Tỉnh Quảng Ninh đang xem xét thu phí sử dụng mặt nước đối với các tàu du lịch chở khách lưu trú trên Vịnh Hạ Long. Việc thu phí đang ở trong giai đoạn dự thảo để lựa chọn cách thu, mức thu cho hợp lý.
Dự thảo đầu tiên mà tỉnh thông báo tới các doanh nghiệp kinh doanh tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long là 2% tổng doanh thu của doanh nghiệp. Mức thu này đã gặp phải sự phản ứng của Chi hội du thuyền Hạ Long. Sau đó ít lâu, ngành tài chính lại hạ xuống mức 1% tổng doanh thu của doanh nghiệp.
Đa số các doanh nghiệp kinh doanh tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long đều đồng tình với chủ trương thu phí mặt nước của tỉnh song cho rằng cách thu và mức thu mà Sở Tài chính đưa ra chưa hợp lý, chưa công bằng.
Ông Bùi Đức Long, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Hương Hải Hạ Long cho biết cách tính 1% trên tổng doanh thu là bất hợp lý đối với loại hình kinh doanh tàu du lịch trọn gói. Với loại hình này, ngoài doanh thu từ hoạt động tàu phục vụ khách trên Vịnh, doanh nghiệp còn có nhiều khoản chi phí được tính trong giá thành như tiền vé tham quan Vịnh, chi phí đưa đón khách bằng máy bay, ôtô và các dịch vụ ăn uống trên bờ khác...
Nếu tính phí mặt nước 1% trên các khoản doanh thu ngoài dịch vụ trên Vịnh thì quả là bất hợp lý. Một điều bất hợp lý nữa trong việc thu phí mặt nước theo doanh thu là khó áp dụng đối với các tàu du lịch nước ngoài có hoạt động đưa, đón khách nước ngoài nằm ở Vịnh Hạ Long dài ngày bởi chính quyền địa phương không thể đòi hỏi các chủ tàu nước ngoài này cung cấp doanh thu của họ.
Trong lúc kinh tế đất nước đang gặp khó, các doanh nghiệp trong nước nói chung, doanh nghiệp kinh doanh tàu du lịch nói riêng gặp nhiều khó khăn, việc tính phí mặt nước trên tổng doanh thu là chưa sát thực tế. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh tàu phân tích rằng doanh thu không phản ánh việc doanh nghiệp làm ăn có lãi, hay lỗ. Có nhiều tháng, doanh nghiệp có doanh thu cao nhưng vẫn lỗ hoặc chỉ đủ trang trải cho tiền nhân công và tiền bảo dưỡng tàu, nếu tính thêm khoản phí mặt nước trên doanh thu thì doanh nghiệp sẽ chịu thêm những khó khăn mới. Nhất là, mới đây một loạt các phí tăng cao như phí dịch vụ cập và rời cảng tăng gấp đôi, phí tham quan đối với khách nghỉ đêm trên Vịnh...
Ông Đào Mạnh Lượng, Chủ tịch Chi hội du thuyền Hạ Long cho biết các thành viên trong chi hội đều đồng tỉnh chủ trương thu phí mặt nước, song tỉnh Quảng Ninh phải chọn cách tính công khai và giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp.
Trong buổi đối thoại mới đây giữa Sở Tài chính Quảng Ninh với đại diện các doanh nghiệp kinh doanh tàu trên Vịnh Hạ Long, phía Sở Tài chính cũng ghi nhận sẽ nghiên cứu việc bóc tách được các khoản doanh thu ngoài hoạt động kinh doanh của tàu trên Vịnh Hạ Long để tránh việc đóng phí chồng chéo.
Nhiều doanh nghiệp đồng tình, nếu bóc tách được các khoản doanh thu rõ ràng thì mức thu 1% trên doanh thu hoạt động kinh doanh tàu lưu trú trên Vịnh Hạ Long là hợp lý, doanh nghiệp có thể chịu được. Thế nhưng, việc bóc tách các khoản doanh thu trên hóa đơn chứng từ của các doanh nghiệp không dễ.
Đa số các thành viên của Chi hội du thuyền Hạ Long cho rằng, Quảng Ninh nên thu phí mặt nước theo chuyến đi, theo loại và trọng tải tàu. Cách thu này vừa dễ thu, minh bạch và công bằng. Ở nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước, chính quyền địa phương cũng áp dụng cách thu đơn giản theo lượt hoặc theo tháng cho mỗi phương tiện. Điển hình như ở Tp Đà Nẵng, phí sử dụng mặt nước để kinh doanh như các điểm neo, đậu tàu, thuyền du lịch để đón, đưa khách tàu thuyền vận chuyển, tập kết hàng hóa, vật liệu ở mức 10.000/ đồng/lượt/phương tiện và từ 100.000 đồng/tháng/phương tiện.
Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh cho biết việc thu phí sử dụng mặt nước sẽ không áp dụng trong tháng Bảy như dự kiến. Tỉnh sẽ tiếp tục nghiên cứu tiếp để có mức phù hợp./.
Dự thảo đầu tiên mà tỉnh thông báo tới các doanh nghiệp kinh doanh tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long là 2% tổng doanh thu của doanh nghiệp. Mức thu này đã gặp phải sự phản ứng của Chi hội du thuyền Hạ Long. Sau đó ít lâu, ngành tài chính lại hạ xuống mức 1% tổng doanh thu của doanh nghiệp.
Đa số các doanh nghiệp kinh doanh tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long đều đồng tình với chủ trương thu phí mặt nước của tỉnh song cho rằng cách thu và mức thu mà Sở Tài chính đưa ra chưa hợp lý, chưa công bằng.
Ông Bùi Đức Long, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Hương Hải Hạ Long cho biết cách tính 1% trên tổng doanh thu là bất hợp lý đối với loại hình kinh doanh tàu du lịch trọn gói. Với loại hình này, ngoài doanh thu từ hoạt động tàu phục vụ khách trên Vịnh, doanh nghiệp còn có nhiều khoản chi phí được tính trong giá thành như tiền vé tham quan Vịnh, chi phí đưa đón khách bằng máy bay, ôtô và các dịch vụ ăn uống trên bờ khác...
Nếu tính phí mặt nước 1% trên các khoản doanh thu ngoài dịch vụ trên Vịnh thì quả là bất hợp lý. Một điều bất hợp lý nữa trong việc thu phí mặt nước theo doanh thu là khó áp dụng đối với các tàu du lịch nước ngoài có hoạt động đưa, đón khách nước ngoài nằm ở Vịnh Hạ Long dài ngày bởi chính quyền địa phương không thể đòi hỏi các chủ tàu nước ngoài này cung cấp doanh thu của họ.
Trong lúc kinh tế đất nước đang gặp khó, các doanh nghiệp trong nước nói chung, doanh nghiệp kinh doanh tàu du lịch nói riêng gặp nhiều khó khăn, việc tính phí mặt nước trên tổng doanh thu là chưa sát thực tế. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh tàu phân tích rằng doanh thu không phản ánh việc doanh nghiệp làm ăn có lãi, hay lỗ. Có nhiều tháng, doanh nghiệp có doanh thu cao nhưng vẫn lỗ hoặc chỉ đủ trang trải cho tiền nhân công và tiền bảo dưỡng tàu, nếu tính thêm khoản phí mặt nước trên doanh thu thì doanh nghiệp sẽ chịu thêm những khó khăn mới. Nhất là, mới đây một loạt các phí tăng cao như phí dịch vụ cập và rời cảng tăng gấp đôi, phí tham quan đối với khách nghỉ đêm trên Vịnh...
Ông Đào Mạnh Lượng, Chủ tịch Chi hội du thuyền Hạ Long cho biết các thành viên trong chi hội đều đồng tỉnh chủ trương thu phí mặt nước, song tỉnh Quảng Ninh phải chọn cách tính công khai và giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp.
Trong buổi đối thoại mới đây giữa Sở Tài chính Quảng Ninh với đại diện các doanh nghiệp kinh doanh tàu trên Vịnh Hạ Long, phía Sở Tài chính cũng ghi nhận sẽ nghiên cứu việc bóc tách được các khoản doanh thu ngoài hoạt động kinh doanh của tàu trên Vịnh Hạ Long để tránh việc đóng phí chồng chéo.
Nhiều doanh nghiệp đồng tình, nếu bóc tách được các khoản doanh thu rõ ràng thì mức thu 1% trên doanh thu hoạt động kinh doanh tàu lưu trú trên Vịnh Hạ Long là hợp lý, doanh nghiệp có thể chịu được. Thế nhưng, việc bóc tách các khoản doanh thu trên hóa đơn chứng từ của các doanh nghiệp không dễ.
Đa số các thành viên của Chi hội du thuyền Hạ Long cho rằng, Quảng Ninh nên thu phí mặt nước theo chuyến đi, theo loại và trọng tải tàu. Cách thu này vừa dễ thu, minh bạch và công bằng. Ở nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước, chính quyền địa phương cũng áp dụng cách thu đơn giản theo lượt hoặc theo tháng cho mỗi phương tiện. Điển hình như ở Tp Đà Nẵng, phí sử dụng mặt nước để kinh doanh như các điểm neo, đậu tàu, thuyền du lịch để đón, đưa khách tàu thuyền vận chuyển, tập kết hàng hóa, vật liệu ở mức 10.000/ đồng/lượt/phương tiện và từ 100.000 đồng/tháng/phương tiện.
Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh cho biết việc thu phí sử dụng mặt nước sẽ không áp dụng trong tháng Bảy như dự kiến. Tỉnh sẽ tiếp tục nghiên cứu tiếp để có mức phù hợp./.
Văn Đức (TTXVN)