Ngày 9/7/2010, Tại nhà lưu niệm của nhà văn Vũ Trọng Phụng đã diễn ra tọa đàm về Ngôi nhà lưu niệm và mộ phần của nhà văn. Đơn vị tổ chức là Ban quản lý di tích-danh thắng Hà Nội, kết hợp với phòng văn hóa-thông tin quận Thanh Xuân. Đến dự có đại diện của Cục Di sản-Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch, Đại diện Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội.
Phát biểu và nhận định chính thức của đại diện Hội Nhà văn Hà Nội tại tọa đàm, Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên - Phó chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội khẳng định: Cùng với Hàn Mặc Tử, Vũ Trọng Phụng là hiện tượng đặc biệt của văn học Việt. Mặc dù qua đời sớm, nhưng sức sáng tác của ông với số lượng tác phẩm khiến chúng ta kinh ngạc.
"Có không nhiều những nhân vật văn học đã đi vào cuộc sống mà tên gọi không còn là một danh từ mà đã thành một tính từ. Đó là trường hợp Chí Phèo của Nam Cao và Xuân Tóc Đỏ của Vũ Trọng Phụng. Một người viết văn mà để lại cho đời một nhân vật bất hủ như vậy là rất quý, hiếm," ông Nguyên nhấn mạnh.
Vì vậy, ông Nguyên cho rằng việc có thể hình thành được các khu lưu niệm văn nhân thì vai trò của gia đình các nhà văn phối hợp với chính quyền là rất quan trọng. Nếu khu di tích được chính thức xếp hạng thì tất cả những người yêu thích văn chương Vũ Trọng Phụng sẽ có địa chỉ để được thờ phụng, chiêm ngưỡng và nghiên cứu một thiên tài.
Theo đại diện phòng văn hóa-thông tin quận Thanh Xuân, hiện gia đình nhà văn đang phối hợp với các cơ quan tiến hành những bước cuối cùng về thủ tục để kịp xếp hạng di tích văn hóa-lịch sử khu lưu niệm nhà văn Vũ Trọng Phụng đúng vào dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội./.
Phát biểu và nhận định chính thức của đại diện Hội Nhà văn Hà Nội tại tọa đàm, Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên - Phó chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội khẳng định: Cùng với Hàn Mặc Tử, Vũ Trọng Phụng là hiện tượng đặc biệt của văn học Việt. Mặc dù qua đời sớm, nhưng sức sáng tác của ông với số lượng tác phẩm khiến chúng ta kinh ngạc.
"Có không nhiều những nhân vật văn học đã đi vào cuộc sống mà tên gọi không còn là một danh từ mà đã thành một tính từ. Đó là trường hợp Chí Phèo của Nam Cao và Xuân Tóc Đỏ của Vũ Trọng Phụng. Một người viết văn mà để lại cho đời một nhân vật bất hủ như vậy là rất quý, hiếm," ông Nguyên nhấn mạnh.
Vì vậy, ông Nguyên cho rằng việc có thể hình thành được các khu lưu niệm văn nhân thì vai trò của gia đình các nhà văn phối hợp với chính quyền là rất quan trọng. Nếu khu di tích được chính thức xếp hạng thì tất cả những người yêu thích văn chương Vũ Trọng Phụng sẽ có địa chỉ để được thờ phụng, chiêm ngưỡng và nghiên cứu một thiên tài.
Theo đại diện phòng văn hóa-thông tin quận Thanh Xuân, hiện gia đình nhà văn đang phối hợp với các cơ quan tiến hành những bước cuối cùng về thủ tục để kịp xếp hạng di tích văn hóa-lịch sử khu lưu niệm nhà văn Vũ Trọng Phụng đúng vào dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội./.
Nguyễn Anh (Vietnam+)