Xem “Rừng Na-Uy” một số người lập tức nghĩ tới “Chơi vơi” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên. Cho dù đó là hai câu chuyện hoàn toàn khác nhau xảy ra ở hai bối cảnh, thời gian khác nhau nhưng đều khiến người xem có cảm giác ngột ngạt, chơi vơi khó nắm bắt…
Chóng mặt và hụt hẫng
Không gian trong phim “Rừng Na-Uy” được đẩy cao và mở rộng hơn so với "Chơi vơi" càng khiến cho con người như rơi tõm vào khoảng không bát ngát của rừng xanh, tuyết trắng tưởng như chẳng thể thoát nổi. Trần Anh Hùng đã thực sự tinh tế khi tìm ra hình ảnh ấy để làm tăng sự cô độc, hoang mang, bế tắc và vẫy vùng trong vô vọng của các nhân vật.
Và, có những phân cảnh khiến người xem không tránh khỏi cảm giác chóng mặt, như cảnh Wanatabe cùng Naoko chạy quanh chạy lại trên cánh đồng xanh bát ngát, trên dải núi tuyết trắng xóa hay cảnh Midori dẫn Wanatabe loanh quanh trong nhà…
Thế nhưng anh lại chọn cách lý giải sex trong tác phẩm điện ảnh của mình là nguyên nhân duy nhất dẫn đến bi kịch của các nhân vật trong phim. Điều đó làm thay đổi hoàn toàn cái nhìn của khán giả về bi kịch các nhân vật của Murakami trước đó: xuất phát từ bối cảnh nước Nhật những năm cuối thập kỷ 60, thế kỷ XX.
Thời điểm ấy, thế hệ trẻ Nhật Bản không chỉ “đau đớn về linh hồn và thể xác đang phải vượt ngưỡng ngây thơ mà còn là sự thất vọng lớn lao trước những biến đổi ngu xuẩn của thời cuộc” (lời tựa của dịch giả Trịnh Lữ viết trong cuốn “Rừng Na-Uy").
Cũng chính vì thế mà khi xem xong phim, nhiều người tỏ ra thất vọng. “Mọi thứ có vẻ hơi đơn giản và trần trụi, nhất là lời thoại ngắn nhưng đôi chỗ lại sống sượng và nói như bọn trẻ bây giờ là “sặc mùi xôi thịt”. Đặc biệt nhân vật Midori trong truyện ngang tàng, phá cách là thế mà lên phim sao nhờ nhạt quá…,” chị Thu Phượng, nhà ở Đội Cấn (Hà Nội) nói.
Trong khi đó, chị Phương Chi ở Vạn Bảo lại cho rằng: “Tình tiết phim rời rạc, thông điệp không rõ ràng. Những ai chưa đọc truyện mà xem phim thì khó có thể hiểu được nội dung phim là gì, chỉ thấy nhiều cảnh sex thôi và rất dễ quy cho Watanabe tội bắt cá hai tay, dễ dãi trong chuyện quan hệ tình dục.”
Nhưng không thể phủ nhận rằng, Trần Anh Hùng đã rất thành công về mặt hình ảnh cũng như âm nhạc khi chọn được hình ảnh đắt giá để lột tả nội tâm nhân vật. Như đoạn Naoko tự tử, Wantanabe vứt bỏ tất cả để tìm tới hang đá bên bờ biển, nơi những con sóng gầm gào giữa những mỏm đá chênh vênh còn Wantanabe thì quằn quại một mình trong nỗi đau. Sự dữ dội, tàn nhẫn và bao la của thiên nhiên làm nổi bật lên sự nhỏ bé, bất lực, đau đớn của Wantanabe…
“Lo khi bọn trẻ bị thả vào… Rừng Na-Uy”
Đó là ý kiến của một phụ huynh có con đang là sinh viên đại học năm thứ hai. Chị đã lý giải: “Tôi chưa bàn về nghệ thuật phim” về hay hoặc dở của cách làm phim nhưng tôi bỗng thấy lo khi xem bộ phim này. Lo rằng “con cái của chúng ta” chưa được trang bị đầy đủ đã thả vào… rừng Na-Uy.
Bộ phim nói về một mối quan hệ ba người, trong đó lần lượt hai trong ba người tự vẫn. Người tự vẫn sau bị trầm cảm, bị lâm bệnh về tâm lý trầm trọng từ sự quyên sinh của người trước.
Tác phẩm văn học là vậy, nhưng khi lên phim với tính “phố biến” khá mạnh mẽ mà thiếu những dẫn giải văn chương thì sẽ gây phản cảm và những hiệu ứng cũng thật không tốt cho giới trẻ.
Đọc Murakami ai cũng thấy sự tỉ mỉ, tinh tế của ông nên mọi chuyện dù mang vẻ đầy bí ẩn vẫn có căn nguyên… Đưa ra những cái chết mà theo như một cách nói dân dã là “lãng xẹt” là việc phim đã vấp phải.”
Chị Nga, một giáo viên dạy văn cấp THPT tâm sự: "Nỗi ám ảnh văn chương là sự cô đơn như bi kịch sống, nỗi ám ảnh điện ảnh đem đến lại là bi kịch về những cái chết. Từ chối cuộc sống đâu phải là hay. Không lý giải, không dẫn đường, thiếu định hướng thì giới trẻ làm sao có thể vững vàng đón nhận những gửi gắm có phần sâu sắc quá."
Anh Phương (Hà Nội)-một khán giả đi xem về cũng cho hay: “Đáng sợ hơn, khi nhiều khán giả bỏ ra khỏi rạp là 'pha quan hệ' có vẻ sâu lắng song không hề có tình yêu giữa người phụ nữ từng là bác sĩ chữa bệnh cho Nako, người yêu đã tự vẫn của Wantanabe. Từ cách chị ta đề nghị nhân vật nam chính (bạn trai của bệnh nhân, người em gắn bó vừa qua đời) 'cùng mình', đến cách Wantanabe 'đáp ứng' đơn giản và chỉ có một quan tâm xem 'Có chắc chị là muốn thế'.”
Và khán giả này nói thêm: "Việc đó diễn ra, rồi lại tiễn nhau như hai chị em tốt…Có cái gì đó thật khó chấp nhận. Trong tác phẩm văn học Nhật Bản, người đọc được nhà văn “từ từ như mưa thấm đất” đưa vào “khung” cảm thông, nên không “sốc” như phim.
Các nhà làm phim, theo cách của họ và giải thích về hoàn cảnh lịch sử nào đó với kiểu đưa “khánh quan” nhưng trong tình hình tâm lý giới trẻ Việt Nam ngày nay, chưa đủ để không “đếm xỉa” đến định hướng. Các nhà duyệt phim, tổ chức chiếu phim có lẽ cần có một tầm nhìn xa hơn kinh doanh. Chớ để rối bung những ngả đường sống và yêu trước mặt giới trẻ.”
Một nhà giáo dục khi được hỏi về bộ phim đã cho biết: Chúng ta vẫn chống bằng xây, chứ cách “ lấy độc trị độc” chưa thể dễ dàng áp dụng. Bởi lẽ không khéo thì thành ra trị độc lại thành ra…độc hại./.
Chóng mặt và hụt hẫng
Không gian trong phim “Rừng Na-Uy” được đẩy cao và mở rộng hơn so với "Chơi vơi" càng khiến cho con người như rơi tõm vào khoảng không bát ngát của rừng xanh, tuyết trắng tưởng như chẳng thể thoát nổi. Trần Anh Hùng đã thực sự tinh tế khi tìm ra hình ảnh ấy để làm tăng sự cô độc, hoang mang, bế tắc và vẫy vùng trong vô vọng của các nhân vật.
Và, có những phân cảnh khiến người xem không tránh khỏi cảm giác chóng mặt, như cảnh Wanatabe cùng Naoko chạy quanh chạy lại trên cánh đồng xanh bát ngát, trên dải núi tuyết trắng xóa hay cảnh Midori dẫn Wanatabe loanh quanh trong nhà…
Thế nhưng anh lại chọn cách lý giải sex trong tác phẩm điện ảnh của mình là nguyên nhân duy nhất dẫn đến bi kịch của các nhân vật trong phim. Điều đó làm thay đổi hoàn toàn cái nhìn của khán giả về bi kịch các nhân vật của Murakami trước đó: xuất phát từ bối cảnh nước Nhật những năm cuối thập kỷ 60, thế kỷ XX.
Thời điểm ấy, thế hệ trẻ Nhật Bản không chỉ “đau đớn về linh hồn và thể xác đang phải vượt ngưỡng ngây thơ mà còn là sự thất vọng lớn lao trước những biến đổi ngu xuẩn của thời cuộc” (lời tựa của dịch giả Trịnh Lữ viết trong cuốn “Rừng Na-Uy").
Cũng chính vì thế mà khi xem xong phim, nhiều người tỏ ra thất vọng. “Mọi thứ có vẻ hơi đơn giản và trần trụi, nhất là lời thoại ngắn nhưng đôi chỗ lại sống sượng và nói như bọn trẻ bây giờ là “sặc mùi xôi thịt”. Đặc biệt nhân vật Midori trong truyện ngang tàng, phá cách là thế mà lên phim sao nhờ nhạt quá…,” chị Thu Phượng, nhà ở Đội Cấn (Hà Nội) nói.
Trong khi đó, chị Phương Chi ở Vạn Bảo lại cho rằng: “Tình tiết phim rời rạc, thông điệp không rõ ràng. Những ai chưa đọc truyện mà xem phim thì khó có thể hiểu được nội dung phim là gì, chỉ thấy nhiều cảnh sex thôi và rất dễ quy cho Watanabe tội bắt cá hai tay, dễ dãi trong chuyện quan hệ tình dục.”
Nhưng không thể phủ nhận rằng, Trần Anh Hùng đã rất thành công về mặt hình ảnh cũng như âm nhạc khi chọn được hình ảnh đắt giá để lột tả nội tâm nhân vật. Như đoạn Naoko tự tử, Wantanabe vứt bỏ tất cả để tìm tới hang đá bên bờ biển, nơi những con sóng gầm gào giữa những mỏm đá chênh vênh còn Wantanabe thì quằn quại một mình trong nỗi đau. Sự dữ dội, tàn nhẫn và bao la của thiên nhiên làm nổi bật lên sự nhỏ bé, bất lực, đau đớn của Wantanabe…
“Lo khi bọn trẻ bị thả vào… Rừng Na-Uy”
Đó là ý kiến của một phụ huynh có con đang là sinh viên đại học năm thứ hai. Chị đã lý giải: “Tôi chưa bàn về nghệ thuật phim” về hay hoặc dở của cách làm phim nhưng tôi bỗng thấy lo khi xem bộ phim này. Lo rằng “con cái của chúng ta” chưa được trang bị đầy đủ đã thả vào… rừng Na-Uy.
Bộ phim nói về một mối quan hệ ba người, trong đó lần lượt hai trong ba người tự vẫn. Người tự vẫn sau bị trầm cảm, bị lâm bệnh về tâm lý trầm trọng từ sự quyên sinh của người trước.
Tác phẩm văn học là vậy, nhưng khi lên phim với tính “phố biến” khá mạnh mẽ mà thiếu những dẫn giải văn chương thì sẽ gây phản cảm và những hiệu ứng cũng thật không tốt cho giới trẻ.
Đọc Murakami ai cũng thấy sự tỉ mỉ, tinh tế của ông nên mọi chuyện dù mang vẻ đầy bí ẩn vẫn có căn nguyên… Đưa ra những cái chết mà theo như một cách nói dân dã là “lãng xẹt” là việc phim đã vấp phải.”
Chị Nga, một giáo viên dạy văn cấp THPT tâm sự: "Nỗi ám ảnh văn chương là sự cô đơn như bi kịch sống, nỗi ám ảnh điện ảnh đem đến lại là bi kịch về những cái chết. Từ chối cuộc sống đâu phải là hay. Không lý giải, không dẫn đường, thiếu định hướng thì giới trẻ làm sao có thể vững vàng đón nhận những gửi gắm có phần sâu sắc quá."
Anh Phương (Hà Nội)-một khán giả đi xem về cũng cho hay: “Đáng sợ hơn, khi nhiều khán giả bỏ ra khỏi rạp là 'pha quan hệ' có vẻ sâu lắng song không hề có tình yêu giữa người phụ nữ từng là bác sĩ chữa bệnh cho Nako, người yêu đã tự vẫn của Wantanabe. Từ cách chị ta đề nghị nhân vật nam chính (bạn trai của bệnh nhân, người em gắn bó vừa qua đời) 'cùng mình', đến cách Wantanabe 'đáp ứng' đơn giản và chỉ có một quan tâm xem 'Có chắc chị là muốn thế'.”
Và khán giả này nói thêm: "Việc đó diễn ra, rồi lại tiễn nhau như hai chị em tốt…Có cái gì đó thật khó chấp nhận. Trong tác phẩm văn học Nhật Bản, người đọc được nhà văn “từ từ như mưa thấm đất” đưa vào “khung” cảm thông, nên không “sốc” như phim.
Các nhà làm phim, theo cách của họ và giải thích về hoàn cảnh lịch sử nào đó với kiểu đưa “khánh quan” nhưng trong tình hình tâm lý giới trẻ Việt Nam ngày nay, chưa đủ để không “đếm xỉa” đến định hướng. Các nhà duyệt phim, tổ chức chiếu phim có lẽ cần có một tầm nhìn xa hơn kinh doanh. Chớ để rối bung những ngả đường sống và yêu trước mặt giới trẻ.”
Một nhà giáo dục khi được hỏi về bộ phim đã cho biết: Chúng ta vẫn chống bằng xây, chứ cách “ lấy độc trị độc” chưa thể dễ dàng áp dụng. Bởi lẽ không khéo thì thành ra trị độc lại thành ra…độc hại./.
Chi Lê-Kim Anh (Vietnam+)