Mấy ngày hôm nay, chị Hoàng Thảo Linh, Cầu Giấy, Hà Nội mắc một thói quen, cứ đầu giờ sáng và cuối giờ chiều lại gọi điện thoại đến cửa hàng vàng trên phố Hà Trung hỏi về giá vàng và USD.
“Thời gian này, trong lòng mình nóng như có lửa đốt, để dành dụm mãi được hơn 300 triệu đồng, đem gửi tiết kiệm được 1 tháng nay. Nhưng thấy hàng ngày giá vàng và USD trên thị trường cứ tăng vù vù mà tiếc đứt ruột. Chưa kể, 11 tháng nữa mới tới hạn rút tiền, không biết đến lúc đấy giá trị tiền trong sổ tiết kiệm của mình còn được bao nhiêu,” chị Linh than thở.
Bắt cua trong lỗ?
Trước Tết, vợ chồng chị Linh thấy giá vàng ổn định ở mức 35 triệu đồng/lượng, giá USD cũng dao động xung quanh mức 21.000 đồng/USD. Anh chị suy đi tính lại, quyết định gửi tiền vào ngân hàng với lãi suất 14%/năm bởi cho rằng mức lãi đó cũng tương đối an toàn, mua vàng hay USD phập phù, không biết thế nào mà tính.
Không ngờ gần đây có những hôm giá vàng giao dịch lên trên 38 triệu đồng/lượng, chị Linh nhẩm tính lãi suất tiết kiệm chỉ được khoảng 3,5 triệu đồng/tháng, trong khi đó nếu mua vàng chị Linh chênh ra được gần 30 triệu đồng, còn nếu mua USD so với mức giá giao dịch trên 22.000 đồng/USD cũng dư tới 15 triệu đồng.
Thấy vợ suốt ngày cứ vào, ra luẩn quẩn ca thán về mấy vụ giá vàng, USD, anh Long chồng chị Linh cũng sinh ra sốt ruột và bực mình.
“Mình đã trót gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng rồi, bây giờ rút tiền trước kỳ hạn, lãi suất cũng chẳng được là bao. Hơn nữa, chuyển sang mua vàng, USD tại thời điểm này rủi ro không biết chừng. Bao nhiêu bài học trước đó, cứ lúc nào thị trường lên tới đỉnh thì bà con mình ùn ùn đi mua, qua vài hôm nữa không may giá vàng, USD lại xuống, rồi lại mất cả chì lẫn chài,” anh Long băn khoăn.
Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Khang, An Khánh, Hà Nội lại rơi vào hoàn cảnh vì quá nhiệt tình mà phải đền... tiền.
Nguyên do, hồi đầu tháng 4/2010 mẹ vợ anh Khang định mua 6 chỉ vàng để dành. Anh Khang nhiệt tình nhận mua giúp, khi đó giá vàng trên trị trường khoảng 26,2 triệu đồng/lượng, tính làm tròn anh cầm của bà cụ 15,6 triệu đồng.
Do chủ quan vì số tiền không lớn lắm và cũng không quan tâm nhiều đến vàng, bạc nên khi mải công việc anh Khang quên bẵng đi vụ mua hộ 6 chỉ vàng cho mẹ vợ.
“Tôi giật bắn mình khi hôm trước cụ hỏi – Vàng của mẹ đâu? Tá hỏa, tôi vội đi mua đền bà. Ôi! Phải mua vào tới 3,82 triệu đồng/chỉ, thế là phải bù hơn 7 triệu đồng. Cô vợ đã chế giễu suốt mấy hôm nay vì tội đãng trí của tôi,” anh Khang kể lại.
Chỉ biết ngậm bồ hòn làm ngọt
Câu chuyện có chút tiền để dành không biết đầu tư vào đâu cho an toàn đang trở thành mối quan tâm của không ít người dân.
Mặc dù giá vàng và USD tăng nhanh, song đầu tư vào hai lĩnh vực trên cũng không hứa hẹn được những khoản lợi nhuận "kếch xù" như đất. Ngoài ra, nhiều người dân thường mắc vào tâm lý suy diễn, người thì ngày càng đông, còn đất thì không thể nở ra nên giá chỉ có lên mà khó có xuống.
Chị Nguyễn Thu Hoa, Long Biên, Hà Nội có một khoản tiền tiết kiệm hơn 400 triệu đồng, thời điểm giá vàng lên 25 triệu đồng/lượng, chồng chị đang công tác nước ngoài sốt ruột gọi điện về bảo vợ rút tiền ra mua vàng.
Chị Hoa vốn chỉ là người mua bán nhỏ, thấy giá vàng thời điểm đó lên như vậy là đã quá cao, một phần cho rằng mua vào cũng không ăn thua, phần khác rút tiền giữa chừng mất lãi cũng tiếc, nên chị chần chừ không mua vàng.
Thời điểm gần Tết, giá vàng trên thị trường lên trên 35 triệu/lượng, mà chồng lại sắp đi công tác về, chị Hoa luống cuống sợ chồng mắng nên khi nghe những người quen mách mua đất chỉ cần đặt cọc thôi cũng có lãi, chị quyết định tìm mua đất.
Hỏi mua đất ở đâu cũng đắt, cuối cùng chị Hoa tìm được mảnh đất 37m2, trong ngõ ở khu vực Trâu Quỳ, Long Biên có giá trị 1,1 tỷ đồng. Chị Hoa đã đặt cọc 350 triệu đồng, đợi chủ nhà làm sổ đỏ thì trả nốt số tiền còn lại.
Đến nay đã ba tháng, chị Hoa bị rơi vào thế kẹt, “Tôi không biết xoay sở thế nào, giá đất đứng yên, giao dịch trầm lắng không bán được, may mà chủ nhà vẫn chưa làm xong sổ đỏ. Nhưng mà lỡ họ làm xong thì cũng chịu không biết xoay tiền thế nào,” chị Hoa lo lắng.
Một xu hướng đầu tư khác cũng đang bắt đầu xuất hiện, do giá nhà đất tại Hà Nội đang ở mức rất cao, muốn đầu tư một căn hộ chung cư cũng cần tới hàng tỷ đồng chứ chưa nói tới đất. Để giải quyết khâu vốn, nhiều người trong các công sở nảy ra phát kiến, họ gom tiền của mỗi người một ít, cùng nhau đầu tư một suất nhà, đất.
Tại một cơ quan ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, một nhóm 6 chuyên viên đã góp vốn mỗi người 300 triệu đồng đặt cọc nửa số tiền cùng mua một căn hộ chung cư. Hiện tại, dự án đã sắp kết thúc, chủ đầu tư yêu cầu nộp nốt ½ số tiền, thì lại nảy sinh vấn đề có người không đủ tiền nộp tiếp, sáu người sinh ra bất đồng ý kiến. Người thì muốn bán "lúa non" lấy chút lãi, người muốn nộp tiền tiếp, để "găm" giữ nhà thêm một thời gian nữa, vì bán bây giờ so với vàng, USD thì tất cả đều lỗ.
“Tôi thật sự là đau đầu, không có tiền thì đi một nhẽ. Đây có được một chút, suốt ngày phải lo nghĩ xem đầu tư cái này, cái kia để làm sao cho sinh lời. Mà tiền thì không có nhiều, muốn làm cái gì một mình cũng khó, nhưng kinh doanh chung kiểu này, lãi thì không sao, không lãi sinh ra mất lòng nhau. Đúng là chỉ biết ngậm bồ hòn làm ngọt... cho đỡ mất đoàn kết nội bộ,” một thành viên trong nhóm bộ sáu trên nói trong tâm trạng buồn rầu./.
Bắt cua trong lỗ?
Trước Tết, vợ chồng chị Linh thấy giá vàng ổn định ở mức 35 triệu đồng/lượng, giá USD cũng dao động xung quanh mức 21.000 đồng/USD. Anh chị suy đi tính lại, quyết định gửi tiền vào ngân hàng với lãi suất 14%/năm bởi cho rằng mức lãi đó cũng tương đối an toàn, mua vàng hay USD phập phù, không biết thế nào mà tính.
Không ngờ gần đây có những hôm giá vàng giao dịch lên trên 38 triệu đồng/lượng, chị Linh nhẩm tính lãi suất tiết kiệm chỉ được khoảng 3,5 triệu đồng/tháng, trong khi đó nếu mua vàng chị Linh chênh ra được gần 30 triệu đồng, còn nếu mua USD so với mức giá giao dịch trên 22.000 đồng/USD cũng dư tới 15 triệu đồng.
Thấy vợ suốt ngày cứ vào, ra luẩn quẩn ca thán về mấy vụ giá vàng, USD, anh Long chồng chị Linh cũng sinh ra sốt ruột và bực mình.
“Mình đã trót gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng rồi, bây giờ rút tiền trước kỳ hạn, lãi suất cũng chẳng được là bao. Hơn nữa, chuyển sang mua vàng, USD tại thời điểm này rủi ro không biết chừng. Bao nhiêu bài học trước đó, cứ lúc nào thị trường lên tới đỉnh thì bà con mình ùn ùn đi mua, qua vài hôm nữa không may giá vàng, USD lại xuống, rồi lại mất cả chì lẫn chài,” anh Long băn khoăn.
Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Khang, An Khánh, Hà Nội lại rơi vào hoàn cảnh vì quá nhiệt tình mà phải đền... tiền.
Nguyên do, hồi đầu tháng 4/2010 mẹ vợ anh Khang định mua 6 chỉ vàng để dành. Anh Khang nhiệt tình nhận mua giúp, khi đó giá vàng trên trị trường khoảng 26,2 triệu đồng/lượng, tính làm tròn anh cầm của bà cụ 15,6 triệu đồng.
Do chủ quan vì số tiền không lớn lắm và cũng không quan tâm nhiều đến vàng, bạc nên khi mải công việc anh Khang quên bẵng đi vụ mua hộ 6 chỉ vàng cho mẹ vợ.
“Tôi giật bắn mình khi hôm trước cụ hỏi – Vàng của mẹ đâu? Tá hỏa, tôi vội đi mua đền bà. Ôi! Phải mua vào tới 3,82 triệu đồng/chỉ, thế là phải bù hơn 7 triệu đồng. Cô vợ đã chế giễu suốt mấy hôm nay vì tội đãng trí của tôi,” anh Khang kể lại.
Chỉ biết ngậm bồ hòn làm ngọt
Câu chuyện có chút tiền để dành không biết đầu tư vào đâu cho an toàn đang trở thành mối quan tâm của không ít người dân.
Mặc dù giá vàng và USD tăng nhanh, song đầu tư vào hai lĩnh vực trên cũng không hứa hẹn được những khoản lợi nhuận "kếch xù" như đất. Ngoài ra, nhiều người dân thường mắc vào tâm lý suy diễn, người thì ngày càng đông, còn đất thì không thể nở ra nên giá chỉ có lên mà khó có xuống.
Chị Nguyễn Thu Hoa, Long Biên, Hà Nội có một khoản tiền tiết kiệm hơn 400 triệu đồng, thời điểm giá vàng lên 25 triệu đồng/lượng, chồng chị đang công tác nước ngoài sốt ruột gọi điện về bảo vợ rút tiền ra mua vàng.
Chị Hoa vốn chỉ là người mua bán nhỏ, thấy giá vàng thời điểm đó lên như vậy là đã quá cao, một phần cho rằng mua vào cũng không ăn thua, phần khác rút tiền giữa chừng mất lãi cũng tiếc, nên chị chần chừ không mua vàng.
Thời điểm gần Tết, giá vàng trên thị trường lên trên 35 triệu/lượng, mà chồng lại sắp đi công tác về, chị Hoa luống cuống sợ chồng mắng nên khi nghe những người quen mách mua đất chỉ cần đặt cọc thôi cũng có lãi, chị quyết định tìm mua đất.
Hỏi mua đất ở đâu cũng đắt, cuối cùng chị Hoa tìm được mảnh đất 37m2, trong ngõ ở khu vực Trâu Quỳ, Long Biên có giá trị 1,1 tỷ đồng. Chị Hoa đã đặt cọc 350 triệu đồng, đợi chủ nhà làm sổ đỏ thì trả nốt số tiền còn lại.
Đến nay đã ba tháng, chị Hoa bị rơi vào thế kẹt, “Tôi không biết xoay sở thế nào, giá đất đứng yên, giao dịch trầm lắng không bán được, may mà chủ nhà vẫn chưa làm xong sổ đỏ. Nhưng mà lỡ họ làm xong thì cũng chịu không biết xoay tiền thế nào,” chị Hoa lo lắng.
Một xu hướng đầu tư khác cũng đang bắt đầu xuất hiện, do giá nhà đất tại Hà Nội đang ở mức rất cao, muốn đầu tư một căn hộ chung cư cũng cần tới hàng tỷ đồng chứ chưa nói tới đất. Để giải quyết khâu vốn, nhiều người trong các công sở nảy ra phát kiến, họ gom tiền của mỗi người một ít, cùng nhau đầu tư một suất nhà, đất.
Tại một cơ quan ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, một nhóm 6 chuyên viên đã góp vốn mỗi người 300 triệu đồng đặt cọc nửa số tiền cùng mua một căn hộ chung cư. Hiện tại, dự án đã sắp kết thúc, chủ đầu tư yêu cầu nộp nốt ½ số tiền, thì lại nảy sinh vấn đề có người không đủ tiền nộp tiếp, sáu người sinh ra bất đồng ý kiến. Người thì muốn bán "lúa non" lấy chút lãi, người muốn nộp tiền tiếp, để "găm" giữ nhà thêm một thời gian nữa, vì bán bây giờ so với vàng, USD thì tất cả đều lỗ.
“Tôi thật sự là đau đầu, không có tiền thì đi một nhẽ. Đây có được một chút, suốt ngày phải lo nghĩ xem đầu tư cái này, cái kia để làm sao cho sinh lời. Mà tiền thì không có nhiều, muốn làm cái gì một mình cũng khó, nhưng kinh doanh chung kiểu này, lãi thì không sao, không lãi sinh ra mất lòng nhau. Đúng là chỉ biết ngậm bồ hòn làm ngọt... cho đỡ mất đoàn kết nội bộ,” một thành viên trong nhóm bộ sáu trên nói trong tâm trạng buồn rầu./.
Linh Chi (Vietnam+)