Kết quảnghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học công bố trên tạp chí The LancetOncology ngày 6/6 cho thấy một xét nghiệm máu đơn giản có thể giúp chẩn đoán nhanh nguy cơ tử vong hoặc tái phát đối với bệnh nhân mắc ung thu vú giai đoạn đầu.
Điều này có thểsẽ cứu sống hàng loạt phụ nữ mắc căn bệnh nguy hiểm này.
Cho đến naycác xét nghiệm phát hiện tế bào ung thư (CTCs) trong máu chưa được áp dụng đểphân tích trình trạng của bệnh nhân và xem xét như một quy trình điều trị, vìlâu nay giới y khoa vẫn cho rằng các tế bào ung thư lây lan thông qua hệ thốngbạch huyết chứ không phải qua máu.
Nhóm cácnhà đến từ trường Đại học Texas MD Trung tâm Ung thư Anderson (Anderson CancerCentre) đã tiến hành thử nghiệm trên 302 bệnh nhân được điều trị tại trung tâmtừ giữa tháng 2/2005 đến 12/2010.
Các đối tượng trên đang mắc ung thư giai đoạnđầu, khi các tế bào ung thư chưa lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể, và họcũng chưa nhận được phương pháp điều trị hóa trị.
Nhóm nghiêncứu đã phát hiện ra CTCs trong máu của 1/4 số trường hợp bệnh nhân được nghiêncứu. Trong số các bệnh nhân có tế bào ung thư trong máu thì cứ bảy người có mộtngười bị tái phát sau khi điều trị và cứ 10 người thì có một người tử vongtrong giai đoạn thử nghiệm.
Ngược lại, những bệnh nhân khi xét nghiệm không cóCTCs thì có tỷ lệ tái phát sau điều trị là 3% và tỷ lệ tử vong chỉ 2%.
Một thốngkê đi kèm nghiên cứu cho thấy đối với các bệnh nhân có tỷ lệ CTCs trong máu caohơn, thì sự phát triển nhanh chóng của ung thư và khả năng sống còn tồi tệ hơnrất nhiều, với 31% các trường hợp mắc bệnh bị tái phát hoặc tử vong.
Các nhàkhoa học khẳng định các tế bào ung bướu trong mẫu máu được xét nghiệm, khi chothấy đang bệnh đang ở giai đoạn đầu sẽ là một yếu tố dự báo chính xác về khảnăng sống sót của bệnh nhân.
Mật độ CTCs xuất hiện càng nhiều trong máu thìnguy cơ tử vong của bệnh nhân càng cao hơn. Các phát hiện này cũng giúp xácđịnh sớm liệu bệnh nhân có thể có nên áp dụng liệu pháp điều trị bổ sung nhưhóa trị hay không.
Phát hiệntrên của các nhà khoa học đến từ Đại họcTexas có thểđược xem là một liệu pháp hiệu quả mở ra hướng điều trị mới cho những bệnh nhânmắc bệnh căn bệnh hiểm nghèo này./.
Điều này có thểsẽ cứu sống hàng loạt phụ nữ mắc căn bệnh nguy hiểm này.
Cho đến naycác xét nghiệm phát hiện tế bào ung thư (CTCs) trong máu chưa được áp dụng đểphân tích trình trạng của bệnh nhân và xem xét như một quy trình điều trị, vìlâu nay giới y khoa vẫn cho rằng các tế bào ung thư lây lan thông qua hệ thốngbạch huyết chứ không phải qua máu.
Nhóm cácnhà đến từ trường Đại học Texas MD Trung tâm Ung thư Anderson (Anderson CancerCentre) đã tiến hành thử nghiệm trên 302 bệnh nhân được điều trị tại trung tâmtừ giữa tháng 2/2005 đến 12/2010.
Các đối tượng trên đang mắc ung thư giai đoạnđầu, khi các tế bào ung thư chưa lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể, và họcũng chưa nhận được phương pháp điều trị hóa trị.
Nhóm nghiêncứu đã phát hiện ra CTCs trong máu của 1/4 số trường hợp bệnh nhân được nghiêncứu. Trong số các bệnh nhân có tế bào ung thư trong máu thì cứ bảy người có mộtngười bị tái phát sau khi điều trị và cứ 10 người thì có một người tử vongtrong giai đoạn thử nghiệm.
Ngược lại, những bệnh nhân khi xét nghiệm không cóCTCs thì có tỷ lệ tái phát sau điều trị là 3% và tỷ lệ tử vong chỉ 2%.
Một thốngkê đi kèm nghiên cứu cho thấy đối với các bệnh nhân có tỷ lệ CTCs trong máu caohơn, thì sự phát triển nhanh chóng của ung thư và khả năng sống còn tồi tệ hơnrất nhiều, với 31% các trường hợp mắc bệnh bị tái phát hoặc tử vong.
Các nhàkhoa học khẳng định các tế bào ung bướu trong mẫu máu được xét nghiệm, khi chothấy đang bệnh đang ở giai đoạn đầu sẽ là một yếu tố dự báo chính xác về khảnăng sống sót của bệnh nhân.
Mật độ CTCs xuất hiện càng nhiều trong máu thìnguy cơ tử vong của bệnh nhân càng cao hơn. Các phát hiện này cũng giúp xácđịnh sớm liệu bệnh nhân có thể có nên áp dụng liệu pháp điều trị bổ sung nhưhóa trị hay không.
Phát hiệntrên của các nhà khoa học đến từ Đại họcTexas có thểđược xem là một liệu pháp hiệu quả mở ra hướng điều trị mới cho những bệnh nhânmắc bệnh căn bệnh hiểm nghèo này./.
Thạch Thảo (Vietnam+)