Xu hướng phân cực chính trị làm xói mòn nền dân chủ Indonesia

Sự gia tăng căng thẳng giữa những người theo chủ nghĩa dân tộc thế tục và những người bảo thủ tôn giáo ở Indonesia chỉ là một biểu hiện của vấn đề phân cực chính trị trên toàn thế giới.
Người dân trên đường phố Jakarta, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Theo trang mạng eastasiaforum.org, tại thời điểm các lực lượng theo chủ nghĩa dân túy trỗi dậy ở các nền dân chủ lâu đời, nhiều người theo chủ nghĩa tự do ở phương Tây buộc phải xem xét lại những câu hỏi vẫn bị coi là "ngoài lề" kể từ những ngày các phong trào phátxít và cộng sản vẫn là một phần của đời sống chính trị.

Điều gì khiến các tiêu chuẩn tự do trở thành nguy cơ đối với nền dân chủ khi chúng bị lạm dụng bởi những kẻ mị dân để làm xói mòn sự bao dung và gắn kết xã hội? Một quốc gia dân chủ phải làm gì để hạn chế các quyền tự do chính trị của những người sử dụng chính các quyền tự do đó để chống lại nền dân chủ?

Ở hầu hết các nước phương Tây, những suy xét này có thể vẫn mang tính học thuật, mặc dù có lẽ đã trở nên thực tế hơn. Đức được biết đến với hệ thống được chính thức hóa cao trong việc loại bỏ những tổ chức chống lại trật tự dân chủ của nước này.

Tại Mỹ, một số lực lượng tiến bộ băn khoăn về phạm vi bảo vệ quyền tự do ngôn luận và lập hội của họ theo hiến pháp trong bối cảnh phong trào cực đoan cánh hữu đang gia tăng ở nước này.

Tuy nhiên, tại Indonesia, nền dân chủ lớn thứ 2 ở châu Á và là quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới, các vấn đề nan giải như vậy còn gay gắt hơn.

Trong bài viết mới đây, Greg Fealy đã nhấn mạnh những hậu quả khó lường của một cuộc đàn áp chính trị Hồi giáo, mà ông cho rằng “việc làm xói mòn nhân quyền, phá hoại các giá trị dân chủ rất có thể dẫn đến phản ứng dữ dội chống lại những gì được xem là ác cảm ngày càng gia tăng của nhà nước đối với Hồi giáo."

Cảnh báo của Fealy là một sự kiểm chứng thực tế đối với các nhà tài trợ quốc gia và đa phương đã đổ hàng triệu USD vào các sáng kiến nhằm củng cố các mạng lưới Hồi giáo ôn hòa và chống lại chủ nghĩa cực đoan bạo lực.

Một số người trong số họ sẽ cho rằng việc nhà nước “cạn kiệt” lòng khoan dung đối với các phong trào Hồi giáo là một diễn biến đáng hoan nghênh trong bối cảnh bóng ma dai dẳng của chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo bạo lực ở Indonesia.

Tuy nhiên, đây sẽ là cách giải thích có vấn đề. Mối đe dọa mà các phong trào Hồi giáo hiện đại gây ra cho sự ổn định chính trị của Indonesia và mối quan hệ của họ với chủ nghĩa thánh chiến Hồi giáo bạo lực có lẽ đã bị phóng đại.

Trong bất cứ trường hợp nào, các thách thức của Indonesia chỉ là những phiên bản gay gắt hơn của những thách thức đang gây căng thẳng cho các hệ thống dân chủ trên toàn thế giới và không nhất thiết phải là duy nhất đối với một xã hội chiếm đa số Hồi giáo như Indonesia.

Sự gia tăng căng thẳng giữa những người theo chủ nghĩa dân tộc thế tục và những người bảo thủ tôn giáo ở Indonesia chỉ là một biểu hiện của vấn đề phân cực chính trị trên toàn thế giới mà các nhà nghiên cứu chính trị cho rằng đây là thành phần quan trọng làm suy yếu nền dân chủ từ bên trong.

Các nguy cơ của sự phân cực là giống nhau, bất kể bối cảnh quốc gia hay các trục cạnh tranh ý thức hệ. Khi các nhóm chính trị bắt đầu coi các nhóm khác không chỉ là đối thủ cạnh tranh trong bầu cử và trí tuệ, mà còn là những mối đe dọa hiện hữu đối với chính họ hoặc quốc gia, thì hợp lý hóa việc giảm bớt các chuẩn mực dân chủ để đánh bại họ cũng là điều dễ hiểu.

Theo bài viết của Fealy về Indonesia, chính quyền của Tổng thống Joko Widodo (Jokowi) và các đồng minh trong xã hội dân sự đã đề cao theo cách này, dẫn đến coi chủ nghĩa Hồi giáo như “một mối đe dọa hiện hữu đối với Indonesia và truyền thống trung lập tôn giáo và hòa nhập xã hội theo hiến pháp."

Tuy nhiên, khi luật pháp bị thay đổi (hoặc bị phớt lờ) để trở thành “chiếc dùi cui” đánh bại các đối thủ chính trị thì tất cả đều thua cuộc.

Chẳng hạn, luật pháp mà chính quyền ông Jokowi thông qua để cấm các nhóm người Hồi giáo có thể dễ dàng được chính quyền tương lai sử dụng để đàn áp một cách tùy tiện xã hội dân sự chính trị tự do hoặc cánh tả. Một chính phủ tương lai có sự đồng cảm hơn với những người Hồi giáo bảo thủ có thể đảo ngược việc chính quyền Jokowi gạt những người Hồi giáo ra ngoài lề, đẩy chính trị hóa bộ máy hành chính theo hướng ngược lại. Đây là những nguy cơ tạo ra những tiền lệ mà chính quyền ông Jokowi đang làm.

[Những động thái của Indonesia khi nền kinh tế suy giảm]

Rõ ràng, để ngăn chặn quá trình phân cực, đàn áp và nổi loạn thì cần phải làm sống lại truyền thống của các cuộc đối thoại và thỏa hiệp giữa các dòng ý thức hệ. Các phong trào Hồi giáo là nét đặc trưng của nền chính trị Indonesia và sẽ luôn là như vậy.

Trong trường hợp các chính trị gia thất bại, xã hội dân sự phải dẫn đầu, giống như những luật bảo vệ quyền chính trị của các nhóm thiếu số sắc tộc, dù tốt hay xấu, cũng phải bảo vệ quyền tự do chính trị của những người Hồi giáo.

Tuy nhiên, hầu như không có xã hội nào có thể có được sự dung hòa xã hội và chính trị sâu sắc như Indonesia. Phải mất thời gian mới có được tinh thần thỏa hiệp và hợp tác trong đời sống xã hội dân sự, nếu không có điều đó, đất nước này sẽ không nổi lên như một nền dân chủ lớn mà họ đã làm sau khi Trật tự mới của Suharto sụp đổ.

Người dân ở các nền dân chủ tự do của phương Tây có thể nhìn sang châu Á không chỉ để chứng kiến những nguy cơ của sự phân hóa chính trị mà còn để tìm cách khắc phục nó./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục