Ngày 2/12, tại Hà Nội, Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường tổ chức hội thảo về "Xử lý chất thải và thu hồi tài nguyên-giải pháp bền vững cho các đô thị Việt Nam," với sự tham gia của nhiều nhà khoa học Việt Nam, Cộng hòa liên bang Đức, Nhật Bản, Pháp, Anh...
Các nhóm nghiên cứu đã giới thiệu nhiều giải pháp xử lý chất thải, nước đen, nước xám... để tái sử dụng cho một số nhu cầu cấp nước đô thị và bổ cập an toàn cho nguồn tiếp nhận.
Trong tương lai gần, hệ thống thoát nước ở các đô thị hiện có ở Việt Nam vẫn là hệ thống thoát nước chung, riêng hỗ hợp, bể tự hoại vẫn tồn tại và phát huy vai trò xử lý cục bộ, chất thải rắn chưa được thu gom 100% và chưa thể tổ chức phân loại tại nguồn một cách rộng rãi.
Bên cạnh đó, những vấn đề về quy hoạch phát triển đô thị vẫn sẽ còn phải điều chỉnh, thay đổi. Vì vậy, có rất nhiều cơ hội để áp dụng các giải pháp kỹ thuật mới, tránh lặp lại các phương thức quản lý chất thải cồng kềnh, tốn kém, lãng phí tài nguyên.
Nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường phối hợp một số tổ chức bước đầu nghiên cứu xử lý sinh học kỵ khí kết hợp bùn bể tự hoại và rác nhà hàng ở chế độ lên men nóng 55 độ C. Tỷ lệ phân hủy chất hữu cơ đạt 80%, với 70% thành phần khí sinh học thu được là biogas. Mầm bệnh bị tiêu diệt hết khi lưu trong bể xử lý sau vài giờ...
Phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Việt Anh, Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường cho rằng giải pháp này hứa hẹn giải quyết vấn đề rác thải và bùn hiện nay ở các đô thị Việt Nam nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường đô thị và tận thu tài nguyên hiệu quả.
Theo giáo sư-tiến sỹ Martin Wagner, Trường Đại học Kỹ thuật Damstad, Cộng hòa liên bang Đức, nhóm nghiên cứu của trường đã nghiên cứu mô hình Hà Nội và thấy rằng phương thức tiếp cận tổng hợp, bán tập trung cho phép tiết kiệm trên 50% năng lượng, trên 30% nước lấy từ nguồn với các công nghệ đã được khẳng định, mở ra cơ hội thu được nhiều điện, thu hồi nhiệt năng từ chất thải. Khả thi về mặt kỹ thuật và hướng tới áp dụng vào thực tế, mô hình này lý tưởng cho các khu đô thị mới, đồng thời có thể kết hợp với hệ thống hạ tầng hiện có.
Ngoài ra, mô hình bán tập trung (phường, nhóm phường, quận) có thể áp dụng từng bước, nâng cao tính linh hoạt và thích nghi. Những lợi thế của mô hình là nhờ kết hợp các khu đô thị mới với khu đô thị cũ nên giữ gìn được cấu trúc lịch sử, nâng cao chất lượng sông, hồ nội thành nhờ bùn bể tự hoại được hút thường xuyên và xử lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nhờ ứng dụng các công nghệ mới trong xử lý chất thải và thu hồi chất có ích.
Chi phí vận hành và bảo dưỡng ít hơn nhờ bơm ít hơn, giảm chi phí sản xuất nước, thu gom, vận chuyển và chôn lấp chất thải lại tạo ra một lượng phân hữu cơ vi sinh, vận hành bản thân trạm xử lý nhờ khí sinh ra phát điện và cấp điện dư vào mạng thành phố.
Để quản lý các dòng chất thải phát sinh, các kịch bản thu gom, vận chuyển, vị trí bố trí và quy mô của trung tâm xử lý chất thải quy mô bán tập trung được phân tích, lựa chọn và đề xuất trên cơ sở áp dụng công cụ GIS hiện đại trong quy hoạch và quản lý kỹ thuật hạ tầng đô thị.
Các giải pháp phù hợp, thích ứng linh hoạt với điều kiện đặc thù của đô thị Việt Nam cần càng sớm lồng ghép vào quy hoạch đô thị và môi trường càng đạt hiệu quả cao về kinh tế, kỹ thuật và môi trường./.
Các nhóm nghiên cứu đã giới thiệu nhiều giải pháp xử lý chất thải, nước đen, nước xám... để tái sử dụng cho một số nhu cầu cấp nước đô thị và bổ cập an toàn cho nguồn tiếp nhận.
Trong tương lai gần, hệ thống thoát nước ở các đô thị hiện có ở Việt Nam vẫn là hệ thống thoát nước chung, riêng hỗ hợp, bể tự hoại vẫn tồn tại và phát huy vai trò xử lý cục bộ, chất thải rắn chưa được thu gom 100% và chưa thể tổ chức phân loại tại nguồn một cách rộng rãi.
Bên cạnh đó, những vấn đề về quy hoạch phát triển đô thị vẫn sẽ còn phải điều chỉnh, thay đổi. Vì vậy, có rất nhiều cơ hội để áp dụng các giải pháp kỹ thuật mới, tránh lặp lại các phương thức quản lý chất thải cồng kềnh, tốn kém, lãng phí tài nguyên.
Nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường phối hợp một số tổ chức bước đầu nghiên cứu xử lý sinh học kỵ khí kết hợp bùn bể tự hoại và rác nhà hàng ở chế độ lên men nóng 55 độ C. Tỷ lệ phân hủy chất hữu cơ đạt 80%, với 70% thành phần khí sinh học thu được là biogas. Mầm bệnh bị tiêu diệt hết khi lưu trong bể xử lý sau vài giờ...
Phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Việt Anh, Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường cho rằng giải pháp này hứa hẹn giải quyết vấn đề rác thải và bùn hiện nay ở các đô thị Việt Nam nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường đô thị và tận thu tài nguyên hiệu quả.
Theo giáo sư-tiến sỹ Martin Wagner, Trường Đại học Kỹ thuật Damstad, Cộng hòa liên bang Đức, nhóm nghiên cứu của trường đã nghiên cứu mô hình Hà Nội và thấy rằng phương thức tiếp cận tổng hợp, bán tập trung cho phép tiết kiệm trên 50% năng lượng, trên 30% nước lấy từ nguồn với các công nghệ đã được khẳng định, mở ra cơ hội thu được nhiều điện, thu hồi nhiệt năng từ chất thải. Khả thi về mặt kỹ thuật và hướng tới áp dụng vào thực tế, mô hình này lý tưởng cho các khu đô thị mới, đồng thời có thể kết hợp với hệ thống hạ tầng hiện có.
Ngoài ra, mô hình bán tập trung (phường, nhóm phường, quận) có thể áp dụng từng bước, nâng cao tính linh hoạt và thích nghi. Những lợi thế của mô hình là nhờ kết hợp các khu đô thị mới với khu đô thị cũ nên giữ gìn được cấu trúc lịch sử, nâng cao chất lượng sông, hồ nội thành nhờ bùn bể tự hoại được hút thường xuyên và xử lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nhờ ứng dụng các công nghệ mới trong xử lý chất thải và thu hồi chất có ích.
Chi phí vận hành và bảo dưỡng ít hơn nhờ bơm ít hơn, giảm chi phí sản xuất nước, thu gom, vận chuyển và chôn lấp chất thải lại tạo ra một lượng phân hữu cơ vi sinh, vận hành bản thân trạm xử lý nhờ khí sinh ra phát điện và cấp điện dư vào mạng thành phố.
Để quản lý các dòng chất thải phát sinh, các kịch bản thu gom, vận chuyển, vị trí bố trí và quy mô của trung tâm xử lý chất thải quy mô bán tập trung được phân tích, lựa chọn và đề xuất trên cơ sở áp dụng công cụ GIS hiện đại trong quy hoạch và quản lý kỹ thuật hạ tầng đô thị.
Các giải pháp phù hợp, thích ứng linh hoạt với điều kiện đặc thù của đô thị Việt Nam cần càng sớm lồng ghép vào quy hoạch đô thị và môi trường càng đạt hiệu quả cao về kinh tế, kỹ thuật và môi trường./.
Minh Nguyệt (TTXVN/Vietnam+)