đề lạm phát./.

Phan Thành Dương (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục