Mùng Một Tết, chọn đến “Xông đất” gia đình Phó giáo sư, Nhà giáo nhân dân Ngô Hoàng Dương, phóng viên Vietnam+ đã có được cuộc gặp gỡ với người nghệ sỹ cao niên suốt đời gắn bó với Hà Nội. Người nhạc sỹ mà âm nhạc của ông vừa ngập tràn xúc cảm vừa sâu đậm nghệ thuật. Ông là tác giả của ca khúc “Hướng về Hà Nội” luôn chứa chan, da diết với bao thế hệ người yêu nhạc, yêu Hà Nội, yêu cuộc đời. Nếu ai ở xa, hòa trong giai điệu, tâm hồn sẽ trở về với Thủ đô ngàn năm. Còn những ai đang sống giữa lòng Thủ đô, thì khúc ca hướng vào tâm hồn tha thiết, như đánh thức nỗi “nhớ tơi bời” hoặc mơ về “ngày hồng tươi hoa lá.”
Hai tác phẩm lớn về âm nhạc đỉnh cao Là một tác giả khí nhạc và ca khúc có nhiều thành tựu, là người có công đầu xây dựng bộ môn cello và khoa đàn dây của Nhạc viện Hà Nội, nhưng nhạc sĩ Hoàng Dương không nản lòng giữa những hỗn độn văn hóa và các ca khúc xô bồ ít tính nghệ thuật đang đầy rẫy của thực tại.
Hai tác phẩm lớn về âm nhạc đỉnh cao Là một tác giả khí nhạc và ca khúc có nhiều thành tựu, là người có công đầu xây dựng bộ môn cello và khoa đàn dây của Nhạc viện Hà Nội, nhưng nhạc sĩ Hoàng Dương không nản lòng giữa những hỗn độn văn hóa và các ca khúc xô bồ ít tính nghệ thuật đang đầy rẫy của thực tại.
Người nghệ sĩ tài hoa luôn trăn trở và lặng lẽ thực hiện những công việc đòi hỏi một tình yêu lớn, một trí tuệ thông sáng, một sức vóc kiên cường ngỡ khó có được ở tuổi gần 80...
Từ niềm mong muốn lớn là làm sao đưa được nghệ thuật đỉnh cao đến với công chúng, ông đã say sưa thực hiện hai cuốn sách về âm nhạc, hai công trình lớn để giới thiệu âm nhạc có giá trị văn hóa cao của nhân loại đến với công chúng Việt Nam. Ông cho biết thời gian biên dịch tác phẩm “Âm nhạc giao hưởng phương Tây/Tác giả-tác phẩm” (Guide de la musicque symphonique trong bộ sưu tập Les indispensables de la musique, Nhà xuất biển Fayard, Paris 1999) không thể tính được chính xác. “Tôi cứ làm thôi. Lúi húi, say mê một mình và khi xong thì đã qua nhiều năm,” ông chia sẻ. Ngay cả lúc đi nghỉ hè hay đi du lịch ở đâu đó ông cũng gỡ từ cuốn sách đang biên dịch ra một số lượng trang nhất định để mang đi tranh thủ làm. Cứ thế, những bản thảo viết tay lần lượt ra đời và chất chồng như không đếm xuể. Vậy mới hay, với người có tâm vì sự phát triển văn hóa thì hành trình lao động nghệ thuật thật bền bỉ, lớn lao. Và cuốn sách ông vừa cho ra đời “Âm nhạc giao hưởng phương Tây/Tác giả-tác phẩm” với 900 trang khổ A4, đã làm cho người trong giới phải thấy nể phục. Khi hội đồng nghiệm thu bộ bản thảo “nhìn đã phát sợ," Giáo sư, Tiến sĩ-nghệ sỹ ưu tú Ngô Văn Thành, Giám đốc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam đã phải thốt lên: “Công trình thế kỷ”! Một số bài báo đã nhận định đây là cuốn sách âm nhạc đồ sộ nhất Việt Nam, với lời giải thích rõ, không chỉ ở số trang mà cơ bản là đồ sộ cả ở nội hàm cuốn sách. Phóng viên Vietnam+ hỏi nhạc sỹ về nội hàm cuốn sách, Phó giáo sư, Nhà giáo nhân dân Hoàng Dương đã nói rằng niềm khao khát đem kiến thức hàn lâm cập nhật vào đời sống âm nhạc hôm nay đã thôi thúc ông một cách “rất tự nhiên.” “Tôi luôn thấy rất tiếc khi mấy trăm người trên sân khấu chơi những bản nhạc tuyệt diệu nhất của nhân loại mà khán giả ở mình lại không hiểu được,” nhạc sỹ trầm ngâm. Đúng là cuốn sách giúp phổ cập kiến thức âm nhạc cho công chúng. Với khả năng chuyển ngữ (tiếng Pháp) với rất nhiều thuật ngữ riêng của âm nhạc giao hưởng phương Tây, ông đã nối một nhịp cầu để những người quan tâm có thể hiểu được nhạc giao hưởng. Đọc cuốn sách, người yêu nhạc sẽ thấy nhạc giao hưởng không phải là thứ âm nhạc hoàn toàn xa lạ và khó tiếp nhận như nhiều người đã nghĩ. Ông nói: “Tôi muốn giúp cho người nghe hiểu. Kể cả các nghệ sỹ chuyên nghiệp cũng có thể tìm hiểu và nắm vững về các tác phẩm. Cả các tác giả sáng tác khí nhạc, sáng tác ca khúc ở ta có thêm tài liệu học tập, tìm hiểu. Không phải công chúng không thích nhạc giao hưởng mà do họ không được tiếp cận. Không hiểu thì làm sao có thể yêu?” Được biết, cũng chung tâm nguyện như trên, và với số trang lên tới cả con số 1.000, công trình thứ hai của Phó Giáo sư Hoàng Dương đã được nghiệm thu và sắp ra đời. Ông cho biết đó là cuốn biên dịch “Âm nhạc thính phòng phương Tây/Tác giả- tác phẩm.”
Nghĩ đến tiền thì không làm được! Hỏi về động lực để làm hai công trình lớn như thế, Phó giáo sư nói: “Mình cứ thế mà làm thôi, có cần ai biết đâu. Khi ra sách có người đã nói, phải cảm ơn cụ Trúc Khê-cụ thân sinh ra tôi, đã cho tôi có trí tuệ như vậy trong suốt những năm ngoài 70 tuổi đến 80 tuổi. Và phải cảm ơn bà nhà tôi đã chăm sóc, lo toan mọi việc của gia đình để tôi chú tâm làm.” Ông cười và bảo: “Bà ấy lúc nào chả chăm lo cho tôi và gia đình. Chứ bà ấy có biết tôi làm cái gì đâu, cứ thấy cứ lúi húi khuya sớm thì đoán là viết sách, hay sáng tác gì đó!” Thế nên có người bảo ông làm sách hàn lâm rất gian nan, tiền bạc có được bao nhiêu. Một nhạc sỹ thế hệ sau nói với nhạc sỹ Hoàng Dương rất chân thành: “Với sức lao động từng ấy năm, nhạc sỹ khác làm ra mấy trăm triệu chứ không phải 45 triệu đâu anh ơi!” Còn nhạc sĩ Hoàng Dương khẽ nói: “Mình thì thấy 45 triệu quý quá rồi! Kiểu việc như mình làm mà nghĩ đến tiền thì sao mà làm được.” Sợ ông buồn đầu năm, tôi tỏ ý muốn động viên rằng dù sao nhạc giao hưởng ngày càng có nhiều công chúng hơn và như vậy thì văn hóa đang có dấu hiệu đi lên. Hơn cả điều tôi định nói nhiều lần, Phó giáo sư rất lạc quan bảo: “Đáng mừng lắm chứ vì việc diễn nhạc hàn lâm đang phổ biến ở nhiều buổi lễ. Quốc hội tiếp khách cũng ‘dùng’ nhạc đàn dây. Theo tôi đó là hợp lẽ, là quy chuẩn có giá trị.”
Nhạc sỹ của mùa xuân tha thiết
Nhà giáo nhân dân Hoàng Dương là nhà sư phạm âm nhạc mẫu mực, học trò của ông là những cây cello nổi tiếng. Dù đã 80 tuổi, nhưng nhạc sỹ Hoàng Dương vẫn tham gia dạy cello, nhưng thú vị hơn là ông vẫn viết tình ca. Trong số đó, có những tình khúc về mùa xuân khá đẹp. Ca khúc của nhạc sỹ Hoàng Dương có giai điệu xuân tưng bừng và cũng có những khúc tình xuân thiết tha. Nhạc sĩ Hoàng Dương nào chỉ “Tiếc thu” với giai điệu tango ám ảnh: “Trời chiều mây thu, lờ lững mờ bay/ Từ ngoài xa xăm ai nhớ về đây” mà còn lắng đọng trong: “Chiều cuối năm” với những câu thơ được ông hòa trong giai điệu: “Cúi nhặt chiều cuối năm/ Chút mùa đông rơi vãi/ Lá vỡ thật âm thầm/ Trong hoàng hôn hối cải/ Cúi nhặt từng dấu chân/ Người xưa xa xưa mãi/ Tóc ai vương trên cành/ Mưa phùn còn rơi lại…” Rồi tràn căng, phơi phới tình xuân là bài hát “Hà Nội- mùa xuân tình yêu” với những câu “Ta đi em ơi đây mùa xuân/ Với ngọn lửa tình yêu nồng cháy.” Và “Bài ca mùa xuân” ông viết cả nhạc và lời cho song ca nữ “Khi mùa xuân đã đến bạn ơi! Nụ cười tươi thắm trên ngàn môi/ Tuổi xuân tha thiết thêm yêu đời/ Rộn ràng bao tiếng hát hòa khắp nơi.”/.
Nghĩ đến tiền thì không làm được! Hỏi về động lực để làm hai công trình lớn như thế, Phó giáo sư nói: “Mình cứ thế mà làm thôi, có cần ai biết đâu. Khi ra sách có người đã nói, phải cảm ơn cụ Trúc Khê-cụ thân sinh ra tôi, đã cho tôi có trí tuệ như vậy trong suốt những năm ngoài 70 tuổi đến 80 tuổi. Và phải cảm ơn bà nhà tôi đã chăm sóc, lo toan mọi việc của gia đình để tôi chú tâm làm.” Ông cười và bảo: “Bà ấy lúc nào chả chăm lo cho tôi và gia đình. Chứ bà ấy có biết tôi làm cái gì đâu, cứ thấy cứ lúi húi khuya sớm thì đoán là viết sách, hay sáng tác gì đó!” Thế nên có người bảo ông làm sách hàn lâm rất gian nan, tiền bạc có được bao nhiêu. Một nhạc sỹ thế hệ sau nói với nhạc sỹ Hoàng Dương rất chân thành: “Với sức lao động từng ấy năm, nhạc sỹ khác làm ra mấy trăm triệu chứ không phải 45 triệu đâu anh ơi!” Còn nhạc sĩ Hoàng Dương khẽ nói: “Mình thì thấy 45 triệu quý quá rồi! Kiểu việc như mình làm mà nghĩ đến tiền thì sao mà làm được.” Sợ ông buồn đầu năm, tôi tỏ ý muốn động viên rằng dù sao nhạc giao hưởng ngày càng có nhiều công chúng hơn và như vậy thì văn hóa đang có dấu hiệu đi lên. Hơn cả điều tôi định nói nhiều lần, Phó giáo sư rất lạc quan bảo: “Đáng mừng lắm chứ vì việc diễn nhạc hàn lâm đang phổ biến ở nhiều buổi lễ. Quốc hội tiếp khách cũng ‘dùng’ nhạc đàn dây. Theo tôi đó là hợp lẽ, là quy chuẩn có giá trị.”
Nhạc sỹ của mùa xuân tha thiết
Nhà giáo nhân dân Hoàng Dương là nhà sư phạm âm nhạc mẫu mực, học trò của ông là những cây cello nổi tiếng. Dù đã 80 tuổi, nhưng nhạc sỹ Hoàng Dương vẫn tham gia dạy cello, nhưng thú vị hơn là ông vẫn viết tình ca. Trong số đó, có những tình khúc về mùa xuân khá đẹp. Ca khúc của nhạc sỹ Hoàng Dương có giai điệu xuân tưng bừng và cũng có những khúc tình xuân thiết tha. Nhạc sĩ Hoàng Dương nào chỉ “Tiếc thu” với giai điệu tango ám ảnh: “Trời chiều mây thu, lờ lững mờ bay/ Từ ngoài xa xăm ai nhớ về đây” mà còn lắng đọng trong: “Chiều cuối năm” với những câu thơ được ông hòa trong giai điệu: “Cúi nhặt chiều cuối năm/ Chút mùa đông rơi vãi/ Lá vỡ thật âm thầm/ Trong hoàng hôn hối cải/ Cúi nhặt từng dấu chân/ Người xưa xa xưa mãi/ Tóc ai vương trên cành/ Mưa phùn còn rơi lại…” Rồi tràn căng, phơi phới tình xuân là bài hát “Hà Nội- mùa xuân tình yêu” với những câu “Ta đi em ơi đây mùa xuân/ Với ngọn lửa tình yêu nồng cháy.” Và “Bài ca mùa xuân” ông viết cả nhạc và lời cho song ca nữ “Khi mùa xuân đã đến bạn ơi! Nụ cười tươi thắm trên ngàn môi/ Tuổi xuân tha thiết thêm yêu đời/ Rộn ràng bao tiếng hát hòa khắp nơi.”/.
Cuốn sách “Âm nhạc giao hưởng phương Tây/ Tác giả-tác phẩm” của Phó giáo sư, Nhà giáo nhân dân Ngô Hoàng Dương có điểm cả 9 bản giao hưởng của Beethoven để giúp người đọc có thể hiểu về các bản giao hưởng. Nhạc sỹ Hoàng Dương nói: “Chopin viết hai Concerto, người thưởng thức cũng cần biết cái nào viết trước, cái nào sau, hoàn cảnh sáng tác và lai lịch các bản hòa tấu lớn, có giá trị văn hóa đặc sắc như thế.” Cuốn sách được sắp xếp theo thứ tự từ điển với 197 nhà soạn nhạc nổi tiếng thế giới cùng tác phẩm của họ mà ở đó các kiệt tác âm nhạc được nổi lên như những lâu đài đã được “xếp hạng.” |
Nguyễn Anh (Vietnam+)