Cả Ximăng Hải Phòng và Hà Nội T&T chưa đủ đẳng cấp để “gáy” ở V-League, nhưng họ có thừa lý do để “tức nhau” trong cuộc chạy đua để trở thành đội bóng số 1 phía Bắc.
Vissai Ninh Bình có ông Lê Thụy Hải vừa thua mất mặt, lộ nguyên hình là đội bóng mới thăng hạng. Hòa Phát Hà Nội cho tới lúc này là “á quân xấu xí” ở V-League, chơi chỉ đẹp hơn Navibank Sài Gòn chút xíu. Nam Định giờ đang lo tìm sâm ngậm, đặng kéo dài sự sống ở V-League.
Thế nên, Ximăng Hải Phòng và Hà Nội T&T đang là những đại biểu đáng kể nhất của bóng đá miền Bắc, nơi đã tròn một con giáp mà chưa từng một lần vô địch (gần nhất là Thể Công vào năm 1998).
Vị trí thứ hai trên bảng của Hà Nội T&T, bỏ xa Ximăng Hải Phòng tới sáu bậc và bốn điểm. Nhưng có nhiều lý do để cho rằng đó không phải là khoảng cách của tiềm lực, đẳng cấp và sức mạnh của hai đội.
Cái giá để xây dựng đội hình của Hà Nội T&T chưa chắc đã nhiều hơn so với Ximăng Hải Phòng, nếu không muốn nói ngược lại, khi chỉ riêng mùa chuyển nhượng đầu mùa đã “đốt” của Ximăng Hải Phòng hơn 20 tỷ đồng.
Một hạn chế khiến cho sức mạnh về con người ở đấy chưa chuyển hóa thành kết quả là khả năng tập hợp các ngôi sao, tổ chức đội bóng và cả sự sa sút phong độ của một vài vị trí quan trọng.
Nhưng, trong những trận đặc biệt, những căn bệnh ấy cũng có thể trở thành “vặt vãnh”. Mùa giải 2009, Ximăng Hải Phòng đã không thua trước Hà Nội T&T, dù cho họ cũng có khá nhiều những hạn chế.
Ximăng Hải Phòng có Leandro, tức là một con tàu viễn dương chuẩn bị rời cảng đã lại có vị thuyền trưởng tốt nhất, có khả năng tạo nên những điều khác biệt bằng những phẩm chất kỹ thuật siêu hạng (so với mặt bằng V-League).
Người đất Cảng có thể tin ở khả năng chọc thủng lưới Dương Hồng Sơn, chứ không phải là tái hiện một trận hòa 0-0 như ở vòng cuối mùa 2009. Thậm chí, Lạch Tray có thể tạo ra được những sức mạnh cộng hưởng, để họ chiến thắng.
Hà Nội T&T chỉ có thể thua vì lý do ấy (Leandro và sân Lạch Tray), chứ không phải vì họ vắng Công Vinh. Đội bóng Thủ đô cuối mùa trước cũng không có Công Vinh, khi cầu thủ xứ Nghệ chia tay V-League đi du học ở Bồ Đào Nha. Họ đã chơi một trận khá hay, và có cả những cơ hội chiến thắng.
Hai mùa qua, các cầu thủ ở Hà Nội T&T luôn muốn tận dụng những cơ hội Công Vinh vắng mặt để chứng tỏ khả năng, rằng họ đủ sức giúp đội bóng chiến thắng mà không cần có người đội trưởng. Thực tế, sự đóng góp của Công Vinh ở mùa này không phải là đáng kể nhất trong thành tích đứng thứ hai trên bảng xếp hạng.
Benecio, Văn Quân, Francois và Sỹ Cường, thậm chí cả trung vệ Cristiano cũng có thể vận hành lối chơi cho Hà Nội T&T, dựa trên khả năng kiểm soát bóng, phối hợp để áp sát cầu môn, hoặc một cú phất bóng phản công để đánh úp.
Hà Nội T&T nếu thắng, hoặc chỉ cần một điểm điểm, sẽ lấy được ngôi đầu của SHB Đà Nẵng, và loại bỏ được một đối thủ trong cuộc đua đường dài từ rất sớm.
Nhưng Ximăng Hải Phòng chắc chắn sẽ không buông súng dễ dàng như vậy. Một đội bóng triệu đô thì không đơn giản chấp nhận bị “ra rìa”./.
Vissai Ninh Bình có ông Lê Thụy Hải vừa thua mất mặt, lộ nguyên hình là đội bóng mới thăng hạng. Hòa Phát Hà Nội cho tới lúc này là “á quân xấu xí” ở V-League, chơi chỉ đẹp hơn Navibank Sài Gòn chút xíu. Nam Định giờ đang lo tìm sâm ngậm, đặng kéo dài sự sống ở V-League.
Thế nên, Ximăng Hải Phòng và Hà Nội T&T đang là những đại biểu đáng kể nhất của bóng đá miền Bắc, nơi đã tròn một con giáp mà chưa từng một lần vô địch (gần nhất là Thể Công vào năm 1998).
Vị trí thứ hai trên bảng của Hà Nội T&T, bỏ xa Ximăng Hải Phòng tới sáu bậc và bốn điểm. Nhưng có nhiều lý do để cho rằng đó không phải là khoảng cách của tiềm lực, đẳng cấp và sức mạnh của hai đội.
Cái giá để xây dựng đội hình của Hà Nội T&T chưa chắc đã nhiều hơn so với Ximăng Hải Phòng, nếu không muốn nói ngược lại, khi chỉ riêng mùa chuyển nhượng đầu mùa đã “đốt” của Ximăng Hải Phòng hơn 20 tỷ đồng.
Một hạn chế khiến cho sức mạnh về con người ở đấy chưa chuyển hóa thành kết quả là khả năng tập hợp các ngôi sao, tổ chức đội bóng và cả sự sa sút phong độ của một vài vị trí quan trọng.
Nhưng, trong những trận đặc biệt, những căn bệnh ấy cũng có thể trở thành “vặt vãnh”. Mùa giải 2009, Ximăng Hải Phòng đã không thua trước Hà Nội T&T, dù cho họ cũng có khá nhiều những hạn chế.
Ximăng Hải Phòng có Leandro, tức là một con tàu viễn dương chuẩn bị rời cảng đã lại có vị thuyền trưởng tốt nhất, có khả năng tạo nên những điều khác biệt bằng những phẩm chất kỹ thuật siêu hạng (so với mặt bằng V-League).
Người đất Cảng có thể tin ở khả năng chọc thủng lưới Dương Hồng Sơn, chứ không phải là tái hiện một trận hòa 0-0 như ở vòng cuối mùa 2009. Thậm chí, Lạch Tray có thể tạo ra được những sức mạnh cộng hưởng, để họ chiến thắng.
Hà Nội T&T chỉ có thể thua vì lý do ấy (Leandro và sân Lạch Tray), chứ không phải vì họ vắng Công Vinh. Đội bóng Thủ đô cuối mùa trước cũng không có Công Vinh, khi cầu thủ xứ Nghệ chia tay V-League đi du học ở Bồ Đào Nha. Họ đã chơi một trận khá hay, và có cả những cơ hội chiến thắng.
Hai mùa qua, các cầu thủ ở Hà Nội T&T luôn muốn tận dụng những cơ hội Công Vinh vắng mặt để chứng tỏ khả năng, rằng họ đủ sức giúp đội bóng chiến thắng mà không cần có người đội trưởng. Thực tế, sự đóng góp của Công Vinh ở mùa này không phải là đáng kể nhất trong thành tích đứng thứ hai trên bảng xếp hạng.
Benecio, Văn Quân, Francois và Sỹ Cường, thậm chí cả trung vệ Cristiano cũng có thể vận hành lối chơi cho Hà Nội T&T, dựa trên khả năng kiểm soát bóng, phối hợp để áp sát cầu môn, hoặc một cú phất bóng phản công để đánh úp.
Hà Nội T&T nếu thắng, hoặc chỉ cần một điểm điểm, sẽ lấy được ngôi đầu của SHB Đà Nẵng, và loại bỏ được một đối thủ trong cuộc đua đường dài từ rất sớm.
Nhưng Ximăng Hải Phòng chắc chắn sẽ không buông súng dễ dàng như vậy. Một đội bóng triệu đô thì không đơn giản chấp nhận bị “ra rìa”./.
(TT&VH/Vietnam+)