Xử lý 11.620 vụ vi phạm về bảo vệ rừng và lâm sản

Sáu tháng đầu năm nay, cả nước phát hiện 13.735 vụ vi phạm quy định về bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, trong đó khởi tố hình sự 159 vụ.
6 tháng đầu năm nay, cả nước phát hiện 13.735 vụ vi phạm các quy định củaNhà nước về bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2011; đãxử lý 11.620 vụ, trong đó khởi tố hình sự 159 vụ; nộp ngân sách trên 107 tỷđồng.

Đây là thông tin báo cáo tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2012 và triểnkhai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của ngành Lâm nghiệp, tổ chức ngày 10/7, tại HàNội.

Báo cáo cũng nêu rõ, trong 6 tháng đầu năm nay, cả nước phát hiện hơn2.000 vụ phá rừng trái pháp luật, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước và 1.145 vụkhai thác rừng trái pháp luật, giảm 21% so với cùng kỳ năm 2011.

Hình thức phárừng ngày càng tinh vi, liều lĩnh, có tổ chức như phá rừng vào ban đêm, cắt cửngười cảnh giới; sử dụng công cụ cơ giới như cưa xăng có thiết bị giảm thanh;khi bị phát hiện các đối tượng sẵn sàng chống đối người thi hành công vụ...

Trong 6 tháng đầu năm nay, giá trị sản xuất lâm nghiệp tiếp tục tăngtrưởng khá cao, đạt 3.784 tỷ đồng, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2011. Sản xuấtchế biến gỗ, nhất là chế biến gỗ xuất khẩu tăng trưởng mạnh.

Kim ngạch xuất nhậpkhẩu 6 tháng đầu năm đạt 2,319 tỷ USD, tăng 25,9% so với cùng kỳ năm 2011. Tínhđến hết tháng 6, cả nước đã khoán bảo vệ rừng 1.382.049 ha; trồng rừng tập trung54.908 ha...

Các đại biểu dự hội nghị chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong công tác quảnlý, bảo vệ và phát triển rừng như tình trạng khai thác mua bán, vận chuyển lâmsản trái phép ở một số địa phương đã trở thành điểm nóng; tình trạng phá rừngtrái pháp luật, chống người thi hành công vụ ngày càng gay gắt, gây hậu quả rấtnghiêm trọng, tạo bức xúc trong xã hội; hầu hết các chủ rừng không đủ năng lựcbảo vệ rừng được giao, thiếu kinh phí cho hoạt động bảo vệ rừng.

Do cơ chế tráchnhiệm chưa rõ ràng, lại thiếu sự kiểm tra nên một số chủ rừng có biểu hiện buôngxuôi, thiếu trách nhiệm, thậm chí có cán bộ tiếp tay cho hành vi phá rừng, lấnchiếm đất lâm nghiệp trái phép...

Do vậy, trong 6 tháng cuối năm, ngành lâm nghiệp tập trung chỉ đạo giảiquyết dứt điểm các điểm nóng về phá rừng, tổ chức thu hồi diện tích đất rừng bịlấn chiếm trái phép để giao cho chủ rừng quản lý và trồng lại rừng, ngăn chặntriệt để tình trạng phá rừng trái pháp luật; theo dõi và chỉ đạo sát sao côngtác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng ở các vùng trọng điểm.

Ngành thựchiện tốt việc kiểm tra, rà soát lại tình hình chuyển đổi rừng sang trồng cao su;chuyển đổi đất, rừng đặc dụng, phòng hộ sang mục đích khác và cho người nướcngoài thuê rừng và đất rừng. Ngành phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức ràsoát quy hoạch và quản lý chặt chẽ các cơ sở chế biến gỗ tại địa phương, xử lýnghiêm và kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với các xưởng chế biến gỗ sử dụng gỗbất hợp pháp hoặc cố tình không chấp hành quy định của Nhà nước về quản lý hoạtđộng kinh doanh gỗ, lâm sản.

Ngành lâm nghiệp tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các địa phương hoàn thành nhiệmvụ bảo vệ và phát triển rừng theo kế hoạch được giao; tiếp tục thực hiện quy chếquản lý giống cây trồng lâm nghiệp; hoàn thiện đề án nâng cao chất lượng giốngcây trồng lâm nghiệp và đề án nâng cao chất lượng rừng tự nhiên.

Bên cạnh việc tiếp tụctìm kiếm thị trường mới, ngành tăng cường quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệucho sản phẩm gỗ Việt Nam./.

Thanh Tuấn (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục