Chương trình xiếc “Làng tôi” phiên bản mới do Liên đoàn Xiếc Việt Nam phối hợp với Hội đoàn sân khấu địa cầu Pháp đầu tư sản xuất vừa khép lại chuyến "du Tây" kéo dài một tháng thành công vang dội.
21 suất diễn tại Pháp và Bỉ luôn cháy vé. Liên đoàn Xiếc Việt Nam liên tiếp nhận được các đơn đặt hàng ký hợp đồng biểu diễn tại Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan, Hongkong, Singapore và nhiều nước khác trong hai năm 2010-2011 với 100 buổi biểu diễn/năm.
Không chỉ dừng lại ở một chương trình biểu diễn xiếc, “Làng tôi” - với sự kết hợp các loại hình nghệ thuật khác như âm nhạc, sắp đặt, hình thể... thực sự xứng đáng đóng vai trò là một "Sứ giả văn hóa" của Việt Nam... Có thể coi “Làng tôi” là một tác phẩm nghệ thuật tổng hợp, trong đó xiếc giữ vai trò chủ đạo.
Tất cả những tiết mục xiếc, động tác xiếc được dàn dựng để tập trung làm nổi bật bức tranh làng quê Việt Nam. Chính vì thế, cây tre được chọn làm "ngôn ngữ" chủ đạo thể hiện tác phẩm: Diễn viên múa bằng những ống tre, đi lại, nhào lộn trên những thân tre, tung hứng bằng rổ rá làm từ cây tre, sân khấu được thiết kế với những tấm mành tre làm nền, thậm chí, nhạc cụ chính sử dụng trong tác phẩm - đàn môi - cũng được làm từ tre...
Trong khung cảnh thuần Việt ấy, bức tranh sinh hoạt của làng quê Việt được tái hiện sinh động bằng những trò xiếc mô phỏng các trò chơi dân gian như đá cầu, chơi chuyền, tát nước, đánh đu...
Xiếc “Làng tôi” được dư luận quốc tế đánh giá cao bởi chương trình được dàn dựng theo phong cách đương đại nhưng vẫn mang hồn Việt. Những cây tre, những vật vô tri vô giác nhưng hết sức gần gũi với người Việt Nam, thì bây giờ được thể hiện trên sân khấu là những đạo cụ hiện đại. Nếu như trên sân khấu xiếc thông thường ta sẽ nhận thấy sự hào nhoáng, tưng bừng của màu sắc, trang phục thì trong "Làng tôi" mọi cái được thể hiện rất dung dị.
Nghệ sĩ ưu tú Vũ Ngoạn Hợp - Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam chia sẻ: "Phối hợp với ê kíp dàn dựng của Công ty Sân khấu Việt - đội ngũ những nghệ sĩ người Việt đang sinh sống tại Pháp và châu Âu, chúng tôi muốn “Làng tôi” có thể giới thiệu văn hóa Việt Nam với bạn bè thế giới thông qua ngôn ngữ nghệ thuật xiếc."
11 đêm diễn tại Nhà hát nằm trong khuôn viên Bảo tàng Quai Branly của Pháp - nơi chỉ dành để biểu diễn những chương trình nghệ thuật quốc tế độc đáo - đã cháy vé ngay từ những suất diễn đầu.
Kết thúc biểu diễn tại Pari, đoàn tiếp tục lên đường đến thành phố Anvers của Vương quốc Bỉ. 10 buổi biểu diễn tại nhà hát dành riêng cho xiếc với sức chứa 1.000 chỗ ngồi, hôm nào cũng hết vé.
Bà Dominique Vouyer - một khán giả Pháp cho biết: "Những năm qua, tôi đã đến Việt Nam đều đặn, nhưng đây là lần đầu tiên tôi được xem một chương trình xiếc hấp dẫn của Việt Nam ngay tại Pháp. Sự phối kết hợp rất ăn ý giữa các động tác xiếc của nghệ sĩ đã thể hiện được những nét sinh hoạt đời thường của người dân nông thôn, của làng xã Việt Nam. Hình tượng cây tre, nét đẹp làng quê, những thiếu nữ xinh đẹp và các chàng trai khỏe mạnh nơi thôn quê, tất cả được thể hiện rất rõ".
Thành công của "Làng tôi" có được từ sự đầu tư của Liên đoàn Xiếc Việt Nam và Hội đoàn sân khấu địa cầu Pháp. Nhóm Nghệ sĩ Việt kiều có tâm huyết với quê hương như Tuấn Anh, Nguyễn Lân và Nhất Lý của Công ty Sân khấu Việt đã trực tiếp dàn dựng chương trình từ ý tưởng của mình.
Sự kiện "Làng tôi" xuất ngoại thành công, quảng bá thương hiệu xiếc mang phong cách văn hóa Việt Nam, đã mở ra một hướng đi mới cho xiếc Việt.
"Làng tôi" đã có hợp đồng biểu diễn đến tận năm 2011, tuy nhiên, những người dàn dựng chương trình không muốn chỉ dừng lại ở đó. Giám đốc Công ty Sân khấu địa cầu cho biết, điểm dừng của “Làng tôi” không chỉ là ba năm mà đây chỉ là lời thách thức.
Có nghĩa là “Làng tôi” sang năm sẽ phải thay đổi để làm sao mỗi lần diễn lại tạo sự khác biệt. Những người làm chương trình này muốn đưa thêm nhiều kỹ thuật xiếc độc đáo hơn vào chương trình để làm nổi bật đặc trưng của xiếc./.
21 suất diễn tại Pháp và Bỉ luôn cháy vé. Liên đoàn Xiếc Việt Nam liên tiếp nhận được các đơn đặt hàng ký hợp đồng biểu diễn tại Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan, Hongkong, Singapore và nhiều nước khác trong hai năm 2010-2011 với 100 buổi biểu diễn/năm.
Không chỉ dừng lại ở một chương trình biểu diễn xiếc, “Làng tôi” - với sự kết hợp các loại hình nghệ thuật khác như âm nhạc, sắp đặt, hình thể... thực sự xứng đáng đóng vai trò là một "Sứ giả văn hóa" của Việt Nam... Có thể coi “Làng tôi” là một tác phẩm nghệ thuật tổng hợp, trong đó xiếc giữ vai trò chủ đạo.
Tất cả những tiết mục xiếc, động tác xiếc được dàn dựng để tập trung làm nổi bật bức tranh làng quê Việt Nam. Chính vì thế, cây tre được chọn làm "ngôn ngữ" chủ đạo thể hiện tác phẩm: Diễn viên múa bằng những ống tre, đi lại, nhào lộn trên những thân tre, tung hứng bằng rổ rá làm từ cây tre, sân khấu được thiết kế với những tấm mành tre làm nền, thậm chí, nhạc cụ chính sử dụng trong tác phẩm - đàn môi - cũng được làm từ tre...
Trong khung cảnh thuần Việt ấy, bức tranh sinh hoạt của làng quê Việt được tái hiện sinh động bằng những trò xiếc mô phỏng các trò chơi dân gian như đá cầu, chơi chuyền, tát nước, đánh đu...
Xiếc “Làng tôi” được dư luận quốc tế đánh giá cao bởi chương trình được dàn dựng theo phong cách đương đại nhưng vẫn mang hồn Việt. Những cây tre, những vật vô tri vô giác nhưng hết sức gần gũi với người Việt Nam, thì bây giờ được thể hiện trên sân khấu là những đạo cụ hiện đại. Nếu như trên sân khấu xiếc thông thường ta sẽ nhận thấy sự hào nhoáng, tưng bừng của màu sắc, trang phục thì trong "Làng tôi" mọi cái được thể hiện rất dung dị.
Nghệ sĩ ưu tú Vũ Ngoạn Hợp - Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam chia sẻ: "Phối hợp với ê kíp dàn dựng của Công ty Sân khấu Việt - đội ngũ những nghệ sĩ người Việt đang sinh sống tại Pháp và châu Âu, chúng tôi muốn “Làng tôi” có thể giới thiệu văn hóa Việt Nam với bạn bè thế giới thông qua ngôn ngữ nghệ thuật xiếc."
11 đêm diễn tại Nhà hát nằm trong khuôn viên Bảo tàng Quai Branly của Pháp - nơi chỉ dành để biểu diễn những chương trình nghệ thuật quốc tế độc đáo - đã cháy vé ngay từ những suất diễn đầu.
Kết thúc biểu diễn tại Pari, đoàn tiếp tục lên đường đến thành phố Anvers của Vương quốc Bỉ. 10 buổi biểu diễn tại nhà hát dành riêng cho xiếc với sức chứa 1.000 chỗ ngồi, hôm nào cũng hết vé.
Bà Dominique Vouyer - một khán giả Pháp cho biết: "Những năm qua, tôi đã đến Việt Nam đều đặn, nhưng đây là lần đầu tiên tôi được xem một chương trình xiếc hấp dẫn của Việt Nam ngay tại Pháp. Sự phối kết hợp rất ăn ý giữa các động tác xiếc của nghệ sĩ đã thể hiện được những nét sinh hoạt đời thường của người dân nông thôn, của làng xã Việt Nam. Hình tượng cây tre, nét đẹp làng quê, những thiếu nữ xinh đẹp và các chàng trai khỏe mạnh nơi thôn quê, tất cả được thể hiện rất rõ".
Thành công của "Làng tôi" có được từ sự đầu tư của Liên đoàn Xiếc Việt Nam và Hội đoàn sân khấu địa cầu Pháp. Nhóm Nghệ sĩ Việt kiều có tâm huyết với quê hương như Tuấn Anh, Nguyễn Lân và Nhất Lý của Công ty Sân khấu Việt đã trực tiếp dàn dựng chương trình từ ý tưởng của mình.
Sự kiện "Làng tôi" xuất ngoại thành công, quảng bá thương hiệu xiếc mang phong cách văn hóa Việt Nam, đã mở ra một hướng đi mới cho xiếc Việt.
"Làng tôi" đã có hợp đồng biểu diễn đến tận năm 2011, tuy nhiên, những người dàn dựng chương trình không muốn chỉ dừng lại ở đó. Giám đốc Công ty Sân khấu địa cầu cho biết, điểm dừng của “Làng tôi” không chỉ là ba năm mà đây chỉ là lời thách thức.
Có nghĩa là “Làng tôi” sang năm sẽ phải thay đổi để làm sao mỗi lần diễn lại tạo sự khác biệt. Những người làm chương trình này muốn đưa thêm nhiều kỹ thuật xiếc độc đáo hơn vào chương trình để làm nổi bật đặc trưng của xiếc./.
(Tin Tức/Vietnam+)