Theo Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội, ngày 13/1, sẽ mở phiên tòa xét xử nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đình Thuần (Trưởng Ban điều hành Đề án 112) cùng 22 đồng phạm.
Các bị cáo này bị truy tố về các tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi.
Cùng ra trước vành móng ngựa trong vụ án này, có hai cấp dưới của bị cáo Thuần là Lương Cao Sơn (nguyên Phó Giám đốc Trung tâm tin học Văn phòng Chính phủ, Ủy viên Thư ký Ban điều hành Đề án 112), Nguyễn Cát Hồ (nguyên Tổ trưởng Tổ đào tạo Ban điều hành Đề án 112), cùng bị truy tố về tội danh "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Trong số 20 bị cáo còn lại, có tới 15 người là các cán bộ, lãnh đạo làm việc trong các cơ quan Nhà nước như Nguyễn Đức Giao (nguyên Giám đốc nhà xuất bản Tư pháp, Bộ Tư pháp), Phạm Thị Tuyết Lan (Kế toán trưởng Nhà xuất bản Tư pháp) Hoàng Đăng Bảo (nguyên Chuyên viên vụ cải cách hành chính Văn phòng Chính phủ), Trần Tấn Ngô (nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty phát hành sách Việt Nam) cùng 2 Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty phát hành sách Việt Nam là Nguyễn Thị Minh Thiệu và Nguyễn Thị Phương Hoa...
Hội đồng xét xử gồm có 2 thẩm phán và 3 hội thẩm nhân dân. Thẩm phán Nguyễn Hữu Chính, Chánh Tòa hình sự Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội, làm chủ tọa phiên tòa.
Tại phiên tòa, có tới 20 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo. Luật sư Đào Hữu Đăng (thuộc Đoàn luật sư Hà Nội) bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo Vũ Đình Thuần.
30 người tham gia tố tụng khác là những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, nguyên đơn dân sự cũng được Tòa triệu tập, mời đến.
Trong số 23 bị cáo, chỉ có Vũ Đình Thuần và Lương Cao Sơn bị tạm giam, số còn lại đều được tại ngoại.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao công bố tại phiên tòa, từ năm 2003 đến năm 2006, theo đề xuất của Lương Cao Sơn và Nguyễn Cát Hồ trong việc đấu thầu mua sắm bản quyền phần mềm, việc ký hợp đồng in giáo trình tài liệu, các hợp đồng triển khai Trung tâm tích hợp dữ liệu, hợp đồng đào tạo cho Ban điều hành Đề án 112, Vũ Đình Thuần với chức vụ là Trưởng Ban điều hành Đề án 112 đã ký 129 hợp đồng với các công ty, đơn vị từ nguồn ngân sách của Nhà nước, vi phạm các quy định, chính sách của Nhà nước.
Cụ thể như không lập kế hoạch đấu thầu, không chỉ đạo xây dựng hồ sơ thầu, tổ chức đấu thầu theo đúng quy định của pháp luật, việc chỉ định thầu không có giá gói thầu được phê duyệt, dùng thủ đoạn chia dự án thành nhiều hợp đồng nhỏ để tránh đấu thầu... gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 4,6 tỷ đồng. Trong đó, Vũ Đình Thuần bị xác định hưởng lợi bất chính 275 triệu đồng. Còn cá nhân Lương Cao Sơn phải chịu trách nhiệm với tổng số tiền đã chiếm hưởng là hơn 800 triệu đồng.
Các bị cáo khác trong vụ án là đồng phạm tham gia giúp sức cho Thuần, Sơn, Hồ thực hiện hành vi vi phạm, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước. Riêng Lương Cao Phi, Lương Cao Phong (là em ruột của Lương Cao Sơn) và Công Tuấn Hải đã lợi dụng ảnh hưởng của Lương Cao Sơn để trục lợi trong việc môi giới ký và thực hiện các hợp đồng với Ban điều hành đề án 112, hưởng lợi bất chính số tiền 533 triệu đồng của Nhà nước.
Vì vậy, 3 bị cáo Phi, Phong và Hải cùng bị truy tố về tội "lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi". 20 bị cáo còn lại bị truy tố về cùng tội danh "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Dự kiến, phiên tòa sẽ diễn ra trong 2 tuần./.
Các bị cáo này bị truy tố về các tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi.
Cùng ra trước vành móng ngựa trong vụ án này, có hai cấp dưới của bị cáo Thuần là Lương Cao Sơn (nguyên Phó Giám đốc Trung tâm tin học Văn phòng Chính phủ, Ủy viên Thư ký Ban điều hành Đề án 112), Nguyễn Cát Hồ (nguyên Tổ trưởng Tổ đào tạo Ban điều hành Đề án 112), cùng bị truy tố về tội danh "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Trong số 20 bị cáo còn lại, có tới 15 người là các cán bộ, lãnh đạo làm việc trong các cơ quan Nhà nước như Nguyễn Đức Giao (nguyên Giám đốc nhà xuất bản Tư pháp, Bộ Tư pháp), Phạm Thị Tuyết Lan (Kế toán trưởng Nhà xuất bản Tư pháp) Hoàng Đăng Bảo (nguyên Chuyên viên vụ cải cách hành chính Văn phòng Chính phủ), Trần Tấn Ngô (nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty phát hành sách Việt Nam) cùng 2 Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty phát hành sách Việt Nam là Nguyễn Thị Minh Thiệu và Nguyễn Thị Phương Hoa...
Hội đồng xét xử gồm có 2 thẩm phán và 3 hội thẩm nhân dân. Thẩm phán Nguyễn Hữu Chính, Chánh Tòa hình sự Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội, làm chủ tọa phiên tòa.
Tại phiên tòa, có tới 20 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo. Luật sư Đào Hữu Đăng (thuộc Đoàn luật sư Hà Nội) bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo Vũ Đình Thuần.
30 người tham gia tố tụng khác là những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, nguyên đơn dân sự cũng được Tòa triệu tập, mời đến.
Trong số 23 bị cáo, chỉ có Vũ Đình Thuần và Lương Cao Sơn bị tạm giam, số còn lại đều được tại ngoại.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao công bố tại phiên tòa, từ năm 2003 đến năm 2006, theo đề xuất của Lương Cao Sơn và Nguyễn Cát Hồ trong việc đấu thầu mua sắm bản quyền phần mềm, việc ký hợp đồng in giáo trình tài liệu, các hợp đồng triển khai Trung tâm tích hợp dữ liệu, hợp đồng đào tạo cho Ban điều hành Đề án 112, Vũ Đình Thuần với chức vụ là Trưởng Ban điều hành Đề án 112 đã ký 129 hợp đồng với các công ty, đơn vị từ nguồn ngân sách của Nhà nước, vi phạm các quy định, chính sách của Nhà nước.
Cụ thể như không lập kế hoạch đấu thầu, không chỉ đạo xây dựng hồ sơ thầu, tổ chức đấu thầu theo đúng quy định của pháp luật, việc chỉ định thầu không có giá gói thầu được phê duyệt, dùng thủ đoạn chia dự án thành nhiều hợp đồng nhỏ để tránh đấu thầu... gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 4,6 tỷ đồng. Trong đó, Vũ Đình Thuần bị xác định hưởng lợi bất chính 275 triệu đồng. Còn cá nhân Lương Cao Sơn phải chịu trách nhiệm với tổng số tiền đã chiếm hưởng là hơn 800 triệu đồng.
Các bị cáo khác trong vụ án là đồng phạm tham gia giúp sức cho Thuần, Sơn, Hồ thực hiện hành vi vi phạm, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước. Riêng Lương Cao Phi, Lương Cao Phong (là em ruột của Lương Cao Sơn) và Công Tuấn Hải đã lợi dụng ảnh hưởng của Lương Cao Sơn để trục lợi trong việc môi giới ký và thực hiện các hợp đồng với Ban điều hành đề án 112, hưởng lợi bất chính số tiền 533 triệu đồng của Nhà nước.
Vì vậy, 3 bị cáo Phi, Phong và Hải cùng bị truy tố về tội "lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi". 20 bị cáo còn lại bị truy tố về cùng tội danh "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Dự kiến, phiên tòa sẽ diễn ra trong 2 tuần./.
Kim Anh (Vietnam+)